Truy tố Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm vận chuyển 106 nghìn tỉ trái phép ra nước ngoài
Ngày 12/7, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành cáo trạng, đồng thời truy tố 34 bị can liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “rửa tiền”, “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan (giai đoạn 2).
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị truy tố về các tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, quy định tại Điều 174, Điều 324 và Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Các bị can Nguyễn Phương Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula; Trịnh Quang Công, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý ACUMEN; Trương Khánh Hoàng, nguyên Quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn, bị truy tố cùng về 3 tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; 20 bị can khác bị truy tố về tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
![]() |
Bị cáo Trương Mỹ Lan bị truy tố về 3 tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. |
Theo cáo trạng, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được Trương Mỹ Lan thành lập, nắm giữ 60% cổ phần và làm Chủ tịch Hội đồng quản trị từ năm 1992 đến nay. Ngoài ra, Trương Mỹ Lan thông qua người thân, pháp nhân và cá nhân khác đứng tên hộ để nắm giữ phần lớn cổ phần tại Ngân hàng SCB, Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) qua đó, thao túng, chỉ đạo, điều hành, chi phối mọi hoạt động của các pháp nhân này.
Đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cáo trạng xác định, từ năm 2018 đến năm 2020, Trương Mỹ Lan đã đề ra chủ trương và chỉ đạo các bị can: Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB; Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB; Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc thuộc Ngân hàng SCB; Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI, và Hồ Bửu Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, sử dụng 4 Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu “khống”, với tổng khối lượng hơn 308 triệu trái phiếu để huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư (nhà đầu tư thứ cấp), thu về tổng số tiền hàng chục nghìn tỉ đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành, dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu. Qua đó, bị can Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt số tiền hàng chục nghìn tỉ đồng của 35.824 bị hại.
Bên cạnh đó, đối với hành vi Rửa tiền, cơ quan tố tụng xác định bị can Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm đã rửa tiền đối với số tiền hơn 445.747 tỉ đồng (trong đó có hơn 415.666 tỉ đồng từ nguồn tiền phạm tội “tham ô tài sản” của Ngân hàng SCB và hơn 30.081 tỉ đồng từ nguồn tiền do phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"). Ngoài ra, hành vi Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới đối với số tiền hơn 4,5 tỉ USD, tương đương hơn 106 nghìn tỉ đồng.
Ngoài ra, kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ đã thu thập có đủ căn cứ chứng minh phương thức, thủ đoạn gian dối của các đối tượng trong việc tạo lập trái phiếu của 4 công ty trên như thành lập công ty “ma”, không có bộ máy nhân sự và hoạt động thực tế; thuê người đứng tên thành lập công ty, sở hữu cổ phần, tài sản, khoản vay, ký khống tài liệu... phục vụ cho hoạt động tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Với phương thức, thủ đoạn tinh vi như nêu trên, việc thành lập các công ty “ma” cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do Văn phòng HĐQT phụ trách, phối hợp với Nguyễn Ngọc Dương (Tổng Giám đốc) và Nguyễn Phương Anh (Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninssula - SPG) thực hiện.
Cụ thể như: Đặt tên công ty, tìm thuê người đứng tên thành lập công ty dưới các vai trò là người đại diện pháp luật, cổ đông, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, tìm địa chỉ "ảo" cho công ty trên đăng ký kinh doanh, chọn ngành nghề kinh doanh... cho phù hợp với các hoạt động tài chính cụ thể.
Theo đó, Nguyễn Ngọc Dương chỉ đạo Bùi Đức Khoa (Phó Tổng Giám đốc Công ty Natural Land) và các nhân viên thuộc Công ty Sunny World, Natural Land... tìm kiếm, thuê người, thông qua sự trợ giúp của các cá nhân khác làm thủ tục thành lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh.
Các công ty “ma” sau khi thành lập được báo cho Phan Chí Luân (nhân viên Văn phòng HĐQT) để theo dõi tổng thể, nhóm Hoàng Gia Thủy (nhân viên Văn phòng HĐQT) sẽ quản lý các con dấu, giấy phép đăng ký kinh doanh và hồ sơ liên quan...
Ngoài ra, Phó Tổng giám đốc SPG Nguyễn Phương Anh sẽ phân bổ “công ty ma” cho nhóm khoảng 30 kế toán cấp dưới, mỗi người quản lý 20-30 công ty.
Ngoài nhóm Công ty SPG của Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh là nhóm chính, thì còn có nhiều nhóm tìm người khác cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, như nhóm của Diệp Thúy, Mỹ Thanh... qua từng giai đoạn hay các nhóm quản lý công ty "ma" khác, như nhóm Acumen của Trịnh Quang Công, nhóm của Nguyễn Hữu Hiệu...
Riêng nhóm Công ty SPG, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sắp xếp nguồn tiền từ 8 - 10 tỷ đồng/tháng để chi trả lương cho các cá nhân được thuê, tùy mức độ tham gia. Lương đứng tên thành lập công ty là 12 triệu đồng/tháng/công ty có khoản vay. Đối với công ty không có khoản vay thì lương từ 7 - 10 triệu đồng/tháng.
Lương đứng tên cổ phần 2 triệu đồng/tháng/công ty. Lương đứng tên khoản vay mức 15 - 25 triệu đồng/năm/khoản vay. Các khoản lương này do nhóm Nguyễn Phương Anh chủ động chi trả bằng tài khoản từ nguồn do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cung cấp. Lương đứng tên tài sản là khoảng 15 triệu đồng/năm.
Với phương thức này, theo cơ quan điều tra, Vạn Thịnh Phát đã có 1.470 công ty và gần 1.800 cá nhân để đứng tên thành lập doanh nghiệp, đứng tên khoản vay, cổ phần, tài sản, ký khống tài liệu, chứng từ.
Tin mới cập nhật

Bắt 3 lãnh đạo doanh nghiệp lập khống chứng từ chi tiền

Hà Nội: Gian nan tìm hạn sử dụng thực phẩm trong siêu thị

Bộ Công an cảnh báo chiêu thức lừa đảo từ phạt nguội

Truy vết pháo hoa dởm, phát hiện cửa hàng Z121 làm ăn gian dối

Bà Rịa-Vũng Tàu: Công ty Bảo Châu bị cưỡng chế thuế

Hà Nam: Cưỡng chế thuế Công ty may mặc Ngân Anh 1

Gỡ nút thắt về xử lý đường nhập lậu bị tịch thu

Bạc Liêu: Nợ thuế của Công ty Bảo Toàn ‘phình to’

Tiếp tục xác minh việc ghép giàn pháo tại cửa hàng Z121

Chiêu dụ dỗ đầu tư tiền ảo khiến 200 người sập bẫy
Tin khác

Bách hóa Xanh phản hồi về thông tin mua giá đỗ ngâm hóa chất ở Đắk Lắk

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh Lan Quý kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Hà Nội: Cảnh sát mật phục bắt giữ tàu hút cát trái phép lúc rạng sáng

Quảng Nam: Bãi đỗ xe chợ mới Đông Phú bị 'xẻ thịt' thành ki ốt bán hàng

Bắc Kạn: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty cổ phần xây dựng Dương Tiến

Lào Cai: Thu hồi giấy chứng nhận làng nghề nấu rượu thôn Bản Kim

54 người ở Quảng Ninh trình báo bị lừa đảo hơn 250 tỷ đồng

Yên Bái: Truy vết xử lý hàng hóa kém chất lượng trên nền tảng thương mại điện tử

Lạng Sơn: Trong tháng 11 kiểm tra, xử lý 448 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt Công ty Chế biến thủy sản Út Xi hơn 157 triệu đồng
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
