Xây dựng Chiến lược Trí tuệ nhân tạo quốc gia: Không thể chậm trễ
![]() |
Chính phủ và doanh nghiệp đang rất quan tâm đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo |
AI - Công nghệ “nguồn”
AI đang hiện diện khắp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong giao thông vận tải, những chiếc xe tải không người lái đã được vận hành tại các mỏ khoáng sản ở Australia; hãng Uber cũng đã thử nghiệm xe tải không người lái giao hàng xuyên tiểu bang tại Mỹ. Trong y học, với sự trợ giúp của AI, bệnh nhân có thể dùng các phần mềm trên điện thoại, chụp hình và điền vào các thông tin gửi lên một hệ thống và gần như tức thì, kết quả chẩn đoán bệnh và cách điều trị được gửi về. Trong giáo dục, các phần mềm dạy học đã trở nên phổ biến… Ngoài ra, AI còn được sử dụng để hỗ trợ cho người dân giải đáp những thắc mắc về pháp lý; được ứng dụng để quản lý các chính sách, an sinh xã hội. Xu thế cũng cho thấy, nhiều nghề nghiệp sẽ bị thay thế dần bởi công nghệ tự động hóa, robot hóa…
Phát triển AI sẽ là cơ hội cho nước ta đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ góc độ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhấn mạnh, AI là một công nghệ “lõi” và công nghệ “nguồn” dẫn dắt năng suất quốc gia, có tác động mạnh, mang tính cách mạng và đột phá đến sự phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và mọi mặt đời sống của con người; tạo ra giá trị gia tăng trong các sản phẩm dựa trên hàm lượng trí tuệ trong mọi hoạt động. “Công nghệ AI tạo ra những cơ hội cho các quốc gia, các nền kinh tế, các ngành và các tập đoàn có độ sáng tạo cao” - Thứ trưởng Bùi Thế Duy nói.
Thậm chí nói tới vấn đề này, Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình còn ví von, ngày xưa, nhà bác học Acsimet nói “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên”. Ngày nay, có thể nói rằng “cho tôi AI, tôi sẽ đưa Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình”. AI là điểm then chốt nhất trong chuyển đổi số của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) và Việt Nam có tiềm năng trong lĩnh vực này. Bởi AI thực chất là 1 phiên bản của toán học mà Việt Nam lại có truyền thống toán học. Hiện thế giới có khoảng 22.000 chuyên gia về dữ liệu, trong đó, cấp cao có 5.000 người, theo những thống kê không đầy đủ, Việt Nam chiếm gần 1/10 trong số đó. Nhưng làm thế nào để khai thác lợi thế đó, làm thế nào để Việt Nam tiến thật nhanh về nền kinh tế số - đó là thách thức của cả một dân tộc.
Đầu tư xây dựng chiến lược
Theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, trong bối cảnh của Việt Nam cần thiết phải xác định rõ bối cảnh, mục tiêu và các biện pháp hướng tới mục tiêu trong chiến lược quốc gia về AI. Trước hết, cần xác định đúng quy mô thị trường AI Việt Nam hiện thời. Hiện tại, chưa có báo cáo khảo sát chính thức về quy mô thị trường AI Việt Nam. Theo đó, các báo cáo về thị trường AI thế giới và khu vực của các công ty khảo sát có uy tín trên thế giới chưa cho thông tin về Việt Nam. Điều đó có nghĩa là thị trường AI Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé.
Bên cạnh đó, cần xác định được chính xác các cơ hội và thách thức đối với sự phát triển AI; cần khảo sát, phân tích một cách khoa học các nội dung chiến lược AI quốc gia của các nước trên thế giới; cần quan tâm tới năng lực hội nhập toàn cầu của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ; nhân lực AI tài năng là nhân tố cốt lõi đảm bảo cho sự thành công phát triển AI và nền kinh tế số Việt Nam nên cần đầu tư phát triển tài năng AI…
“Nhà nước cần là nhà đầu tư chiến lược vào những thành phần AI cốt lõi của quốc gia, trước mắt là đầu tư xây dựng một cách công phu bài bản chiến lược AI quốc gia phù hợp nhất với Việt Nam. Chiến lược đó cần bao gồm việc xác định đúng quy mô thị trường AI Việt Nam theo kỳ vọng và xây dựng các chính sách tạo động lực tăng cường quy mô thị trường AI Việt Nam theo kỳ vọng đó” - Thứ trưởng Bùi Thế Duy nói.
Từ góc độ của DN, ông Trương Gia Bình cho rằng, sự phát triển của AI phụ thuộc nhiều vào nguồn dữ liệu, không có dữ liệu thông tin sẽ không có AI. Vì vậy, vấn đề cơ bản nhất, đó là dữ liệu mở, để người dân và DN có thể khai thác được. Trong khi đó, vấn đề lớn nhất của dữ liệu Việt Nam hiện nay không chuẩn hóa. Chúng ta không phải không có dữ liệu mà là không thể dùng được dữ liệu.
“Động lực quan trọng nhất cho phát triển kinh tế - xã hội là dữ liệu mở cho người dân và DN. Vấn đề này, cần được quy định trong luật pháp và trong các quy định của Chính phủ. Hiện nay, chúng ta chưa có một luật nào về dữ liệu mở và bảo vệ thông tin cá nhân” - ông Trương Gia Bình bày tỏ.
Ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Trong xu thế phát triển toàn cầu, việc xây dựng và thực hiện thành công chiến lược quốc gia phát triển AI, trong đó công nghệ và sản phẩm ứng dụng AI là trung tâm, hạ tầng dữ liệu và tính toán là nền tảng… sẽ góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới. |
Tin mới cập nhật

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Doanh nghiệp Việt với AI: Xu thế tất yếu hay bài toán nan giải?

Công nghệ số, thương mại điện tử dẫn dắt kinh tế

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng
Tin khác

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Những xu hướng tấn công mạng nào nổi bật năm 2025?

Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Tech Awards 2024 nhấn mạnh câu chuyện trí tuệ nhân tạo

'Đòn bẩy' cho doanh nghiệp công nghệ số bứt phá

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Lào Cai đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử

Năm 2024, doanh thu ngành game đạt khoảng 12.500 tỷ đồng

Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Infographic | Quy trình, thủ tục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch
