“Xanh” hóa thu hút vốn FDI vì một Việt Nam phát triển bền vững
Phát huy vai trò đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới Đánh giá toàn diện bức tranh đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam |
Sau khi Chính phủ đưa ra cam kết giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đã có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới, chất lượng cao, đầu tư theo hướng bền vững lựa chọn Việt Nam để xây dựng nhà máy, hứa hẹn tạo ra một "làn sóng" đầu tư mới, thay đổi nền kinh tế.
Vốn FDI vẫn là động lực quan trọng để phát triển kinh tế
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),11 tháng năm 2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần vào Việt Nam đạt hơn 25,1 tỷ USD, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2021. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 14,96 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Song song với vốn đăng ký mới đang dần được cải thiện, vốn điều chỉnh tiếp tục tăng 18,9%, điểm đáng chú ý là vốn giải ngân tích cực, đạt 19,68 tỷ USD, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
![]() |
LEGO – dấu mốc xanh mới trong dòng vốn FDI vào Việt Nam |
Việc vốn điều chỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng là tín hiệu khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam.Bên cạnh đó, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tăng cao đã tạo ra sức tăng trưởng cho nền kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các chuỗi sản xuất, phân phối toàn cầu. Quan trọng hơn, dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao còn đúng với mục tiêu của Việt Nam về nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài.
Ông Alain Cany - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocharm), đánh giá: Việt Nam không nên nhìn vào con số thu hút đầu tư mới, mà nên nhìn vào con số giải ngân đang ở mức cao và có lẽ năm nay sẽ đạt mức kỉ lục. Những doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang lạc quan hơn rất nhiều so với trước khi có dịch Covid-19. Việt Nam đã rất linh hoạt và chủ động trong việc vừa nỗ lực đẩy lùi Covid-19, vừa hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp nên sự cam kết của các nhà đầu tư thể hiện không chỉ bằng lời nói mà đã bằng những đồng vốn thực tế đưa vào Việt Nam nhiều hơn. Ông Matsumoto Nobuyuki - Trưởng đại diện JETRO tại TP. Hồ Chí Minh đánh giá, trong số khoảng 600 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, 59,5% doanh nghiệp kỳ vọng có lãi trong năm 2022. Do sự hồi phục sau đại dịch nên số doanh nghiệp có lãi ở cả ngành chế tạo và phi chế tạo đều tăng so với năm 2021. Triển vọng lợi nhuân kinh doanh năm 2023, tỷ lệ doanh nghiệp dự báo “cải thiện” hơn so với năm 2022 là 53.6%, tỷ lệ doanh nghiệp dự báo “xấu hơn” là 6.9%. So với toàn khu vực châu Á và châu Đại dương thì số doanh nghiệp dự báo lạc quan tại Việt Nam nhiều hơn.
Lý do hàng đầu trong việc cải thiện lợi nhuận kinh doanh, ở cả ngành chế tạo và phi chế tạo là do phục hồi sau đại dịch, tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức mua nội địa vốn là những yếu tố góp phần vào tăng trưởng của Việt Nam cũng được xếp hạng cao - Ông Matsumoto Nobuyuki nhấn mạnh.
Việt Nam thu hút FDI xanh và bền vững
Bất chấp sự sụt giảm toàn cầu về vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư vào Việt Nam vẫn được duy trì rất tốt, cao hàng đầu ở Đông Nam Á và cả ở châu Á nói chung. Điều này cho thấy, niềm tin của các nhà đầu tư vào triển vọng tăng trưởng trung và dài hạn của Việt Nam, Việt Nam tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài.
![]() |
Việt Nam được dự báo là “điểm đến” cho các dự án FDI vì mục tiêu phát triển bền vững |
Cùng với những quyết tâm mạnh mẽ từ phía Chính phủ, các bộ, ban, ngành và các địa phương trong việc hướng tới kinh tế xanh, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rõ rệt trong thu hút nguồn vốn FDI, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, ít tác động tới môi trường từ các quốc gia phát triển. Thực tế các nhà đầu tư từ các quốc gia phát triển ngày càng quan tâm đến những vấn đề về môi trường, bền vững trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư, ngoài đặc thù về quy mô thị trường lớn, tiềm năng vốn là lợi thế của Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ cuối năm 2021, đã có sự dịch chuyển về chất lượng của các dự án, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh của Việt Nam, như nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO, nhà máy sử dụng 100% năng lượng tái tạo của Tập đoàn Pandora (Đan Mạch).
"Chúng tôi nhận thấy có một làn sóng từ châu Âu sang Việt Nam lớn hơn rất nhiều và sẽ có một làn sóng các doanh nghiệp và các nhà đầu tư tiềm năng sang tìm hiểu Việt Nam, đặc biệt là vào lĩnh vực xanh, công nghệ xanh" - ông Alain Cany thông tin.
Theo các nhà đầu tư nước ngoài, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, nên dòng vốn FDI mới theo hướng "xanh", phục vụ phát triển bền vững hướng mạnh vào Việt Nam đi kèm với sự đầu tư về chất lượng nhân lực, khoa học công nghệ và hệ sinh thái ngành.
Tin mới cập nhật

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Sản xuất thép vào guồng, thị trường nội địa khởi sắc nhờ đầu tư công

Vì sao sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh?

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD
Tin khác

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Longform: Vị 'thuyền trưởng' giữ 'trái tim' ngành cơ khí Việt Nam

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
