Tiêu dùng bền vững: Cơ hội và thách thức để doanh nghiệp phát triển

Chương trình “Thúc đẩy sản xuất tiêu dùng bền vững 2024” với chủ đề "Tiêu dùng bền vững: Cơ hội - Thách thức để doanh nghiệp phát triển" diễn ra vào ngày 27/7.
Đồng bộ nhiều giải pháp, tạo đà cho xuất khẩu 6 tháng cuối năm Bộ Công Thương: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp tăng tốc Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

Chương trình "Thúc đẩy sản xuất - Tiêu dùng bền vững 2024" đã được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thuơng) phối hợp với Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức với chủ đề "Tiêu dùng bền vững: Cơ hội - Thách thức để doanh nghiệp phát triển".

Tham dự chương trình có Đại diện Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Lãnh đạo Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Lãnh đạo Ủy Ban Cạnh tranh Quốc gia; các tổ chức quốc tế, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế, người tiêu dùng.

Tiêu dùng bền vững: Cơ hội và thách thức để doanh nghiệp phát triển
Diễn đàn "Tiêu dùng bền vững: Cơ hội - Thách thức để doanh nghiệp phát triển". Ảnh: Tuấn Anh

Phát biểu khai mạc tại diễn đàn, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc Gia, Lê Triệu Dũng chia sẻ: Các đơn vị của Bộ Công Thương ghi nhận sự quan trọng, tính cấp bách của vấn đề sản xuất, tiêu dùng bền vững. Vì vậy, trong khuôn khổ Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, Bộ Công Thương đã chú trọng tổ chức nhiều sự kiện để thúc đẩy hiệu quả của hoạt động, trong đó đặc biệt là sự kiện diễn đàn và triển lãm đã được tổ chức trong 2 năm liên tiếp gần đây.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Tạ Đình Thi - Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá: "Sản xuất, tiêu dùng bền vững có ý nghĩa và vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững không chỉ tại Việt Nam mà còn ở phạm vi khu vực và trên toàn thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất, tiêu dùng bền vững, từ năm 2015, với vai trò là thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam đã tham gia ký cam kết thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có mục tiêu sản xuất, tiêu dùng bền vững".

Tiêu dùng bền vững: Cơ hội và thách thức để doanh nghiệp phát triển
Các đại biểu tham dự diễn đàn. Ảnh: Ngọc Hoa

Có thể nói, thời gian qua Việt Nam đã tham gia sâu rộng và cam kết mạnh mẽ với Quốc tế về các chương trình hành động bảo vệ môi trường, đặc biệt là giải bài toán vừa hướng tới một nền kinh tế carbon thấp, đồng thời có tốc độ phát triển vượt bậc để góp phần thúc đẩy Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) cam kết đưa mức phát thải ròng về '0' vào năm 2050. Để thực hiện được các cam kết này cần có sự chung tay hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và lộ trình thực hiện từ Chính phủ cũng như cả hệ thống chính trị.

Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 chính thức có hiệu lực vào ngày 01/7/2024 đã bổ sung quy định, chính sách về thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, ban hành khái niệm tiêu dùng bền vững và xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan quản lý từ Trung ương tới địa phương trong việc tham gia thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững nói riêng và phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam nói chung.

Chương trình "Thúc đẩy sản xuất – Tiêu dùng bền vững 2024" diễn ra trong giai đoạn Chính phủ đẩy mạnh phát triển bền vững tất các ngành nghề, lĩnh vực nhằm đạt được mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Theo đó, cùng với việc tạo cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất xanh, sản xuất bền vững thì cần chú trọng nâng cao nhận thức và phát huy sự tham gia từ phía người tiêu dùng trong việc thực hành tiêu dùng bền vững và đồng hành cùng doanh nghiệp để cùng đạt được các kết quả bền vững.

Diễn đàn cũng đã tập trung thảo luận các vấn đề về vị trí của sản xuất trong phát triển bền vững và những thách thức – cơ hội để hướng tới tiêu dùng bền vững.

Theo Ban tổ chức, chương trình là cơ hội để nắm bắt tình hình thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp, mức độ nhận biết của người tiêu dùng về các sản phẩm xanh, sản phẩm thân thiện môi trường. Việt Nam đang dần chuyển hướng sang các mô hình sản xuất, tiêu dùng thân thiện hơn với môi trường, ít gây ô nhiễm. Điều này được thể hiện qua việc áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn, tái chế, tái sử dụng nguyên liệu, giảm thiểu chất thải. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đang nâng cao cam kết và hành động về phát triển bền vững, như sử dụng nguyên liệu tái chế, thiết kế sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý môi trường.

Đồng thời, chương trình cũng là cầu nối để ghi nhận đầy đủ thông tin, tham khảo ý kiến phân tích, đánh giá đa chiều từ các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời đề xuất những giải pháp có tính chiến lược, kịp thời nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững tại Việt Nam. Các ý kiến đóng góp từ các bên liên quan sẽ giúp nhận diện đầy đủ các thách thức, xu hướng mới trong sản xuất, tiêu dùng bền vững ở Việt Nam.

Từ đó, khuyến khích các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân áp dụng khoa học, công nghệ và thay đổi phương thức quản lý nhằm hướng đến sản xuất sạch hơn; định hướng và thay đổi hành vi tiêu dùng hướng đến tiêu dùng bền vững tại Việt Nam và đề xuất những chính sách, giải pháp mới mang tính đột phá, khả thi để Việt Nam có thể nhanh chóng chuyển dịch sang mô hình sản xuất, tiêu dùng thân thiện với môi trường.

Ngọc Hoa - Tuấn Anh

Tin mới cập nhật

Khai mạc Hội chợ Công Thương và sản phẩm OCOP – Đắk Lắk năm 2024

Khai mạc Hội chợ Công Thương và sản phẩm OCOP – Đắk Lắk năm 2024

Hội chợ Công Thương và sản phẩm OCOP – Đắk Lắk năm 2024 là cơ hội để tỉnh giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu địa phương.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Đưa ngành Nước Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

Đưa ngành Nước Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

Quản lý vận hành hệ thống cấp thoát nước bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu là một chủ đề của Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024.
Đà Nẵng: Sẽ đề xuất các ngành hàng ưu tiên thu hút vào Khu thương mại tự do

Đà Nẵng: Sẽ đề xuất các ngành hàng ưu tiên thu hút vào Khu thương mại tự do

Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng” giới thiệu tiềm năng, đề xuất ngành hàng trong Khu thương mại tự do.
Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nguồn cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ đáng tin cậy

Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nguồn cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ đáng tin cậy

Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nguồn cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ đáng tin cậy, đặc biệt là gỗ nội thất.
Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Các bộ, cơ quan và địa phương biên giới Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ thực hiện Bản ghi nhớ phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới hai nước.
Hà Nội thúc đẩy cung - cầu bền vững chuỗi ngành chế biến nông sản

Hà Nội thúc đẩy cung - cầu bền vững chuỗi ngành chế biến nông sản

Tối nay, 27/9, TP. Hà Nội đã khai mạc Chương trình Kết nối “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành chế biến nông sản”.
Nhiều tiềm năng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Nhiều tiềm năng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Malaysia là thị trường tiềm năng, còn nhiều dư địa cho xuất khẩu hàng hoá Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm, đồ uống...
Hiệu quả từ các hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường Tây Ban Nha

Hiệu quả từ các hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường Tây Ban Nha

Việt Nam và Tây Ban Nha đang có một mối quan hệ vững chắc, hứa hẹn nhiều cơ hội hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực xúc tiến thương mại.
Cẩm nang hỏi đáp những vấn đề cần lưu ý trong kinh doanh với thị trường Đức

Cẩm nang hỏi đáp những vấn đề cần lưu ý trong kinh doanh với thị trường Đức

Thương vụ Việt Nam tại CHLB Đức đã biên soạn cuốn “Cẩm nang hỏi đáp những vấn đề lưu ý trong kinh doanh với thị trường Đức".

Tin khác

Nhiều triển vọng tăng trưởng kinh tế và hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Nga

Nhiều triển vọng tăng trưởng kinh tế và hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Nga

Việt Nam và Nga là hai nền kinh tế mang tính bổ trợ cao, trong đó, thương mại nổi lên như một điểm sáng trong mối quan hệ song phương.
Nhiều khuyến nghị để hàng Việt thâm nhập vào thị trường Myanmar

Nhiều khuyến nghị để hàng Việt thâm nhập vào thị trường Myanmar

Thương vụ Việt Nam tại Myanmar khuyến nghị, doanh nghiệp Việt nên thận trọng, tuân thủ chính sách và tăng cường xúc tiến thương mại trực tiếp với nước bạn.
Thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ liên tục tăng trưởng

Thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ liên tục tăng trưởng

Năm 2024 sẽ là năm có nhiều triển vọng và dư địa cho hợp tác xúc tiến thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ.
Hàn Quốc chính thức nhập khẩu bưởi của Việt Nam

Hàn Quốc chính thức nhập khẩu bưởi của Việt Nam

Bưởi là quả tươi thứ 3 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc cùng thanh long và xoài, mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường này.
Siết chặt vòng vây với thực phẩm trôi nổi trên "chợ mạng", bảo vệ người tiêu dùng

Siết chặt vòng vây với thực phẩm trôi nổi trên "chợ mạng", bảo vệ người tiêu dùng

Vấn nạn hàng giả nói chung và thực phẩm giả nói riêng trên sàn thương mại điện tử tuy đã được tăng cường kiểm tra, giám sát song vẫn diễn biến phức tạp.
Giải pháp chế biến sâu: “Cú huých" cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP Điện Biên

Giải pháp chế biến sâu: “Cú huých" cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP Điện Biên

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm trên cơ sở gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu là “trợ lực” cho sản phẩm nông sản Điện Biên.
Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt 2.400 đơn, thu về 500 triệu đồng

Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt 2.400 đơn, thu về 500 triệu đồng

Nhờ tận dụng bán hàng đa nền tảng, có doanh nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã thu về hơn 500 triệu chỉ trong 30 phút livestream.
Năng lượng tái tạo, năng lượng xanh – Tiềm năng và cơ hội

Năng lượng tái tạo, năng lượng xanh – Tiềm năng và cơ hội

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Công nghệ & Thiết bị điện – Vietnam ETE 2024 và Sản phẩm Tiết kiệm năng lượng và Năng lượng xanh – Enertec Expo 2024.
Những người không ngủ ở chợ đầu mối lớn nhất Thủ đô

Những người không ngủ ở chợ đầu mối lớn nhất Thủ đô

Khi thành phố lên đèn, những con phố vắng bóng người qua lại thì chợ Long Biên (Hà Nội) - chợ đầu mối lớn nhất Thủ đô lại bắt đầu tấp nập.
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tập trung triển khai các mô hình xúc tiến xuất khẩu hiệu quả

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tập trung triển khai các mô hình xúc tiến xuất khẩu hiệu quả

Năm 2024, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tiếp tục triển khai các mô hình xúc tiến xuất khẩu, giao thương đã được chứng minh tính hiệu quả trong những năm qua.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Theo chuyên gia chứng khoán nhận định, sau những phiên lao dốc mạnh, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh bán đuổi giá thấp.
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Phiên bản di động