Tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Theo đại biểu Quốc hội, để phát triển công nghiệp công nghệ số cần tháo gỡ 4 điểm nghẽn: Nhân lực; hạ tầng công nghệ; dữ liệu; phần mềm, AI...
Công nghiệp công nghệ số: Phải có chính sách bứt phá, nổi trội Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số hiện đang được trình Quốc hội xem xét và cho ý kiến. Dự thảo Luật được xây dựng với kỳ vọng tạo ra các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Hiện công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước. Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ thay thế các nội dung về công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ công nghệ thông tin trong Luật Công nghệ thông tin và bổ sung các quy định mới phù hợp với thực tiễn phát triển.

Nhân lực là điểm nghẽ cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Phát triển công nghiệp công nghệ số
Đại biểu Vũ Hải Quân - Đoàn TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thu Hường

Góp ý vào dự thảo luật, đại biểu Vũ Hải Quân - Đoàn TP. Hồ Chí Minh - cho rằng, cần đánh giá trong 20 - 30 năm qua, ngành công nghiệp công nghệ thông tin đã đạt được những kết quả gì, đâu là những tồn tại, hạn chế, khó khăn, đâu là rào cản và đối chiếu vào Luật Công nghệ thông tin để rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác lập pháp, hoạch định chính sách.

Đại biểu Vũ Hải Quân cho rằng, để phát triển công nghiệp công nghệ số cần quan tâm 4 vấn đề: Nhân lực; hạ tầng; dữ liệu; phần mềm, trí tuệ nhân tạo và các chính sách đi kèm.

Theo đó, đại biểu cho rằng, điểm nghẽn lớn nhất hiện nay chính là nhân lực trình độ cao và trình độ rất cao. Bởi, ngành công nghiệp công nghệ thông tin hay ngành công nghiệp công nghệ số nhân lực đóng vai trò chủ đạo.

Đại biểu lấy dẫn chứng, Google vừa rồi phải bỏ ra là 2,7 tỷ USD để mua lại một cá nhân đã từng gắn bó với Google rồi sau đó đi ra ngoài làm.

“Như vậy, rõ ràng giao dịch này về mặt hình thức nào đó thì trí tuệ là một tài sản và có giá trị rất lớn, nếu chúng ta xác định được điểm nghẽn lớn nhất của ngành công nghiệp công nghệ số là nhân lực”- đại biểu Quân khẳng định.

Về hạ tầng, ông cho rằng, hạ tầng phải là đầu tư các siêu máy tính, máy chủ để có thể lưu giữ được dữ liệu lớn, tuy nhiên với cơ chế như hiện nay, đại biểu mong luật phải có một giải pháp để có những hạ tầng đồng bộ.

Đại biểu Vũ Hải Quân nhấn mạnh, cần có cách tiếp cận xuất phát từ thực tiễn để xây dựng dự thảo Luật có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và quan trọng nhất là phải đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp công nghệ số đang đặt ra.

"Phạm vi điều chỉnh của dự án Luật có thể trùng lắp, giao thoa với một số Luật liên quan như Luật Công nghệ thông tin, Luật Công nghệ cao, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giao dịch điện tử”, đại biểu nhấn mạnh và cho rằng cần chỉ ra được những điểm nghẽn trong phát triển công nghiệp công nghệ số để từ đó đề xuất được những điều khoản, chính sách hết sức cụ thể trong dự thảo Luật nhằm phát triển lĩnh vực này.

Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền
Đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thu Hường

Còn theo đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn TP. Hồ Chí Minh, Luật Công nghiệp công nghệ số cần phải đưa hàm lượng về chính sách phát triển vừa bền vững, vừa tăng tốc ngành công nghệ số.

Theo đại biểu, để phát triển công nghiệp, công nghệ số, nguồn nhân lực rất quan trọng, tiếp theo là hạ tầng cho phát triển công nghệ số, trong đó có hạ tầng dữ liệu, hạ tầng về công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin.

Riêng về hạ tầng dữ liệu, đại biểu Trần Hoàng Ngân lưu ý, trong luật phải làm rõ dữ liệu nào là dữ liệu bí mật quốc gia, dữ liệu nào là dữ liệu không được kinh doanh và phải hết sức chi tiết.

“Dữ liệu số là một tài sản quý báu và chúng ta cần phải được chia sẻ, nhưng những gì thuộc về bí mật quốc gia là phải cấm tuyệt đối, những vấn đề đó chúng ta phải có những quy định hết sức chặt chẽ và chi tiết”- đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

Quản chặt AI

Góp ý vào dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn - Đoàn Kiên Giang - khẳng định, dự thảo Luật đã đưa ra quy định rất hợp lý, chúng ta không thể thấy "khó mà cấm". Trên cơ sở quy định tại Luật này, Chính phủ mới có thể xây dựng văn bản quy định chi tiết điều chỉnh với các hoạt động giao dịch tiền ảo, tài sản ảo trên không gian mạng.

"Về trí tuệ nhân tạo, dù không có chính sách khuyến khích phát triển, nhưng mạng facebook và nhiều mạng xã hội khác đã phát triển như vũ bão trong thời gian qua, vì tạo ra giao lưu thực tế. Trí tuệ nhân tạo cũng sẽ như vậy. Trong bối cảnh này, tôi tán thành với việc dự thảo Luật điều chỉnh theo hướng đưa ra quy định để quản lý, không đưa ra quy định thúc đẩy trí tuệ nhân tạo phát triển", đại biểu Nguyễn Phương Tuấn nhấn mạnh.

Phát triển công nghiệp công nghệ số
Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn – Đoàn Kiên Giang. Ảnh: Minh Trang

Trên thế giới hiện cũng đang có 2 cách tiếp cận với trí tuệ nhân tạo, đó là cách tiếp cận theo hướng quản lý rủi ro và dựa trên quyền của nhà quản lý.

Ban soạn thảo đang thiết kế quy định về trí tuệ nhân tạo theo hướng quản lý rủi ro, mức độ rủi ro lớn đến đâu sẽ quản lý cao đến đấy, tương tự như cách thức thiết kế quy định về nội dung này của Liên minh châu Âu.

Cùng với đó, Ban soạn thảo cần rà soát, nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật quy định về khung đạo đức trong sử dụng, ứng xử với trí tuệ nhân tạo. Bởi, trí tuệ nhân tạo có thể giúp kích cầu, thúc đẩy kinh tế phát triển, nhưng nếu rơi vào tay của người có dụng ý xấu sẽ vô cùng nguy hiểm.

Thu Hường

Tin mới cập nhật

Năm 2024, doanh thu ngành game đạt khoảng 12.500 tỷ đồng

Năm 2024, doanh thu ngành game đạt khoảng 12.500 tỷ đồng

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2024, doanh thu ngành game ước đạt khoảng 12.500 tỷ đồng.
Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử

Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử

Năm 2024, theo xếp hạng của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử.

Tin khác

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh song song để thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh song song để thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Thúc đẩy song song chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sẽ giải quyết được 'bài toán' tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giữ được mục tiêu bảo vệ môi trường.
Lễ hội công nghệ ngoài trời đầu tiên tại Việt Nam hút 12,5 triệu lượt theo dõi trực tuyến

Lễ hội công nghệ ngoài trời đầu tiên tại Việt Nam hút 12,5 triệu lượt theo dõi trực tuyến

Thủ Đức Innovation Fest 2024 - Lễ hội công nghệ ngoài trời đầu tiên tại Việt Nam thu hút hơn 115.000 lượt tham gia và hơn 12,5 triệu lượt theo dõi trực tuyến.
Chuyển đổi số để ngăn hành vi rao bán hàng thật nhưng nhận hàng giả

Chuyển đổi số để ngăn hành vi rao bán hàng thật nhưng nhận hàng giả

Hôm nay, tại TP. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp, chuyên gia và nhà quản lý đã bàn luận về chuyển đổi số trong lĩnh vực chống hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hình thức mua sắm nào trong mùa lễ hội cuối năm?

Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hình thức mua sắm nào trong mùa lễ hội cuối năm?

Các sự kiện mua sắm trong mùa lễ hội cuối năm như: Ngày lễ độc thân, Black Friday đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Công nghệ AI gia tăng cơ hội nghề nghiệp quốc tế cho sinh viên

Công nghệ AI gia tăng cơ hội nghề nghiệp quốc tế cho sinh viên

Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) vừa tổ chức sự kiện dành cho sinh viên với chủ đề “Ứng dụng Blockchain và AI: Chìa khóa thành công trong kỷ nguyên số”.
MasterTeck: Chìa khóa tối ưu nhân sự chất lượng cao ngành trí tuệ nhân tạo

MasterTeck: Chìa khóa tối ưu nhân sự chất lượng cao ngành trí tuệ nhân tạo

MasterTeck là nền tảng học trực tuyến mở (Massive Open Online Course - MOOC) đầu tiên về Blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.
Công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia theo TCVN ISO 9001:2015

Công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia theo TCVN ISO 9001:2015

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia vừa ban hành Quyết định về việc công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia theo TCVN ISO 9001:2015.

'Thay giáp’ doanh nghiệp thời đại số, tạo đà khai phá tiềm năng mới

Sáng nay, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo "Thay giáp" doanh nghiệp thời đại số với ERP: Tạo đà khai phá tiềm năng mới cùng nền tảng Low-code.
Tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng

Tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề nghị các cơ quan thuộc Bộ Công Thương tham gia tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến.
Mục tiêu đến năm 2025, 100% cao tốc được quản lý, điều hành giao thông ITS

Mục tiêu đến năm 2025, 100% cao tốc được quản lý, điều hành giao thông ITS

Bộ Giao thông Vận tải đưa ra lộ trình hoàn thành hệ thống giao thông thông minh cho các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam với mục tiêu hoàn thiện đến 2025.
Xem thêm

Đọc nhiều

Hồ tiêu Việt bứt phá tại thị trường Hoa Kỳ

Hồ tiêu Việt bứt phá tại thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam hiện là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ và có sự bứt phá trong giai đoạn vừa qua.
Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

Với bước chuyển mình vào thị trường Halal đầy tiềm năng sẽ hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho ngành hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới.
Đà tăng của giá hồ tiêu vẫn còn nhiều cơ hội?

Đà tăng của giá hồ tiêu vẫn còn nhiều cơ hội?

Theo dự báo vụ thu hoạch hồ tiêu ở Việt Nam có thể bị trễ một tháng, dẫn đến nguồn cung bị chậm lại, tạo cơ hội cho giá hồ tiêu tiếp tục tăng.
Đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định có 68 cụm công nghiệp

Đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định có 68 cụm công nghiệp

Theo Sở Công Thương Bình Định, đến nay đã có 38 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, đến năm 2030 hướng đến có 68 cụm công nghiệp trên địa bàn.
Nhận định chứng khoán 26/11: Thị trường phân hoá tích cực

Nhận định chứng khoán 26/11: Thị trường phân hoá tích cực

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi và tiến lên mức 1.240-1.250 điểm trong các phiên tới.
Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế vừa có công văn 285/TCT-TVQT yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh quản lý tem điện tử trên ứng dụng tem điện tử.
Nhận định chứng khoán 27/11: Thị trường bước vào sóng tăng mới

Nhận định chứng khoán 27/11: Thị trường bước vào sóng tăng mới

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng thị trường đã kết thúc nhịp giảm điểm ngắn hạn và sẽ tích lũy trở lại để bước vào sóng tăng mới.
Nhận định chứng khoán 28/11: VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi

Nhận định chứng khoán 28/11: VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi

Các chuyên gia chứng khoán cho biết, ở khung đồ thị giờ, VN-Index duy trì đi ngang cho thấy nỗ lực cân bằng của thị trường.
Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn

Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn

Trong năm 2024, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phối hợp với các ngành đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn.
Chứng khoán tuần qua 25-29/11: Thị trường tiếp đà hồi phục

Chứng khoán tuần qua 25-29/11: Thị trường tiếp đà hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho biết, mặc dù chưa đủ sức để tăng tốc bởi dòng tiền tham gia khá yếu, nhưng sắc xanh đã lan rộng bảng điện tử.
Phiên bản di động