Thiếu hụt nguồn cung đẩy giá cà phê Arabica tăng lên mức cao nhất 13 năm
Cà phê Robusta vượt 5.000 USD/tấn, nông dân kỳ vọng giá còn tiếp tục đi lên? Giá cà phê tăng liên tiếp, cơn “sốt giá” liệu còn kéo dài? Giá cà phê thế giới tăng vọt, lo ngại nguồn cung khan hiếm |
Giá cà phê đang tăng mạnh và có dấu hiệu không dừng lại. Các yếu tố như thời tiết khắc nghiệt, tắc nghẽn cảng và thiếu hụt nguồn cung đang đẩy giá cà phê lên mức cao kỷ lục, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và toàn bộ chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, giá cà phê cũng tăng mạnh do lo ngại về thời tiết khắc nghiệt tại nước sản xuất cà phê Arabica hàng đầu là Brazil. Quốc gia này sắp kết thúc vụ thu hoạch năm 2024-2025 với triển vọng sản lượng giảm sau khi nắng nóng và khô hạn làm ảnh hưởng đến các cánh đồng cà phê.
Giá Robusta và Arabica thế giới tăng mạnh khi được củng cố bởi nguồn cung khan hiếm trên thị trường. Ảnh: N.N |
Hiện tại, sự chú ý đang chuyển sang tiềm năng của mùa vụ tiếp theo. Nhưng quốc gia Nam Mỹ này đang phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, đe dọa gây thêm thiệt hại cho mùa màng.
Nhà phân tích Carlos Mera của ngân hàng đầu tư Rabobank cho biết lượng mưa tại các vùng trồng cà phê Arabica của Brazil luôn ở mức thấp hơn mức bình thường kể từ đầu mùa khô vào tháng Tư. Ông Mera chỉ ra vấn đề này xảy ra vào thời điểm ngành cà phê đang phải chịu cảnh tắc nghẽn tại cảng ở một số quốc gia, tình trạng khan hiếm container trên toàn cầu, những gián đoạn trên tuyến Biển Đỏ và cả vụ mùa cà phê đáng thất vọng ở Việt Nam.
Theo giới quan sát thị trường, một tách cà phê sẽ trở nên đắt đỏ hơn nữa khi tình trạng gián đoạn nguồn cung dai dẳng đẩy giá hạt cà phê Arabica lên mức cao nhất trong 13 năm. Từ đầu năm tới nay, giá loại cà phê này đã tăng khoảng 40% do tình trạng thiếu hụt hạt cà phê Robusta có giá rẻ hơn thúc đẩy nhu cầu đối với cà phê Arabica - vốn được các chuỗi cửa hàng đặc sản ưa chuộng.
Lý giải về việc giá cà phê thế giới tăng nóng thời gian qua, một số doanh nghiệp cho rằng nhu cầu tiêu thụ cà phê trên toàn cầu không ngừng tăng cao, đặc biệt là trong những tháng cuối năm khi nhu cầu về đồ uống nóng tăng mạnh. Trong khi đó, nguồn cung lại bị hạn chế do những tác động của biến đổi khí hậu và các yếu tố khác như dịch bệnh, khiến cho cung không đủ cầu, đẩy giá lên cao.
Nhiều doanh nghiệp trong nước dự đoán rằng giá cà phê sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao hoặc thậm chí còn tăng cao hơn nữa trong mùa vụ tới. Đây cũng là mức giá mà các doanh nghiệp chế biến dự trù và chốt các đơn hàng đầu ra. Lý do là vì sản lượng cà phê Việt Nam dự kiến sẽ giảm mạnh so với các năm trước, trong khi nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức cao.
Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) cũng chia sẻ quan điểm tương tự. Theo VICOFA, giá cà phê trong nước còn cao bởi nguồn cung đã cạn kiệt, ít có giao dịch. Việc Việt Nam thu hoạch rộ cà phê vào tháng 11 và tháng 12 tới cũng không đảm bảo sẽ làm giảm giá ngay lập tức. Ngoài ra, giá cà phê tăng cao trước vụ thu hoạch do thiếu hàng. Lý do 2 nguồn cung cà phê lớn nhất trên thế giới là Brazil và Việt Nam đều bị biến đổi khí hậu gây mất mùa. Ngoài ra, yếu tố đầu cơ trên sàn London cũng khiến giá cà phê có sự biến động mạnh.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng dự báo giá cà phê sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong tháng 9 do nguồn cung giảm, nhu cầu tăng. Sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 tại Việt Nam dự kiến giảm mạnh, về mức thấp nhất 13 năm. Trong khi đó, thị trường tiêu dùng cà phê trên thế giới cuối năm tăng mạnh.
Sự tăng giá cà phê không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn tác động đến toàn bộ chuỗi cung ứng, từ nông dân trồng cà phê đến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp đã phải đối mặt với áp lực tăng giá nguyên liệu đầu vào, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực của cả chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việc tìm ra những giải pháp hiệu quả sẽ giúp ổn định thị trường cà phê và đảm bảo nguồn cung cho người tiêu dùng.
Giá cà phê hôm nay (17/9) tại thị trường trong nước giảm nhẹ 100-200 đồng/kg tùy vùng trồng, đưa mức giá phổ biến về khoảng 123.800 đồng/kg, trái ngược với đà tăng mạnh của giá robusta và arabica thế giới khi được củng cố bởi nguồn cung khan hiếm trên thị trường. Cụ thể, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên giảm nhẹ 100-200 đồng/kg tùy vùng trồng. Qua đó đưa mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 123.700 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên. Cụ thể: Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm nhẹ 200 đồng/kg, đạt 123.800 đồng/kg. Giá cà phê tại Lâm Đồng tiếp tục đi ngang, đạt 123.500 đồng/kg. Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, về mức 123.800 đồng/kg. Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông giảm 200 đồng/kg, đạt 123.800 đồng/kg, bằng giá thu mua cà phê tại Đắk Lắk, Gia Lai và là giá thu mua cà phê cao nhất tại khu vực Tây Nguyên hôm nay. Theo dữ liệu mới nhất, giá cà phê thế giới tiếp tục tăng mạnh trên cả 2 sàn giao dịch. Cụ thể: Trên sàn ICE Futures Europe, giá cà phê Robusta giao tháng 11/2024 tăng 3,57%, đạt 5.455 USD/tấn; giá cà phê Robusta giao tháng 1/2025 tăng 3,50%, đạt 5.173 USD/tấn. Tương tự, trên sàn ICE Futures US, giá cà phê Arabica giao tháng 11/2024 tăng 4,09%, lên mức 270,05 US cent/lb; giá cà phê Arabica giao tháng 1/2025 tăng 4,03%, đạt 266,95 cent/lb. |