Bộ Công Thương: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp tăng tốc
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 đã có dấu hiệu khởi sắc Tháng 5, chỉ số sản xuất công nghiệp có dấu hiệu khởi sắc |
Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu hồi phục
Theo Bộ Công Thương, bước sang năm 2023 mặc dù tình hình thị trường có nhiều bất ổn nhưng dưới tác động của các biện pháp hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, Bộ Công Thương sản xuất công nghiệp đã có khởi sắc.
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng liên tục từ đầu năm, tháng sau cao hơn tháng trước. Tính riêng tháng 6/2023, IIP ước tính tăng 2,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, sản xuất công nghiệp đã phục hồi 98,8% so với cùng kỳ năm 2022 là thời điểm kinh tế bùng nổ sau quyết định kịp thời của Chính phủ mở cửa nền kinh tế vào 3/2022.
Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng ước tính tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước (quý I giảm 0,75%; quý II tăng 1,56%), là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023 và đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.
![]() |
Đồng bộ giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp tăng tốc |
Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giá trị tăng thêm 6 tháng có sự cải thiện, đạt mức tăng 0,37%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế tăng 13,2%; khai thác quặng kim loại tăng 11,5%; sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 7,2%; sản xuất thuốc lá tăng 6,7%; sản xuất đồ uống tăng 5,7%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,6%...
Đáng lưu ý, trong 6 tháng, có 48/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng và ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Cụ thể, một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao như: Bắc Giang tăng 16,2%; Phú Thọ tăng 15,3%; Kiên Giang tăng 13,6%; Nam Định tăng 13,4%; Hải Phòng và Phú Yên cùng tăng 13%; Hà Nam tăng 11,7%. Một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao như: Hậu Giang tăng 264,4%; Thái Bình tăng 70,4%; Trà Vinh tăng 29,4%; Nam Định tăng 11,9%.
Một số trung tâm công nghiệp lớn của cả nước đã khôi phục đà tăng trưởng công nghiệp như: Thái Nguyên tăng 4,1%; Quảng Ninh tăng 7,4%; Bắc Giang tăng 15,7%, Hải Phòng tăng 12,3%, TP. Hồ Chí Minh tăng 1,9%, Bình Dương tăng 2,6%; Đồng Nai tăng 3%.
Tập trung thực hiện các giải pháp
Dù sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2023 có dấu hiệu sáng, tuy nhiên ông Trương Thanh Hoài- Cục Trưởng Cục Công nghiệp vẫn cho rằng ngành đang phục hồi rất chậm. Các ngành công nghiệp nền tảng, chủ lực của quốc gia như cơ khí, ô tô, điện tử, dệt may, da – giày, sản xuất kim loại… đều suy giảm đáng kể cả về chỉ số sản xuất, sản lượng sản xuất lẫn kim ngạch xuất khẩu.
Đáng lo, trong 6 tháng cuối năm, các ngành công nghiệp trong nước dự kiến sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức. Thị trường thế giới vẫn có nhiều yếu tố phức tạp, thị trường trong nước sức mua vẫn sẽ chậm hồi phục; việc tiếp cận và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp còn rất khó khăn do lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào như logistics, nguyên vật liệu… ở mức cao
Với bối cảnh này, để hoàn thành chỉ tiêu IIP tăng khoảng 8-9% trong năm 2023 được xác định là thách thức lớn. Do vậy, để đạt và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu này, trong 6 tháng cuối năm, ngành Công Thương tập trung thực hiện nhiều giải pháp.
Trong đó, Bộ Công Thương cùng các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn và an sinh xã hội trong tình hình mới.
Bám sát tình hình sản xuất của các ngành, lĩnh vực để kịp thời nắm bắt, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rà soát tồn đọng, bám sát tiến độ, tháo gỡ khó khăn để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, than, công nghiệp chế biến, chế tạo, khoáng sản... nhằm gia tăng năng lực sản xuất mới.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng, bao gồm: Điều tiết việc cung cấp than, sản xuất, nhập khẩu than phục vụ phát điện; khai thác hiệu quả các nguồn thuỷ điện; đảm bảo các nhà máy nhiệt điện vận hành ổn định, kịp thời khắc phục sự cố nếu phát sinh; khẩn trương hoàn tất đàm phán với chủ đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời đủ điều kiện theo quy định để có thể phát điện ngay lên hệ thống điện quốc gia; tăng cường truyền thông về công tác tiết kiệm điện.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển nguồn; trình Chính phủ chiến lược phát triển năng lượng sạch như hydrogen xanh, amoniac xanh; khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện 8 và chiến lược phát triển ngành Điện; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Điện lực sửa đổi; luật về năng lượng tái tạo và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là đối với các nội dung liên quan đến khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, điện gió, hợp đồng mua bán điện, cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế đặc thù trong đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo… hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, nhất là thủ tục pháp lý để sớm đưa các dự án điện (nhất là các dự án năng lượng tái tạo) đi vào vận hành thương mại.
Chủ động xây dựng phương án điều tiết thị trường, đảm bảo cung ứng, phân phối xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân.
Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường tạo các đơn hàng mới để tiêu thụ sản phẩm đầu ra, thúc đẩy sản xuất cho các doanh nghiệp trong nước; tổ chức kết nối giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, nhất là doanh nghiệp lớn toàn cầu, tham gia vào hệ thống phân phối.
Lãnh đạo Cục Công nghiệp cũng đề nghị: “Chính phủ sớm ổn định thị trường tài chính, trọng tâm là thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, phối hợp đồng bộ, hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, huy động các nguồn vốn nhằm ổn định các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian sắp tới”.
Tin mới cập nhật

Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Longform: Vị 'thuyền trưởng' giữ 'trái tim' ngành cơ khí Việt Nam
Tin khác

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá
Đọc nhiều

'Sốt xình xịch' dâu tây Bạch Tuyết giá rẻ trên 'chợ mạng'

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới

Vì sao nho sữa Trung Quốc ‘thượng hạng’ giá rẻ bất ngờ?

Nhận định chứng khoán 11/3: Duy trì đà tăng

Tiềm năng du lịch từ hiệu ứng MV 'Bắc Bling'

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Chuyên gia thuế: Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là 'cú hích' cho ngành ô tô

Nhận định chứng khoán 10/3: Hạn chế việc mua mới

Giá bạc có thể bứt phá cao nhất mọi thời đại?
