Thái Nguyên: Phát triển du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc

Hoạt động du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà và văn hóa các dân tộc đang được Thái Nguyên đầu tư, khai thác hiệu quả.
Thái Nguyên: Gắn OCOP với xây dựng nông thôn mới Hướng tới xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế công nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc

Thái Nguyên là vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, có tiềm năng phong phú về du lịch tự nhiên và nhân văn với trên 1000 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. Đây là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch bền vững, đặc biệt là khai thác, phát triển du lịch cộng đồng. Qua đó, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số và nâng cao thu nhập cho đồng bào vùng triển khai dự án.

Trong thời gian qua, hoạt động du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà và văn hóa các dân tộc từng bước được Thái Nguyên đầu tư, khai thác và hình thành một số sản phẩm du lịch như: Du lịch cộng đồng vùng chè Tân Cương, vùng chè La Bằng, Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải, Làng văn hóa dân tộc bản Quyên...

Thái Nguyên: Phát triển du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc

Làng nhà sàn Thái Hải thu hút học sinh đến tham quan, trải nghiệm vào các buổi học ngoại khóa

Trong đó, Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải hay còn gọi là Làng nhà sàn Thái Hải đã được công nhận là điểm đến du lịch của địa phương năm 2014. Đây là nơi bảo tồn, lưu giữ hơn 30 ngôi nhà sàn của người Tày, Nùng với tuổi đời lên tới cả trăm năm. Tất cả đều được chuyển từ khu ATK Định Hóa và được phục dựng nguyên bản với mục đích bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Những năm qua, Làng nhà sàn Thái Hải với không gian văn hoá và cuộc sống sinh hoạt được giữ nguyên theo truyền thống của đồng bào đã trở thành điểm đến lý tưởng với du khách trong và ngoài nước. Tại đây, du khách được nghỉ dưỡng trong một không gian tươi xanh, được tìm hiểu, trải nghiệm các nét văn hóa của bà con dân tộc Tày, Nùng xứ Thái như các hoạt động lễ hội, ẩm thực, trò chơi dân gian, trải nghiệm nông nghiệp cùng bà con... Điểm nhấn ấn tượng và thu hút khách du lịch là Làng có hệ thống cơ sở vật chất khá đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu ăn uống, lưu trú và trải nghiệm với đoàn khách có số lượng hàng nghìn người. Nơi đây được đánh giá như một “bảo tàng sống” về văn hóa dân tộc Tày, Nùng vùng Việt Bắc.

Đặc biệt, ngày 12/3 vừa qua, Làng nhà sàn Thái Hải là đại diện duy nhất Đông Nam Á giành giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất thế giới” do Tổ chức Du lịch thế giới tổ chức. Đây là giải thưởng nhằm công nhận các điểm đến nông thôn coi du lịch là động lực phát triển và cơ hội mới tạo ra việc làm và thu nhập gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Giải thưởng này cũng vinh danh những ngôi làng có cam kết đổi mới, định hướng phát triển bền vững ở những khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và tập trung phát triển du lịch phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững.

Thái Nguyên: Phát triển du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc

Du khách tham quan, trải nghiệm hái chè tại vùng chè xã La Bằng, huyện Đại Từ

Bên cạnh Làng nhà sàn Thái Hải, du lịch cộng đồng vùng chè Tân Cương cũng là một điểm đến thu hút khách du lịch. Nơi đây đã được công nhận là điểm du lịch của địa phương năm 2017. Vùng chè Tân Cương gây ấn tượng đặc biệt với du khách bởi những đồi chè bát úp nối tiếp nhau trùng trùng điệp điệp của vùng trung du. Tại đây, du khách được trải nghiệm văn hóa của người trồng chè địa phương. Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm hái chè, sao chè và thưởng thức sản phẩm của mình làm ra tại các điểm đến du lịch cộng đồng như: Hợp tác xã chè Hảo Đạt, Hợp tác xã Tâm Trà Thái, Hợp tác xã chè Tiến Yên... Phát triển du lịch cộng đồng tại vùng chè đặc sản Tân Cương là một trong những hướng đi phù hợp, góp phần đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm đặc sản của địa phương.

Thái Nguyên: Phát triển du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc

...và trải nghiệm giã bánh dày tại Điểm du lịch cộng đồng xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai

Nhằm phát triển du lịch, Thái Nguyên đã xây dựng Đề án phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ để phát triển các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành hỗ trợ 5 địa điểm được lựa chọn xây dựng mô hình điểm về phát triển du lịch cộng đồng. Năm 2022, tỉnh đã triển khai xây dựng 2 điểm du lịch cộng đồng tại xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai và xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên.

Thái Nguyên: Phát triển du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc

Hợp tác xã chè Hảo Đạt thành công từ mô hình sản xuất chè theo chuỗi liên kết

Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang hoàn thiện bộ chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tiến tới triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ các địa phương và người dân tại các điểm du lịch cộng đồng được đầu tư về hạ tầng, cơ sở vật chất, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch... Qua đó, góp phần tạo việc làm cho người lao động, hình thành các điểm du lịch mới thu hút khách. Đồng thời, thu hút đầu tư các khu sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu vực sườn Đông Tam Đảo… Tiếp tục phát triển du lịch khám phá hang động mạo hiểm tại hang Phượng Hoàng - Suối Mỏ Gà (huyện Võ Nhai). Đặc biệt, chú trọng phát triển công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch; định vị thương hiệu du lịch, quảng bá, liên kết hợp tác phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng các mô hình điểm về nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ tại các điểm du lịch cộng đồng sẽ góp phần tạo sự đổi thay mạnh mẽ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thái Nguyên.
Lê Hoàng

Tin mới cập nhật

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.

Tin khác

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Nhiều dự án, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc.
Xem thêm

Đọc nhiều

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động