Việt Nam-Indonesia có thể hợp tác để trở thành các đầu tàu kinh tế

Chuyên gia nhận định trong vòng 10-20 năm tới, quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư song phương giữa Việt Nam và Indonesia sẽ ngày càng gia tăng, qua đó mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên.

Trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước từ ngày 21-23/12 tới Indonesia của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, phóng viên TTXVN tại Jakarta đã có cuộc trao đổi với ông Budiarsa Sastrawinata, Chủ tịch Hội Hữu nghị Indonesia-Việt Nam (IVFA), người cũng được biết đến nhiều với tư cách là Giám đốc điều hành Tập đoàn Ciputra.

Theo ông Sastrawinata, nhiều doanh nghiệp Indonesia đã đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư. Cho đến nay, Indonesia vẫn là một trong những quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, chủ yếu trong các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác than, ngân hàng, khách sạn, chế biến và xuất khẩu gỗ, may mặc.

Viet Nam-Indonesia co the hop tac de tro thanh cac dau tau kinh te hinh anh 1

Các container hàng hóa tại Tân Cảng Sài Gòn. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Trong cuộc gặp mới đây với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính, Tổng thống Joko Widodo đã nhấn mạnh rằng Indonesia cam kết tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương cùng có lợi nhằm mang lại lợi ích cho người dân hai nước, như tăng cường hợp tác y tế vốn rất quan trọng do đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc.

Ông Sastrawinata cho rằng nền kinh tế ASEAN không nên bị chi phối bởi bất kỳ nền kinh tế nào khác và các quốc gia ASEAN muốn có nhiều đối tác thương mại hơn, bao gồm cả thương mại giữa các quốc gia thành viên của chính ASEAN.

Chính vì vậy, chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Indonesia sắp tới có ý nghĩa rất quan trọng để tiếp tục trao đổi về cách thức hai nước có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp một cách thực chất và cùng hợp tác để trở thành các đầu tàu kinh tế trong khu vực.

Ông Sastrawinata cũng đã đánh giá về những bước phát triển của mối quan hệ Indonesia-Việt Nam trong thời gian qua, cũng như tiềm năng hợp tác trong thời gian tới.

Ông cho rằng kể từ khi Indonesia và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/12/1955, mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước đã được xây dựng trên nền tảng vững chắc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno thiết lập, và được các thế hệ lãnh đạo cũng như nhân dân hai nước vun đắp.

Indonesia và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng như đều là thành viên của ASEAN, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) cùng nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế khác.

Ông Sastrawinata nhận định Indonesia là đối tác quan trọng, có nhiều tiềm năng của Việt Nam và đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam với tư cách là một trong những quốc gia có ảnh hưởng lớn trong ASEAN.

Indonesia và Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Nhiều cơ chế hợp tác song phương cũng đã được thiết lập. Indonesia và Việt Nam đã thúc đẩy hợp tác song phương về kinh tế, thương mại và đầu tư trong thời gian gần đây.

Điều này thể hiện qua mức độ cao của quan hệ song phương dựa trên đối tác chiến lược Indonesia-Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á, trao đổi thương mại song phương ngày càng gia tăng, sự tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực khác như đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế, xóa bỏ các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, hợp tác thúc đẩy ASEAN, và sự tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng hải giữa hai nước.

Trong vòng 10-20 năm tới, quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư song phương sẽ ngày càng gia tăng, qua đó mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Theo ông Sastrawinata, Indonesia và Việt Nam có một số điều kiện hỗ trợ thúc đẩy quan hệ song phương, như dân số đông, thành tựu kinh tế ngày càng nhiều, sức mua gia tăng và sự gần gũi về địa lý với các quốc gia thành viên khác trong ASEAN.

Hai bên cần tăng cường hơn nữa các chuyến thăm cấp cao nhằm tăng cường hiểu biết và giải quyết mọi vấn đề phát sinh càng sớm càng tốt.

Indonesia sẽ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp của mình đầu tư vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Indonesia cũng đã mời gọi một số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào nhiều lĩnh vực như thủy sản, nông nghiệp và các mặt hàng xuất khẩu khác.

Tuy nhiên, Indonesia và Việt Nam vẫn chưa thể phát huy tối đa mối quan hệ truyền thống gần gũi để hướng tới hợp tác cụ thể, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.

Viet Nam-Indonesia co the hop tac de tro thanh cac dau tau kinh te hinh anh 2
Sản xuất bánh pía Tân Huê Viên (Sóc Trăng) xuất khẩu sang thị trường Indonesia. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Ông Sastrawinata cho rằng hai bên cần có nhiều hoạt động quảng bá hơn nữa. Dòng vốn đầu tư và du lịch từ Việt Nam sang Indonesia cũng cần được thúc đẩy.

Trong khi đó, các doanh nhân Indonesia vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng kinh tế, thị trường và cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Hợp tác giữa hai nước không nên chỉ giới hạn ở các tập đoàn lớn, mà còn cần có sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty khởi nghiệp vốn có khả năng tận dụng sự tiến bộ hiện nay của công nghệ kỹ thuật số và thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới.

Về mặt văn hóa, hai bên cần tăng cường trao đổi về các di sản quốc gia bằng cách tổ chức nhiều sự kiện chung nhằm giúp lĩnh vực du lịch giữa hai nước phát triển. Giao lưu nhân dân Việt Nam-Indonesia là rất quan trọng và IVFA sẽ nỗ lực hỗ trợ thúc đẩy mối quan hệ giữa người dân và chính phủ hai nước.

Theo ông Sastrawinata, quan hệ đối tác chiến lược giữa Indonesia và Việt Nam vẫn được duy trì ngay cả trong đại dịch COVID-19 và sẽ phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới vì lợi ích của hai nước, cũng như vì hòa bình, ổn định, sự thịnh vượng ở khu vực Đông Nam Á.

Indonesia và Việt Nam đã thống nhất các kế hoạch mới nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tiến hành các hoạt động thương mại, kinh doanh và tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm mở rộng và đa dạng hóa đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực ngư nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo, công nghệ cao, và chuyển đổi kỹ thuật số.

Hai bên cũng sẽ xem xét mở các đường bay mới phục vụ các hoạt động du lịch, thương mại và đầu tư.

Hiện, có khoảng 40 công ty Indonesia tại Việt Nam, trong đó hầu hết ở khu vực phía Nam, hoạt động trong các lĩnh vực từ sản xuất phụ tùng, các sản phẩm chế tạo, hàng tiêu dùng nhanh, hóa chất, nhựa, nhôm, dược phẩm và mỹ phẩm đến vận tải, du lịch và hậu cần.

Các công ty này sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho thị trường Việt Nam, cũng như xuất khẩu.

Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực nhờ sản xuất hướng tới xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhu cầu nội địa ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Bất chấp những gián đoạn trong vài năm qua, nhiều công ty Indonesia đang mong muốn mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam, chủ yếu thông qua mua bán và sáp nhập./.

Tin mới cập nhật

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến ''sải cánh'' từ lợi thế các FTA thế hệ mới

Bắt kịp xu hướng xuất khẩu trực tuyến, các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng vươn ra thị trường thế giới, thay vì những hạn chế trong xuất khẩu truyền thống.
Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.

Tin khác

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.
Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra những quy định nhập khẩu bắt buộc rất khắt khe đối với thực phẩm, trong đó có gia vị, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Châu Âu đang dần quy định hóa các chính sách trong Thỏa thuận Xanh, dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, không tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực thế mạnh của địa phương khiến cho việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn khiêm tốn.
Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Hiện còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đang được thực thi.
Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng được nâng cao.
Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang được thực thi tiếp tục góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU.
Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 với nhiều ưu đãi đang tiếp tục tạo cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam sang EU.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 6/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 6/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 9/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 9/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 12/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 12/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 8/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 8/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ, dầu trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ, dầu trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024, giá dầu thế giới tăng nhẹ sau khi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm, với dầu WTI tăng 0,22%, dầu Brent tăng 0,51%
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 7/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 7/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  11/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 102.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 11/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 102.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 11/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 11/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều giảm trước tín hiệu về nguồn cung của FED

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều giảm trước tín hiệu về nguồn cung của FED

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024, giá dầu thế giới đảo chiều giảm nhẹ khi bớt lo ngại về nguồn cung, theo đó, dầu WTI giảm 0,13%, dầu Brent giảm 0,35%.
Giá tiêu hôm nay 10/5/2024: Đồng loạt giảm mạnh 2.000 đồng/kg, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu tụt xuống 102.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 10/5/2024: Đồng loạt giảm mạnh 2.000 đồng/kg, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu tụt xuống 102.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 10/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 10/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 10/5/2024: Dầu thế giới tăng lên mức cao nhất tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 10/5/2024: Dầu thế giới tăng lên mức cao nhất tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 10/5/2024, giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong một tuần với dầu WTI ở mốc 79,57 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 84,14 USD/thùng.
Phiên bản di động