Thực phẩm ngừa đột quỵ hiệu quả bạn nên biết
Thực phẩm nảy mầm nào có lợi và có hại cho sức khỏe? Những thực phẩm “vàng” chăm sóc da mùa đông Những thực phẩm nào không nên kết hợp với sữa? |
Đột quỵ còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não. Đột quỵ xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não đột ngột bị giảm đi hoặc bị gián đoạn khiến não bộ tổn thương. Khi đó, não sẽ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng để nuôi các tế bào não. Việc này dẫn đến các tế bào não bị chết trong vài phút.
Thời tiết lạnh rất dễ gây ra đột quỵ. Bệnh sẽ khiến tê liệt, yếu một phần cơ thể, khó cử động, khó nuốt, thị giác kém… Ngoài ra, người bệnh còn bị rối loạn cảm xúc, khó giao tiếp hoặc trầm cảm.
Những thực phẩm ngừa đột quỵ hiệu quả
Đối với người có tiền sử mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, việc duy trì chế độ ăn uống là rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng phải phù hợp và hạn chế những thực phẩm gây hại. Điều này sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho tim mạch và phòng ngừa được đột quỵ sớm.
Các loại rau xanh màu đậm: Thực phẩm đầu tiên, phải kể đến các loại rau xanh giàu chất xơ, ít chất béo và calo. Ăn rau màu xanh đậm sẽ giúp kiểm soát được cân nặng của cơ thể. Ngoài ra, rau xanh còn giữ cho huyết áp ở mức ổn định. Một số loại rau được kể đến như: rau muống, rau ngót, rau đay, súp lơ, rau cải, bông cải xanh,…
![]() |
Ăn rau màu xanh đậm sẽ giúp kiểm soát được cân nặng của cơ thể. |
Cá hồi: Cá hồi là thực phẩm có chứa hàm lượng axit béo omega-3 cao. Các chất trong cá hồi có thể kiểm soát được huyết áp và giảm lượng cholesterol xấu cho cơ thể. Ăn cá hồi thường xuyên có thể giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch và phòng ngừa đột quỵ. Ngoài ra, một số loại cá khác cũng có tác dụng phòng ngừa tốt là cá trích, cá thu, cá ngừ,…
Khoai lang: Khoai lang có chứa hàm lượng chất xơ và chống oxy hóa cao. Ăn khoai lang có tác dụng giảm cân, chống ung thư, giảm lượng cholesterol xấu, có thể ngăn ngừa đột quỵ. Khoai lang có thể nói là một trong những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe.
Các loại đậu: Đậu là một thực phẩm ít chất béo và giàu protein. Đậu tương, đậu đen, đậu hà lan,…là các loại đậu rất giàu chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, vitamin A, B1, muối khoáng, Fe, Mg,… Đây là nguồn cung cấp protein và chất xơ dồi dào cho cơ thể. Ăn nhiều các loại đậu sẽ giúp cơ thể kiểm soát nguy cơ đột quỵ cao.
![]() |
Ăn nhiều các loại đậu sẽ giúp cơ thể kiểm soát nguy cơ đột quỵ cao. |
Cà chua chín: Trong cà chua chín có chứa nhiều vitamin đặc biệt là vitamin A, và C. Đây là các vitamin tốt cho não bộ và thần kinh giúp phòng ngừa đột quỵ. Lycopene có trong cà chua có tác dụng phòng chống ung thư và bảo vệ tế bào não khỏi sự tổn thương do oxy hóa.
Ngoài ra, cà chua còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa và làm hạ huyết áp. Lưu ý chỉ ăn cà chua chín vì cà chua xanh có chứa nhiều độc tố.
Quả bưởi: Chất naringenin trong bưởi tương tự như một chất chống oxy hóa giúp đốt cháy mỡ thừa, duy trì cân nặng ổn định. Bưởi còn có tác dụng giảm lượng đường trong máu, giữ đường huyết ổn định, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch. Thực phẩm này cực tốt cho nhóm người bệnh nguy cơ đặc biệt là béo phì.
Các loại hạt: Có thể kể đến như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều, ngũ cốc, hạt bí ngô, hạt chia,…Đây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, omega 3,.. rất tốt cho tim mạch.
Các chất trong hạt còn có tác dụng cân bằng lượng đường trong máu, giảm viêm, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Thực phẩm này có thể nói là sự lựa chọn hàng đầu trong việc phòng ngừa đột quỵ.
Thực phẩm nào cần hạn chế?
Bạn nên hạn chế các thực phẩm có nhiều chất béo và các chất khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao. Đây là nguy cơ gây xơ vữa động mạch cao có thể dẫn đến mắc các bệnh lý về tim và đột quỵ.
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh như: khoai tây chiên, bánh quy, bánh ngọt, kem phủ,…Một vài thực phẩm cũng cần hạn chế khác như: mỡ lợn, thịt xông khói, bơ ca cao, socola, dầu dừa. Ngoài ra bạn cần hạn chế ăn mặn, các đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều natri,…
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
