Vì sao nước râu ngô là "thần dược" với người này nhưng lại là "độc dược" với người khác?
Râu ngô - vị thuốc tự nhiên tốt cho sức khỏe Ăn thực phẩm nào giúp đôi mắt sáng khỏe? Nhóm người nào không nên sử dụng mướp đắng? |
Râu ngô là gì?
Râu ngô là những sợi dài giống như sợi chỉ ở giữa vỏ ngô và bắp ngô. Râu ngô giúp cho quá trình thụ phấn của cây, bảo vệ hạt ngô, giúp bắt ngô giữ độ ẩm và vị ngọt tự nhiên. Râu ngô thường được sử dụng để nấu nước uống giúp thanh mát cơ thể và lợi tiểu, có lợi cho sức khỏe.
Râu ngô có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, vitamin K, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin PP, các loại flavonoid như inositol, axit pantothenic và các chất vi lượng khác. Vì vậy, râu ngô có thể được coi là một vị thuốc tự nhiên chứa nhiều loại chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể con người, giúp kéo dài tuổi thọ, không độc hại và giá thành rất hợp lý.
Râu ngô thường được sử dụng để giải nhiệt vào mùa hè. Ảnh: BHX |
Công dụng của nước râu ngô
Do tính chất khử trùng và lợi tiểu, râu ngô có tác dụng tuyệt vời chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bị sỏi thận, sỏi bàng quang, niệu quản thường xuyên sử dụng nước râu ngô có thể làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat. Bên cạnh đó, loại nước này còn giúp ngăn chặn chứng đi tiểu rắt của các bệnh nhân bị viêm hay phì đại tuyến tiền liệt. Ngoài ra râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giúp tống chất độc và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, do đó giúp ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và viêm đường tiết niệu (UTC). Nhờ tác dụng lợi tiểu mà râu ngô cũng có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao.
Trong nước râu ngô có chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho việc kích thích loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thế, tăng cường chức năng gan, chức năng bài tiết và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Râu ngô chứa các chất có tính kháng khuẩn, sát khuẩn tự nhiên. Râu ngô thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như phát ban, nhọt, giúp giảm ngứa và đau do vết cắn của côn trùng, vết xước và các vết cắt nhỏ.
Sử dụng nước râu ngô thường xuyên có hại gì cho sức khỏe?
Sử dụng râu ngô làm nước giải khát theo kinh nghiệm dân gian là thói quen tốt vì loại đồ uống này tương đối lành tính, rẻ tiền mà rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần lưu ý để tránh gây hại cho cơ thể. Nếu dùng râu ngô quá nhiều có thể khiến huyết áp, lượng đường trong máu dao động dữ dội, làm nặng thêm tổn thương tim mạch, mạch máu não và các cơ quan khác, gây ra tác hại khôn lường.
Chưa kể tác dụng lợi tiểu của râu ngô có thể ảnh hưởng giấc ngủ. Nếu bạn sử dụng quá nhiều thì phải tỉnh giấc thường xuyên để đi vệ sinh trong đêm.
Râu ngô có tác dụng giải nhiệt nên dùng lâu có thể ảnh hưởng đến mất cân bằng điện giải. Vì thế, đảm bảo tốt nhất là bạn nên tăng cường các loại thực phẩm trong ba bữa ăn có thể đảm bảo lượng dinh dưỡng cân bằng hơn.
Ngoài những người đang trong giai đoạn có kinh nguyệt không nên uống nước râu ngô bởi vì khi sử dụng có thể gây nên tình trạng hình thành máu cục gây ra nhiều biến chứng không mong muốn.
Cách uống nước râu ngô hợp lý
Trước khi sử dụng râu ngô phải rửa thật sạch, không còn dính bụi, trứng côn trùng hoặc các chất độc hại khác. Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải
Chọn râu sợi to, bóng, mượt và có màu nâu nhung. Để tăng hiệu quả tác dụng, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như mã đề, cỏ xước, rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo… Không nên uống quá nhiều, chỉ dùng loại ngô được trồng hữu cơ, không sử dụng phân hóa học. Dùng râu ngô tươi thì tốt hơn là râu ngô phơi khô.
Mặc dù đây là loại nước giải khát thích hợp nhất cho mùa hè nhưng không được lạm dụng thay nước lọc nếu muốn có một cơ thể khoẻ mạnh.