Tiêu thụ nông sản: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo đầu ra bền vững

Bộ Công Thương đang đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản qua các sàn Thương mại điện tử và kết nối xuất khẩu thông qua hệ thống phân phối nước ngoài.
Bộ Công Thương hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Tiếp tục nâng cấp Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại

Xuất khẩu mặt hàng nông, lâm sản của Việt Nam sụt giảm mạnh trong quý đầu năm. Còn trong nước, tình trạng nông sản được mùa-mất giá đã diễn ra trong nhiều năm qua ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người nông dân.

Bộ Công Thương tổ chức các hội chợ, tạo liên kết bền vững cho sản phẩm nông sản.
Bộ Công Thương tổ chức các hội chợ, tạo liên kết bền vững cho sản phẩm nông sản.

Vì vậy, để tạo hướng đi bền vững, thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng này, bên cạnh việc chuyên môn hóa để nâng cao giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường, hoạt động xúc tiến thương mại cũng được các cơ quan chức năng đẩy mạnh, nhằm kết nối, mở rộng kênh tiêu thụ hàng hoá.

Xuất khẩu nhiều hàng nông sản đi xuống

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kết quả xuất khẩu nông lâm, thủy sản trong quý 1/2023 chỉ đạt hơn 11 tỷ USD và giảm tới 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh như: thủy sản giảm 29%; cao su giảm 22,9%; sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 5,5%... Đáng chú ý, ngoại trừ khu vực châu Á đạt 5,46 tỷ USD, tăng 9%, các thị trường khác như: châu Mỹ giảm 35,8%, châu Âu giảm 3%, châu Đại Dương giảm 25% và châu Phi giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm… tại thị trường trong nước cũng giảm nhiều trong tháng 2 và tháng 3 do người dân chủ yếu tập trung mua sắm các mặt hàng này trong giai đoạn trước Tết.

Đại diện Bộ Công Thương nhìn nhận, thời tiết ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nguồn cung rau, quả dồi dào, giá cả không có biến động lớn. Ra Tết, sức tiêu thụ của thị trường đối với mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, thịt gà chậm, nhiều bếp ăn công nghiệp giảm do doanh nghiệp ngưng sản xuất, giảm ngày làm việc, người dân giảm chi tiêu do khó khăn… trong khi nguồn cung tăng nên giá các mặt hàng này đều có xu hướng giảm.

Như vậy, mặc dù là ngành hàng xuất khẩu có giá trị đóng góp lên tới hàng chục tỷ USD mỗi năm, song để tạo hướng đi bền vững cho sản phẩm nông, lâm sản của Việt Nam phải cần nhiều giải pháp căn cơ.

Ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Hải Dương cho rằng tiêu thụ nông sản thời gian qua vẫn gặp trở ngại xuất phát từ việc nhiều nơi sản xuất manh mún vẫn theo tập quán của người nông dân, chủ yếu bán cái mình có mà chưa nghiên cứu cái thị trường cần.

Hơn nữa, sự liên kết giữa doanh nghiệp phân phối với người nông dân còn tương đối lỏng lẻo, vì vậy việc hỗ trợ ngược lại về vốn, kỹ thuật thâm canh, bao tiêu sản phẩm, giống cây trồng... vẫn chưa được nhiều.

“Sở Công Thương đang cố gắng tạo gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà sản xuất, để từ đó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho người dân,” ông nói.

Còn theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, hiện nay các thị trường nhập khẩu đều đưa những tiêu chuẩn cao đối với sản phẩm nông sản nhập khẩu.

Do đó, để tiêu thụ thành công, ngay từ khâu quy hoạch phải đảm bảo các tiêu chuẩn và quy chuẩn của nhà nhập khẩu, nếu không sẽ rất khó để đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng này.

"Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm kiếm, tìm hiểu, nắm vững nhu cầu, quy định, tiêu chuẩn của thị trường Trung Quốc, nhất là đối với nông sản, thủy sản để xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp, xây dựng vùng sản xuất bền vững, tránh ồ ạt chuyển hướng khi thấy nhu cầu thị trường tăng cao vào một thời điểm nhất định", Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận định.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm

Từ nhiều năm qua công tác xúc tiến thương mại đã góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, trong đó có nông lâm thủy sản... Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Nhà nước bằng việc kết nối thị trường, tạo liên kết vùng đã dần hình thành các chuỗi cung ứng lớn và bền vững, từ đó giảm thiểu các hiện tượng bếp bênh về thời vụ.

Tieu thu nong san: Day manh xuc tien thuong mai, tao dau ra ben vung hinh anh 2
Nhiều sản phẩm vùng miền đã được tiêu thụ mạnh tại kênh siêu thị. (Ảnh: Xuân Quảng/Vietnam+)

Bà Lê Thị Nga, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ong Tam Đảo (Honeco) chia sẻ, xuất khẩu bằng thương hiệu là một chặng đường không hề dễ dàng, với Honeco phải mất nhiều năm để tìm được hướng đi cho mình.

Từ thực tiễn của doanh nghiệp, bà Nga cho hay, mặc dù Việt Nam xuất khẩu rất lớn mật ong, nhưng chủ yếu là nguyên liệu chứ không phải xuất khẩu gắn với thương hiệu.

Vì vậy, để viết tên mật ong Việt Nam trên bản đồ thế giới, cùng với nhiều doanh nghiệp khác, Honeco đã lựa chọn sản phẩm mục tiêu, đặc trưng tiêu biểu của vùng miền, thế mạnh của quốc gia và có sản lượng lớn, cùng đó là tạo được nét đặc trưng cho sản phẩm trên thị trường và xây dựng tiêu chuẩn chất lượng ở mức cao nhất, để có thể đi được vào các thị trường khó tính, cũng như phục vụ người tiêu dùng nội địa các sản phẩm cao cấp.

“Quan trọng nhất là Honeco xây dựng được quy trình kiểm soát chất lượng đầu vào và đầu ra, nhất là từ các trang trại,” bà Nga nói.

Còn theo ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), nhằm đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm trái cây chủ lực của địa phương, công tác xúc tiến thương mại đã được xây dựng và triển khai từ rất sớm. Đơn cử là việc tổ chức các lễ hội trái cây, hội chợ... Ngoài ra, địa phương cũng cử đoàn công tác đến các cửa khẩu làm việc với các cơ quan chức năng để tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp xuất khẩu, đưa sản phẩm nông nghiệp của Lục Ngạn ra thị trường nước ngoài.

Ngay tại thị trường trong nước, Lục Ngạn đã phối hợp với Sở Văn hoá, các công ty du lịch, lữ hành để xây dựng các tour tuyến đưa khách tham quan trải nghiệm tại vườn, vừa phát triển cây ăn quả lại gắn với du lịch qua đó quảng bá sản phẩm của địa phương và thúc đẩy tiêu thụ.

Cùng đó, mời gọi các doanh nghiệp, siêu thị, chuỗi cung ứng lớn trên toàn quốc và nước ngoài đến liên kết chuỗi, đồng hành với người dân ngay từ đầu vụ để kết thúc vụ năm nay đã tính toán cho vụ năm sau để người dân đồng hành ngay nhằm có sản phẩm tốt, ổn định, lâu dài…

Về phía Bộ Công Thương, nhằm đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước, thời gian qua, Cục Xúc tiến thương mại đã chủ động đẩy mạnh các biện pháp xúc tiến thương mại, tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản cho các địa phương; hỗ trợ thương nhân đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua kênh thương mại điện tử.

Bà Trịnh Huyền Mai, Phó Trưởng phòng chính sách xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại) cho hay năm 2023 đơn vị đặt ra 3 nhiệm vụ trọng tâm, thúc đẩy tiêu thụ nông sản mùa vụ thông qua hệ thống phân phối truyền thống và hiện đại, tổ chức hội chợ, triển lãm, phiên chợ, tuần hàng lồng ghép với các sự kiện văn hoá, du lịch lớn.

Song song đó, tổ chức kết nối cung-cầu giao thương giữa nhà cung ứng địa phương với các đầu mối là doanh nghiệp thu mua về sản xuất, chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu, hệ thống phân phối… để thúc đẩy sức mua trên các kênh này.

Mặt khác, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản qua các sàn Thương mại điện tử và Kết nối xuất khẩu thông qua hệ thống phân phối nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam nhằm đưa sản phẩm của Việt Nam qua các đại diện của họ.

“Về dài hạn, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương để hướng dẫn, định hướng việc sản xuất theo tín hiệu thị trường nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng theo quy định và yêu cầu của thị trường,” bà Trịnh Huyền Mai nói.

Tieu thu nong san: Day manh xuc tien thuong mai, tao dau ra ben vung hinh anh 3
Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, sản phẩm vùng miền đã có mặt tại các kênh phân phối. (Ảnh: Xuân Quảng/Vietnam+)

Thông tin thêm, theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, đơn vị đã tăng cường các hoạt động hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng trong việc xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của các sản phẩm đặc sản vùng miền…

“Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ theo chiều sâu như đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực phát triển sản phẩm, đáp ứng được các tiêu chí để đạt chứng nhận quốc tế cho sản phẩm như EuroGAP, VietGAP, GlobalGAP. Đồng thời, kết nối chuyên gia thiết kế và marketing trong và ngoài nước để cùng doanh nghiệp nghiên cứu, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm, nhận diện thương hiệu,” ông Vũ Bá Phú cho hay./.

Theo TTXVN

Tin mới cập nhật

Nhập khẩu sắt thép các loại từ Trung Quốc tăng đột biến

Nhập khẩu sắt thép các loại từ Trung Quốc tăng đột biến

10 tháng năm 2024, nhập khẩu sắt thép các loại từ thị trường Trung Quốc gia tăng đột biến đạt 10,16 triệu tấn, tăng 58,9% và tăng 43,2% so với cùng kỳ.
Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Malaysia hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đạt gần 12 tỷ USD.
Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Điểm tên những thị trường nhập khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Điểm tên những thị trường nhập khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng lớn nhất là những nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…
10 tháng, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam thu về hơn 821 triệu USD

10 tháng, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam thu về hơn 821 triệu USD

10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh

Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh

10 tháng, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 88,25 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 16,9 tỷ USD).
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch

10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch

10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt đã mang về cho nước ta hơn 23 triệu USD với sản lượng đạt 9.709 tấn, tăng 6,5% về lượng và tăng mạnh 32,1% về kim ngạch.
Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Dù xuất khẩu chè tăng trưởng 2 con số, tuy nhiên, người làm chè mới tập trung vào sản xuất khiến giá chè xuất khẩu còn thấp.

Tin khác

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Nguồn cung hạn chế giúp cho giá hồ tiêu vẫn đang cao hơn khoảng hơn 70% so với đầu năm, dự báo xuất khẩu vào cuối năm sẽ thêm nhiều cơ hội.
Tình hình xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng năm 2024: Mặc dù tăng trưởng nhưng còn thách thức

Tình hình xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng năm 2024: Mặc dù tăng trưởng nhưng còn thách thức

Các thị trường xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng năm 2024 cơ bản có sự phục hồi tốt, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 985,77 triệu đô la Mỹ, tăng 6,11% so với cùng kỳ.
Sản lượng hồ tiêu giảm: Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó thu mua nguyên liệu

Sản lượng hồ tiêu giảm: Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó thu mua nguyên liệu

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, trong khi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua.
9 tháng, xuất khẩu giày dép của Việt Nam thu về hơn 16,5 tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu giày dép của Việt Nam thu về hơn 16,5 tỷ USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã thu về hơn 16,5 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tháng 10/2024, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu, tăng đáng kể so với tháng trước.
EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam

EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam

Trong số 3 nhà mua lớn nhất cà phê Việt, EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng năm 2024 đạt gần 2,1 triệu tấn

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng năm 2024 đạt gần 2,1 triệu tấn

10 tháng, tổng khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt gần 2,1 triệu tấn với kim ngạch 948,7 triệu USD, giảm về khối lượng và kim ngạch so cùng kỳ.
Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia đạt gần 7 tỷ USD

Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia đạt gần 7 tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia vào Việt Nam 9 tháng năm 2024 đạt trên 6,82 tỷ USD, tăng 21,11% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng hóa từ Anh nhập khẩu về Việt Nam tăng nhẹ gần 10%

Hàng hóa từ Anh nhập khẩu về Việt Nam tăng nhẹ gần 10%

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Anh về Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 594,03 triệu USD, tăng 0,9%.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Theo chuyên gia chứng khoán nhận định, sau những phiên lao dốc mạnh, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh bán đuổi giá thấp.
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Phiên bản di động