Thanh Hóa: Giải pháp nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu sắn

Phát triển bền vững các vùng nguyên liệu sắn phục vụ chế biến đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai có trọng tâm, trọng điểm, góp phần nâng cao đời sống đồng bào.
Gạo nếp Cay Nọi: Từ đặc sản địa phương thành sản phẩm OCOP Thanh Hóa: Liên kết sản xuất lúa nếp đạt hiệu quả cao

Tập trung phát triển vùng nguyên liệu

Khu vực trung du và miền núi Thanh Hóa có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn. Cây sắn cũng được xác định là một trong những cây trồng hàng hóa chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh. Do đó, thời gian qua, các địa phương đã tập trung khuyến khích, hỗ trợ người dân mở rộng diện tích sắn làm nguyên liệu chế biến. Từ đó, tạo ra vùng nguyên liệu bền vững có năng suất, chất lượng cao; góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trong vùng dự án.

Khu vực trung du và miền núi Thanh Hóa có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn (Ảnh: T.H)
Khu vực trung du và miền núi Thanh Hóa có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn (Ảnh: T.H)

Hằng năm, toàn tỉnh Thanh Hóa phát triển được từ 13.000 - 15.000 ha sắn, với tổng sản lượng khoảng 200.000 tấn làm nguyên liệu phục vụ 5 nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, diện tích và năng suất trên mới đảm bảo được 60% công suất nhà máy, buộc các nhà máy phải tổ chức thu mua ở các tỉnh khác để đảm bảo sản xuất.

Để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho hoạt động chế biến, thời gian qua đã có một số nhà máy chế biến tinh bột sắn chủ động đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, như: Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh (Ngọc Lặc) đã đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho người dân các huyện: Ngọc Lặc, Thường Xuân, Thọ Xuân; Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân đầu tư ứng trước vật tư, phân bón, công chăm sóc, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cho người dân; đồng thời ký hợp đồng bao tiêu sắn tươi theo hướng điều chỉnh giá thị trường, hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp...

Tuy nhiên, theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, trình độ sản xuất của người dân tại các vùng trồng sắn còn lạc hậu, sản xuất manh mún, chưa áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới nên năng suất, sản lượng còn hạn chế. Bên cạnh đó, vài năm trở lại đây, nhiều diện tích trồng sắn nguyên liệu xuất hiện bệnh khảm lá vi-rút hại sắn, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng khiến người dân càng không mặn mà với loại cây trồng này.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), niên vụ 2023 - 2024 toàn tỉnh có hơn 11.000 ha sắn nguyên liệu. Tuy nhiên, có khoảng 965 ha sắn nguyên liệu bị nhiễm vi-rút bệnh khảm lá sắn. Bệnh đang gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại các huyện: Thường Xuân, Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Bá Thước. Mặc dù Sở NN&PTNT và các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp phòng trừ, khắc phục, song diện tích nhiễm bệnh vẫn có xu hướng tăng cao.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã hướng dẫn các địa phương thường xuyên kiểm tra, theo dõi sự phát triển của cây sắn để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả; thực hiện tiêu hủy đối với diện tích sắn nhiễm bệnh nặng và đưa những giống sắn mới có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt vào sản xuất ở những vụ tiếp theo.

Cần triển khai đồng bộ các giải pháp

Theo đánh giá của các chuyên gia, để cây sắn phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa cần có các giải pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch ngắn hạn và tầm nhìn dài hạn về cây sắn và xác định đây là cây chủ lực quốc gia. Có chính sách và chương trình cụ thể về giống, bảo vệ thực vật và những biện pháp phòng chống dịch, bao vây dịch bệnh đối với cây sắn.

Thứ hai, đối với giống sắn cần phải xúc tiến những bộ giống mới có năng suất và khả năng kháng bệnh cao, từng bước chuyển giao thay thế dần giống cũ. Bộ NN&PTNN và Viện Di truyền Nông nghiệp đã công bố 2 bộ giống sắn mới HN3 và HN5. Đây là 2 bộ giống đã được khảo nghiệm và có kết luận về hiệu quả và khả năng kháng bệnh. Tăng cường pháp lệnh bảo vệ thực vật trong quản lý giống, xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cá nhân tự phát nhập giống không rõ nguồn gốc chưa được phép chuyển giao của Bộ NN&PTNN vào địa phương.

Băng chuyền đưa sắn nguyên liệu vào chế biến của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh (Ảnh: Khắc Công)
Băng chuyền đưa sắn nguyên liệu vào chế biến của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh (Ảnh: Khắc Công)

Thứ ba, các địa phương có nhà máy chế biến sắn có thể yêu cầu các nhà máy có chính sách đầu tư thâm canh vùng nguyên liệu để nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất đai mà không cần mở rộng diện tích. Đặc biệt phải bao tiêu sản phẩm sau đầu tư cho bà con nông dân, coi đây như điều kiện cần và đủ chấp thuận cho nhà máy hoạt động sản xuất. Bởi một dự án kinh tế phải đạt được 3 mục tiêu cơ bản là: Hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư, hiệu quả xã hội cho dân cư trong vùng dự án và thân thiện với môi trường.

Thứ tư, về chính sách đầu tư, nên dành tỷ trọng đầu tư hợp lý đối với các dự án đầu tư chế biến sau thu hoạch, nhất là đối với sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, vì các dự án này đều bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, chủ yếu đầu tư ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên hệ số rủi ro lớn. Trong khi đó, những dự án được đầu tư ở khu công nghiệp lại có chính sách đầu tư rất ưu ái.

Sản phẩm của các nhà máy sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu, tuy nhiên, chi phí bán hàng lớn làm mất khả năng cạnh tranh. Để khắc phục sự bất cập này, cần thiết phải hình thành các trung tâm logistic nhằm giảm thiểu chi phí bán hàng không những cho ngành sắn mà cho những sản phẩm nông sản khác.

Cây sắn đã được Bộ NN&PTNT đưa vào danh sách 13 cây trồng chủ lực quốc gia và được Bộ Công Thương đưa vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với đặc điểm khí hậu và địa hình của tỉnh Thanh Hóa, cây sắn có nhiều dư địa và không gian để phát triển.
Lê Hoàng

Tin mới cập nhật

Mường Khương phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Mường Khương phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Những năm qua, huyện Mường Khương đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các mô hình sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Tuyên Quang: Phát huy hiệu quả các công trình, dự án đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc

Tuyên Quang: Phát huy hiệu quả các công trình, dự án đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc

Triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Tuyên Quang.
Gia Lai: Triển khai 10 dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Gia Lai: Triển khai 10 dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Gia Lai đã tập trung triển khai 10 dự án triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tỏi Lý Sơn: Lần đầu tiên có mô hình liên kết bao tiêu dài hạn

Tỏi Lý Sơn: Lần đầu tiên có mô hình liên kết bao tiêu dài hạn

2 doanh nghiệp đầu tiên của huyện đảo Lý Sơn đã ký hợp đồng cung ứng tỏi Lý Sơn với Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan.
Bắc Giang: Triển khai nhiều chương trình tập huấn hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc

Bắc Giang: Triển khai nhiều chương trình tập huấn hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc

Tham gia các buổi tập huấn, đồng bào dân tộc thiểu số nắm được các kiến thức về kỹ năng bán hàng, xúc tiến thương mại, ứng dụng chuyển đổi số…
Quảng Ngãi: Tiềm năng phát triển vùng chuyên canh cây dược liệu

Quảng Ngãi: Tiềm năng phát triển vùng chuyên canh cây dược liệu

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực dược liệu.
Bình Định: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào tiêu thụ sản phẩm

Bình Định: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào tiêu thụ sản phẩm

Nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ngành Công Thương Bình Định đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực.
Thái Nguyên: Phát triển thương hiệu “Gà đồi Phú Bình”

Thái Nguyên: Phát triển thương hiệu “Gà đồi Phú Bình”

10 tỷ đồng đã được huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đầu tư cho dự án phát triển thương hiệu “Gà đồi Phú Bình” nhằm quảng bá sản phẩm chủ lực của địa phương.
Quảng Ngãi triển khai 43 công trình phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Ngãi triển khai 43 công trình phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi đạt được nhiều kết quả tích cực.
Vị ngọt đường thốt nốt An Giang

Vị ngọt đường thốt nốt An Giang

Loại đường đặc sản được nấu từ mật hoa và quả của cây thốt nốt của đồng bào Khmer đang được xây dựng thành sản phẩm hàng hóa đặc trưng vùng Bảy Núi (An Giang).

Tin khác

Khẩn trương khắc phục khó khăn, vướng mắc của Dự án 3

Khẩn trương khắc phục khó khăn, vướng mắc của Dự án 3

Triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Dự án 3 góp phần phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Lai Châu: Mở rộng diện tích trồng chanh leo tại các huyện vùng cao

Lai Châu: Mở rộng diện tích trồng chanh leo tại các huyện vùng cao

Thời gian gần đây, bà con các huyện vùng cao Lai Châu đã mở rộng diện tích trồng chanh leo tại các huyện vùng cao, hình thành vùng sản xuất hàng hóa.
Quảng Nam: Khởi sắc ở huyện miền núi Nam Giang

Quảng Nam: Khởi sắc ở huyện miền núi Nam Giang

Diện mạo nông thôn, miền núi của huyện Nam Giang đã có nhiều thay đổi tích cực, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống của đồng bào dân tộc được cải thiện.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc

Huyện miền núi Thuận Châu đã thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; qua đó, góp phần nâng cao đời sống của bà con.
Gia Lai: Thúc đẩy giao thương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Gia Lai: Thúc đẩy giao thương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Năm 2023, Gia Lai dành trên 5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nghệ An: Bảo tồn giống lúa nếp bản địa của đồng bào dân tộc Thái

Nghệ An: Bảo tồn giống lúa nếp bản địa của đồng bào dân tộc Thái

Giống lúa nếp bản địa của đồng bào dân tộc Thái ở huyện miền núi Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã được địa phương quan tâm khôi phục và phát triển.
Điện Biên: Hỗ trợ huyện vùng cao phát triển các dự án sản xuất cộng đồng

Điện Biên: Hỗ trợ huyện vùng cao phát triển các dự án sản xuất cộng đồng

Huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đã phê duyệt 13 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Vĩnh Phúc: Tập trung phát triển thương mại, dịch vụ miền núi

Vĩnh Phúc: Tập trung phát triển thương mại, dịch vụ miền núi

Vĩnh Phúc xác định, phát triển thương mại, dịch vụ là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế địa phương; từ đó, góp nâng cao đời sống của người dân miền núi.
Khoai sọ nương Trạm Tấu: Từ đặc sản của đồng bào vùng cao thành sản phẩm hàng hóa

Khoai sọ nương Trạm Tấu: Từ đặc sản của đồng bào vùng cao thành sản phẩm hàng hóa

Từ một món ăn dân dã, khoai sọ nương Trạm Tấu đã được phát triển thành sản phẩm hàng hóa, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào vùng cao.
Nghệ An: Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Nghệ An: Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Vừa qua, HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND quy định về nội dung, mức hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết trên địa bản tỉnh.
Xem thêm

Đọc nhiều

Hoa đu đủ đực ngâm mật ong: Lợi ích, cách dùng và lưu ý

Hoa đu đủ đực ngâm mật ong: Lợi ích, cách dùng và lưu ý

Hoa đu đủ đực ngâm mật ong được xem là một bài thuốc quý có tác dụng chữa trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý.
Phản ánh mua hàng chưa đảm bảo chất lượng: EVN Hải Dương và cơ quan chức năng nói gì?

Phản ánh mua hàng chưa đảm bảo chất lượng: EVN Hải Dương và cơ quan chức năng nói gì?

Đại diện Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương đã có trao đổi với Báo Công Thương liên quan đến phản ánh mua sản phẩm LBFCO 35kV không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Uống nghệ mật ong thời điểm nào hiệu quả nhất?

Uống nghệ mật ong thời điểm nào hiệu quả nhất?

Thói quen uống nghệ mật ong có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh và bảo vệ sức khỏe của bạn.
Nhịp cầu Công Thương ngày 5/12: Phản ánh liên quan đến Viện Thẩm mỹ Ella Academy, Đại học Mỏ - Địa chất

Nhịp cầu Công Thương ngày 5/12: Phản ánh liên quan đến Viện Thẩm mỹ Ella Academy, Đại học Mỏ - Địa chất

Nhịp cầu Công Thương ngày 5/12 nhận phản ánh liên quan đến Viện Thẩm mỹ Ella Academy, Đại học Mỏ - Địa chất và nhiều đơn vị khác.
Hàng loạt sai phạm tại Nhà máy Xử lý rác APT Seraphin Hải Dương

Hàng loạt sai phạm tại Nhà máy Xử lý rác APT Seraphin Hải Dương

Kết luận thanh tra của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho thấy Dự án Nhà máy Xử lý rác APT Seraphin Hải Dương có nhiều sai phạm về môi trường, xây dựng.
Tài xế sử dụng ma tuý, rượu bia khi tham gia thông: SOS!

Tài xế sử dụng ma tuý, rượu bia khi tham gia thông: SOS!

Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết, chỉ trong 15 ngày đơn vị đã phát hiện xử lý 142 tài xế sử dụng ma túy khi điều khiển phương tiện giao thông.
Công ty Nasaco, nhà thầu vang danh đất Nam Định thời vượt khó

Công ty Nasaco, nhà thầu vang danh đất Nam Định thời vượt khó

Công ty Nasaco từ lâu đã được tin tưởng "chọn mặt gửi vàng" thực hiện các gói thầu lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định, nhân tố nào đứng sau sự thành công đó?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/12/2023: Giá dầu thế giới bất ngờ suy yếu

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/12/2023: Giá dầu thế giới bất ngờ suy yếu

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/12/2023 đảo chiều đi xuống, trong đó, giá dầu WTI hơn 1 USD/thùng và giá dầu Brent giảm 0,69 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 3/12/2023: Giá dầu thế giới giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay ngày 3/12/2023: Giá dầu thế giới giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay ngày 3/12/2023 giảm sâu, trong đó, giá dầu WTI và giá dầu Brent giảm gần 2,5%.
Giá tiêu hôm nay 5/12/2023: Đồng loạt tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 5/12/2023: Đồng loạt tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 5/12/2023, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 05/12 thế nào?
Phiên bản di động