Hướng tới xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế công nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc

Thái Nguyên là địa phương thứ 5 trong cả nước (sau Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tĩnh và Thanh Hóa) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh.
Phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực để Thái Nguyên phát triển nhanh, bền vững Thái Nguyên: Nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn

Tầm nhìn phát triển đến năm 2050 phấn đấu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn để trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, xanh, thông minh, có bản sắc rõ ràng; là một trong những trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng Thủ đô Hà Nội và cả nước; nơi đáng sống, đáng đến, an toàn và thịnh vượng.

Đây là một trong những mục tiêu đặt ra theo Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14/3/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành.

Cụ thể, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch tỉnh Thái Nguyên bao gồm toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên là 352.196 ha, với 09 đơn vị hành chính gồm: 03 thành phố (Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên) và 06 huyện (Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đông Hỷ, Đại Từ, Phú Bình).

Quyết định nêu mục tiêu tổng quát của Quy hoạch nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh, toàn diện, bền vững; xây dựng tỉnh Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc, thân thiện, trở thành một trong những tỉnh phát triển ở miền Bắc.

Hướng tới xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế công nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc
Hướng tới xây dựng Thái Nguyên trung tâm kinh tế công nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc

Hướng đến năm 2025, tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.

Đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo trình độ cao; trung tâm giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe; trung tâm du lịch; trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ; xây dựng thành phố Thái Nguyên trở thành một trong những cực tăng trưởng hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.

Về kết cấu hạ tầng, tỉnh Thái Nguyên xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo bước đột phá góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối với hệ thống giao thông của vùng, quốc gia.

Trong đó, hệ thống cấp điện, cấp nước, thủy lợi an toàn, hiện đại, đồng bộ đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị, khu dân cư đảm bảo đồng bộ. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông, hạ tầng số hiện đại, an toàn. Phát triển hạ tầng phục vụ các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Hệ thống hạ tầng xã hội được quy hoạch và xây dựng đảm bảo chức năng là trung tâm y tế, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của vùng.

Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt khoảng 8% đến 8,5%/năm; quy mô kinh tế đạt khoảng 13,5 tỷ USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 45 tỷ USD.

Cơ cấu kinh tế, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 60,0%; dịch vụ chiếm khoảng 32,8%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 7,2%. GRDP bình quân/người đạt khoảng 8.900 USD (giá hiện hành). Tỷ lệ lao động theo ngành kinh tế: Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 37%; ngành nông lâm nghiệp - thủy sản chiếm 27%; ngành dịch vụ chiếm 36%.

Các đột phá phát triển của tỉnh là tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực phía Nam của tỉnh; ưu tiên đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị, dịch vụ gắn kết với sự phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội.

Cùng với đó, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số; phát triển kinh tế số, xã hội số và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ số; hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có sức cạnh tranh trên thị trường.

Chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, công nghệ cao; khuyến khích hình thành những cụm ngành, cụm sản xuất có sự tương quan trong cùng lĩnh vực làm tiền đề, cơ sở kết nối chuỗi sản xuất, chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đồng thời, nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy hành chính các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; tập trung nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đạo đức công vụ.

Ngoài ra, quan tâm phát triển nguồn nhân lực địa phương, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; phát huy các lợi thế, thành quả, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với tiềm năng, thế mạnh của các trường đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học, y tế trên địa bàn tỉnh; quan tâm, triển khai thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; phát triển tiềm năng về du lịch, nông nghiệp công nghệ cao; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn tỉnh…

Nhật Khôi

Tin mới cập nhật

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Đồng Nai đã và đang thực hiện các giải pháp phát triển quỹ đất công nghiệp sạch trên địa bàn để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
Thành phố Cần Thơ phát triển sản xuất công nghiệp và tăng xuất khẩu

Thành phố Cần Thơ phát triển sản xuất công nghiệp và tăng xuất khẩu

Đề án “Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn 2030” sẽ góp phần phát triển sản xuất công nghiệp và tăng xuất khẩu thành phố.
Hướng tới xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế công nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc

Hướng tới xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế công nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc

Thái Nguyên là địa phương thứ 5 trong cả nước (sau Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tĩnh và Thanh Hóa) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh.

Tin khác

Doanh nghiệp thép trong nước trước áp lực giảm cầu

Doanh nghiệp thép trong nước trước áp lực giảm cầu

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, giá nguyên vật liệu tăng cao khiến các doanh nghiệp thép trong nước tăng giá bán nhiều lần để bù lại giá thành sản xuất và giảm lỗ.
Tiếp tục triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Tiếp tục triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Việc tiếp tục triển khai khu công nghiệp sinh thái sẽ góp phần giúp Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045.
Cải thiện năng lực cung ứng cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Cải thiện năng lực cung ứng cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Ngành công nghiệp hỗ trợ đang là lĩnh vực tạo sức hấp dẫn, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Bộ Công Thương: Cần tháo gỡ 3 ‘nút thắt’ để phát triển công nghiệp

Bộ Công Thương: Cần tháo gỡ 3 ‘nút thắt’ để phát triển công nghiệp

Cần tập trung nguồn lực Nhà nước phát triển ngành công nghiệp, ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước, nâng giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa.
Bài 3: Giải pháp nào cho ngành cơ khí, công nghiệp ô tô Việt Nam?

Bài 3: Giải pháp nào cho ngành cơ khí, công nghiệp ô tô Việt Nam?

Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, tuy nhiên ngành cơ khí Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Bài 2: Vai trò của ngành cơ khí trong phát triển công nghiệp ô tô

Bài 2: Vai trò của ngành cơ khí trong phát triển công nghiệp ô tô

Ngành cơ khí đóng vai trò nền tảng, động lực phát triển với bất cứ nền kinh tế nào, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp ô tô.
Bài 1: Từng bước tự chủ về cơ khí chế tạo

Bài 1: Từng bước tự chủ về cơ khí chế tạo

Thời gian qua, ngành cơ khí đã bắt đầu làm chủ công tác thiết kế, chế tạo, nâng tỷ lệ nội địa hóa trong lĩnh vực thủy công cho các NM điện, dây chuyền SXCN.
Tiềm năng và cơ hội để Việt Nam trở thành công xưởng mới của thế giới

Tiềm năng và cơ hội để Việt Nam trở thành công xưởng mới của thế giới

Các số liệu thống kê cho thấy đã có những vụ dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, trong đó có nhiều tập đoàn trong top 500 tỷ USD hàng đầu của Mỹ.
Doanh nghiệp hạ tầng công nghiệp tăng tốc

Doanh nghiệp hạ tầng công nghiệp tăng tốc

Trong khi dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) duy trì tăng trưởng tích cực, nhu cầu xây dựng nhà xưởng, hạ tầng khu công nghiệp không ngừng tăng.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Cần doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Cần doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt

Nhiều linh kiện, chi tiết phục vụ sản xuất, sản phẩm cơ khí chính xác của Việt Nam đã tham gia thành công vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Nhật Bản, Mỹ.
Xem thêm

Đọc nhiều

Chứng nhận Halal: Điều kiện cần cho thực phẩm Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia hồi giáo

Chứng nhận Halal: Điều kiện cần cho thực phẩm Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia hồi giáo

Một số quốc gia hồi giáo có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam tuy nhiên để xuất khẩu thành công cần có chứng nhận Halal.
Mô hình thoát nghèo từ nuôi ong rừng của Sùng A Khày trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Mô hình thoát nghèo từ nuôi ong rừng của Sùng A Khày trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Với quyết tâm thoát nghèo, hộ gia đình trẻ Sùng A Khày đã áp dụng mô hình nuôi ong lấy mật trên đỉnh Háng Cháng Lừ.
Quyết liệt đấu tranh phòng, chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Quyết liệt đấu tranh phòng, chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phòng, chống hàng giả trên thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dùng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của lực lượng quản lý thị trường.
Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Chiều 17/3, Thủ tướng gặp mặt và tuyên dương các tập thể, cá nhân trong đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyến tàu hỏa chở hàng hóa đầu tiên từ Trung Quốc đến tỉnh Đồng Nai

Chuyến tàu hỏa chở hàng hóa đầu tiên từ Trung Quốc đến tỉnh Đồng Nai

Chuyến tàu hỏa chở hàng hóa đầu tiên từ Trung Quốc đã đến ga Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) ngày hôm nay 16/3.
Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Rất nhiều kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp liên quan đến môi trường đầu tư, kinh doanh đã được Thủ tướng giải đáp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2023.
Startup công nghệ tiết kiệm năng lượng Việt hoàn thành huy động vòng vốn hạt giống

Startup công nghệ tiết kiệm năng lượng Việt hoàn thành huy động vòng vốn hạt giống

BenKon - Startup Việt Nam về công nghệ tiết kiệm năng lượng đã công bố hoàn thành vòng gọi vốn hạt giống với tống số tiền 500 nghìn đô la Mỹ.
Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Ấn Độ luôn là thị trường khách du lịch tiềm năng mà bất cứ quốc gia nào cũng đều muốn hướng đến. Tuy nhiên đây cũng là thị trường yêu cầu khắt khe, kỹ tính.
Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Đồng Nai đã và đang thực hiện các giải pháp phát triển quỹ đất công nghiệp sạch trên địa bàn để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
Đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%

Kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước đang hết sức khó khăn do giá đầu ra giảm mạnh.
Phiên bản di động