Thực phẩm nảy mầm nào có lợi và có hại cho sức khỏe?
Người mới niềng răng: Thực phẩm gì nên và không nên ăn? Top những thực phẩm giàu chất dưỡng ẩm cho làn da trong mùa đông Thực phẩm tự nhiên nào giúp thải độc gan hiệu quả? |
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau có khả năng chống oxy hóa cao nhất ở giai đoạn nảy mầm, có thể làm giảm quá trình oxy hóa tế bào của cơ thể, tránh nguy cơ mắc bệnh, do vậy mọi người có thể bổ sung thêm rau mầm để chống lại các gốc tự do.
Ở giai đoạn nảy mầm, rau chứa các chất dinh dưỡng như vitamin A, polyphenol, sulforaphane và khoáng chất cũng đậm đặc hơn rau trưởng thành.
Vì vậy mọi người có thể bổ sung thêm rau mầm, chẳng hạn như giá đỗ, mầm súp lơ, mầm đậu tương thường xuyên, giúp loại bỏ các gốc tự do dư thừa trong cơ thể và ngăn ngừa ung thư.
Tuy nhiên, có một số thực phẩm khi đã mọc mầm thì sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng, sinh ra độc tố, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người sử dụng.
Bạn hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm có lợi và có hại khi nảy mầm dưới đây.
Thực phẩm nảy mầm tốt cho sức khỏe
Tỏi mọc mầm
Có rất nhiều bà nội trợ hiểu nhầm rằng, tỏi mọc mầm là không nên ăn vì có hại cho sức khỏe. Nhưng trên thực tế, tỏi mọc mầm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao gấp đôi với tỏi thường. Bởi vì tỏi mọc mầm có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn so với tỏi thường. Việc sử dụng tỏi mọc mầm sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa và chống ung thư.
![]() |
Tỏi mọc mầm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao gấp đôi với tỏi thường. Ảnh: Afamily |
Chính vì vậy, các bà nội trợ có thể lấy mầm tỏi để chế biến cùng một số loại rau, giúp tăng thêm hương vị ngon cho món ăn. Tuy nhiên trong quá trình nấu nướng bạn nên để mầm tỏi, tiết ra chất dinh dưỡng giúp bổ sung tối đa cho làn da của chị em phụ nữ.
Mầm gạo lứt
Gạo lứt khi nảy mầm sẽ kích hoạt lượng lớn enzyme. Đồng thời còn tạo ra một loại các loại enzyme thủy phân mới như amylase, hemixenluaza, protease, oxidoreductase. Nhờ đó, năng lượng và dinh dưỡng của gạo lứt sẽ được thanh đổi. Một số đại phân tử trong gạo lứt cũng trở thành phân tử nhỏ, chất dinh dưỡng cũng được chuyển hóa tồn tại ở dạng dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Gạo lứt khi nảy mầm rất giàu vitamin A, B, E, niacin và axit pantothenic. Lượng canxi, magie và khoáng chất khác trong hạt gạo lứt vốn tồn tại ở dạng khó hấp thu và tiêu thụ. Thế nhưng khi nảy mầm lên, dưới sự hoạt hóa của phytase, axit phytic bị phân hủy khiến các khoáng chất được giải phóng. Do đó nếu ăn gạo lứt nảy mầm, cơ thể sẽ hấp thu được trọn vẹn những khoáng chất này.
Đậu Hà Lan mọc mầm
Mầm đậu Hà Lan không những không gây hại cho sức khỏe mà nó còn chứa thành phần dinh dưỡng cao. Theo các chuyên gia, mầm đậu Hà Lan có rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và các loại khoáng chất. Những chất này tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể. Từ đó giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, gan, thận.
Giá đỗ
Giá đỗ là một trong những loại dễ trồng cũng như rất phổ biến nhất. Có 3 loại được biến đến nhiều là giá đậu nành, giá đỗ xanh và giá đỗ đen. Mỗi loại đều có những tác dụng riêng cho sức khỏe.
Giá đậu nành giàu protein và vitamin C, có thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch của con người, tăng cường lưu thông máu. Không chỉ có tác dụng phục hồi chức năng gan mà nó còn giàu kali, có thể hạ cholesterol, ngăn ngừa huyết áp cao.
![]() |
Giá đỗ xanh rất giàu chất xơ. Ảnh: caogam |
Giá đỗ xanh rất giàu chất xơ, là loại rau tốt cho người táo bón, tác dụng phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, hút ẩm, hữu hiệu trong việc hóa giải vết loét miệng.
Giá đỗ đen là nguồn cung cấp protein tuyệt vời, chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin, có thể tăng bài tiết cholesterol và giảm lipid máu hiệu quả. Ngoài ra, giá đỗ đen còn giúp thông huyết, lợi tiểu, tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa, mùa hè nóng bức muốn giải nhiệt có thể dùng một đĩa giá đỗ đen.
Mầm bông cải
Rau mầm bông cải xanh rất giàu sulforaphane, gấp 7 lần so với bông cải xanh trưởng thành.
Asami Iwata, một chuyên gia dinh dưỡng y học cổ truyền của Nhật Bản, cho biết chỉ cần dùng 50 gam rau mầm bông cải xanh đã đạt được tác dụng tương tự như ăn 1kg bông cải xanh trưởng thành.
Những loại thực phẩm mọc mầm mà bạn không nên sử dụng
Khoai tây
Khoai tây nảy mầm thường chứa độc tố solanine. Khi ăn phải, nhẹ thì sẽ gây nôn ói, tiêu chảy vì ngộ độc. Nặng thì có thể suy gan nếu ăn trong suốt thời gian dài.
![]() |
Khoai tây nảy mầm thường chứa độc tố solanine. Ảnh: Hanoimoi |
Sắn
Sắn khi mọc mầm sẽ sản sinh ra chất alkailoid solanine. Đây là chất độc gây tiêu chảy, nôn mửa đau tức ngực. Thậm chí nó còn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Khoai môn
Củ khoai môn mọc mầm không chỉ bị suy giảm giá trị dinh dưỡng mà còn có thể sản sinh ra những chất độc cực kì có hại với gan.
Khoai lang
Khoai lang khi nảy mầm hoàn toàn có thể gây ngộ độc. Lý do là vì sau khi nảy mầm, lớp biểu bì của củ khoai lang sẽ có những đốm đen. Lúc này, độc tố sẽ theo đó thải ra. Độc tố này không thể hoàn toàn tiêu diệt hết ở nhiệt độ cao nên dù được nấu chín thì nó vẫn có thể làm giảm chức năng gan.
Lạc
Lạc là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người. Tuy nhiên việc bảo quản không tốt, để trong môi trường ẩm ướt... chúng bị mốc, mọc mầm lại có hại. Hạt lạc mọc mầm, thành phần dinh dưỡng của chúng giảm xuống rất thấp, đồng thời trong quá trình nảy mầm, hàm lượng nước tăng cao càng dễ bị nhiễm độc.
Độc tố được sản sinh trong quá trình mầm phát triển. Loại độc tố này có hại cho cơ thể người, gây nên bệnh ung thư gan. Lúc đầu mầm có màu vàng, sau chuyển thành màu xanh vàng, cuối cùng là màu xanh lục.
Thủ phạm gây lạc mốc là một loài nấm mốc rất nguy hiểm có tên là aspergillus flavus tiết ra độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm. Độc tố này chủ yếu gây nhiễm độc gan.
Trên đây là những loại thực phẩm nảy mầm có lợi và có hại cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo để bổ sung hoặc phòng tránh vào thực đơn bữa ăn của mình nhé.
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây
