Xe máy ngập nước, chết máy: Xử lý thế nào?
Giá xe ga Honda ngày 22/9: Vision tiếp tục được ưa chuộng với giá thành hấp dẫn 5 xe máy điện đáng mua nhất năm 2023 Xe máy nhập thiết kế độc lạ, giá đắt vài trăm triệu hút khách Việt |
Cơn mưa lớn hôm qua tại Hà Nội đã khiền nhiều tuyến phố “chìm sâu” trong biển nước và nhiều trường hợp xe chết máy khi đang lưu thông trên đường. Theo các thợ sửa có kinh ngiệm, có 3 lý do chính dẫn đến việc xe chết máy trong điều kiện mưa lớn, ngập lụt:
- Do nước ngập vào đến bu-gi khiến bộ phận này không đánh được lửa.
- Do nước chui vào ống hút gió và chảy xuống chế hòa khí, hòa lẫn vào xăng làm xe không thể nổ được.
- Do nước chui vào ống xả làm tắc đường thoát, thậm chí còn chui ngược vào đến động cơ.
Xe máy ngập nước, rất dễ chết máy. Ảnh minh họa |
Xử lý xe chết máy vì ngập nước sao cho đúng cách?
Với xe số: Người dùng hãy dắt xe đến nơi khô ráo và nổ máy 1 đến 2 lần. Nếu xe vẫn không hoạt động thì không cố nổ máy bởi điều này có thể sẽ làm cho xe bị hư hỏng nặng hơn. Ngược lại, nếu người điều khiển nổ máy được thì nên đạp cần số về 0, rồ ga lên để giải phóng lượng nước có trong pô xe ra ngoài.
Cách khắc phục xe khi chết máy. Ảnh minh họa |
Sau đó, người dùng có thể sử dụng tua vít để tháo bugi xe máy ra và lau thật khô rồi lắp lại. Đối với xăng cũ và dầu trong xe, người dùng cần khóa xăng và xả toàn bộ số xăng cũ còn đọng lại trong bộ chế hòa khí, đồng thời cũng xả hết dầu trong khoang máy.
Tiếp theo, người sử dụng xe tiến hành vệ sinh khoang máy và thay dầu mới vào. Bên cạnh đó, người dùng nên sử dụng các thiết bị chuyên dụng để sấy khô, vệ sinh sạch các đầu mối điện trong hệ thống điện, điều này giúp cho các bộ phận này không bị ăn mòn, oxy hóa và chập điện.
Lưu ý: Đây chỉ là cách xử lý khi xe máy bị ngập nước tạm thời.
Với xe ga: Vì xe đường ống thông hơi của hộp số tự động được thiết kế thấp (thấp hơn các mẫu xe số) nên nước rất dễ lọt vào bên trong. Vì vậy, xe ga rất dễ chết máy khi đi vào những đoạn đường ngập, nước lớn và khiến dầu máy từ màu vàng chuyển sang màu trắng đục.
- Bước 1: Tháo bugi ra và lau thật khô
Khi đề máy, xe không nổ nhưng vẫn có âm thanh của kích điện là dấu hiệu cho thấy có thể bugi bị dính nước. Lúc này chủ xe cần nhanh chóng tháo bugi, khởi động xe thêm vài lần để loại bỏ nước trong xi lanh. Dùng khăn khô để lau khô bugi rồi lắp lại như cũ.
- Bước 2: Xả hết dầu trong khoang máy
Nên kiểm tra dầu nhớt sau khi xe máy bị ngập nước, đặt biệt là trong thời gian dài, qua đêm. Dấu hiệu cho thấy dầu nhớt vào tới động cơ là dung dịch có màu không đồng đều hoặc có màu trắng đục. Khi phát hiện điều này, chủ xe cần vệ sinh khoang máy, thay dầu nhớt trước khi cố gắng khởi động lại.
- Bước 3: Sấy khô các đầu mối điện
Khi bị nước vào, mạch điện rất dễ chập cháy và gây ra các hiện tượng nghiêm trọng. Vì vậy, để tránh tình trạng hệ thống điện bị chập cháy, phải thay mới phụ kiện thì chủ xe cần sấy khô các đầu mối điện càng nhanh càng tốt.
- Bước 4: Sấy khô hệ thống phanh
Sử dụng mỡ hoặc dầu máy để tẩy sạch các tạp chất dính ở bộ phận chân phanh, xích hoặc cần đạp khởi động. Sau đó sấy khô hệ thống phanh để giảm khả năng má phanh bị chai dẫn đến giảm hiệu suất hoạt động.
Hướng dẫn chạy xe qua đoạn đường ngập
- Với xe số: chủ xe cần đi về số thấp (số 1 hoặc số 2), đặc biệt giữ đều ga, nắm chặt tay lái và chạy chậm qua khu vực bị ngập. Lưu ý, người điều khiển phương tiện không nên vít ga hết cỡ, phanh gấp vì sẽ khiến xe dễ tắt máy hơn.
- Với xe ga: điều khiển xe từ từ và đều ga, không để ga quá thấp sau đó vít ga mạnh hơn. Người điều khiển xe tuyệt đối không được giảm ga trong suốt quá trình di chuyển vì việc này sẽ gây chết máy ngay lập tức. Nếu gặp nơi nước ngập sâu qua ống pô xe thì không nên tiếp tục điều khiển xe đi qua đoạn đường đó.
Để xe ga hoặc xe số hoạt động ổn định, lâu dài về sau thì bạn nên đem xe đến các cửa hàng, tiệm xe gần nhất để họ kiểm tra các chi tiết máy, vệ sinh và làm khô hệ thống phanh, các mạch điện một cách nhanh chóng, an toàn. Đặc biệt, nếu gặp phải tình trạng mưa lớn kéo dài, nước dâng cao, ngập lớn thì bạn không nên cố băng qua đó để tránh nhiều rủi ro cho phương tiện cũng như bản thân. |