Tại sao lại phải phân biệt tiêu chuẩn giữa hàng xuất nhập khẩu và hàng nội địa?

Hiện nay, hàng hóa của nhà sản xuất thường được chia thành 2 dạng hàng nội địa và hàng xuất nhập khẩu.
Nhiều ngành xuất khẩu tỷ USD dần hồi phục Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP cần tuân thủ điều kiện gì? Xuất nhập khẩu "bắt nhịp" tăng trưởng, Việt Nam xuất siêu sang EU gần 24 tỷ USD

Vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt có sản phẩm bị tuýt còi vì vi phạm luật an toàn thực phẩm của nước sở tại nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn trong nước khiến người tiêu dùng hoang mang. Các doanh nghiệp cho biết, sản phẩm đó là hàng nội địa không dành cho thị trường này khiến nhiều người nghĩ phải chăng tiêu chuẩn hàng nội địa thấp hơn hàng xuất khẩu? Người tiêu dùng cần hiểu vấn đề này thế nào cho đúng để tránh hoang mang?

Sự khác nhau giữa hàng nội địa, hàng xuất khẩu và hàng xách tay

Hiện nay, hàng hóa của nhà sản xuất thường được chia thành 2 dạng hàng nội địa và hàng xuất khẩu. Vậy hai loại hàng hóa này phân biệt thế nào? Có khác nhau về tiêu chuẩn?

Tại sao lại phải phân biệt tiêu chuẩn giữa hàng xuất nhập khẩu và hàng nội địa?

Hàng nội địa là những hàng hóa được sản xuất để tiêu thụ và phục vụ cho nhu cầu của người dân chỉ ở quốc gia đó. Những mặt hàng này được sản xuất trực tiếp ở trong nước đó, cũng có thể sản xuất ở nước khác (nhân công rẻ hơn, nguyên liệu nhiều hơn) nhưng vẫn được chuyển về quốc gia đó và thông qua khâu kiểm soát chất lượng chặt chẽ mà nước đó đặt ra.

Còn hàngxuất khẩu là những mặt hàng vẫn được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước đó; đồng thời, đạt những chỉ số đặc thù mà nước tiếp nhận hàng xuất khẩu đó yêu cầu. Những sản phẩm xuất khẩu được kiểm soát chất lượng của đất nước tiêu thụ, đáp ứng những yêu cầu của nước đó đặt ra.

Hàng xuất khẩu còn được chia thành hàng xuất khẩu tiểu ngạch và xuất khẩu chính ngạch. Hàng xuất khẩu tiểu ngạch là hình thức trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa người dân sinh sống ở gần biên giới giữa hai nước có đường biên giới liền kề nhau. Khi tham gia vào hình thức kinh doanh này, các cá nhân vẫn phải đóng thuế và chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn… bởi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.

Nhập khẩu chính ngạch là hình thức giao thương, mua bán quốc tế được tiến hành hợp pháp dựa theo quy định pháp luật của từng nước nhập khẩu, trong đó, nước nhập khẩu và nước xuất khẩu có chung đường biên giới với nhau. Toàn bộ những mặt hàng khi nhập khẩu chính ngạch đều phải đóng thuế theo quy định pháp luật và được kiểm tra kỹ lưỡng. Các khâu kiểm tra đều được thực hiện và cấp phép bởi các cơ quan chuyên ngành và phải công khai xuất xứ, nguồn gốc đến cơ quan hải quan cùng với chứng từ của hàng hóa.

Nhập khẩu chính ngạch là hình thức nhập khẩu phù hợp nhất đối với những công ty, doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng hóa với số lượng lớn. Hình thức này sẽ đảm bảo được tính pháp lý đầy đủ, minh bạch cho hàng hóa nhập vào.

Đứng giữa hàng nội địa và hàng xuất khẩu thì còn có một loại hàng hóa vẫn lưu thông trên thị trường là hàng xách tay. Hàng xách tay là hàng được mua trực tiếp tại các siêu thị hay các cửa hàng tại quốc gia có sản phẩm ấy và vận chuyển theo hành lý của người bay hoặc gửi cargo. Những sản phẩm này cũng chịu sự kiểm tra gắt gao về chất lượng theo quy định của nước đó.

Như vậy có thể hiểu hàng nội địa hay hàng xuất khẩu đều được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và phải bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, mỗi nước lại có những quy định khác nhau về tiêu chuẩn nên hàng nhập khẩu và hàng nội địa sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau.

Vì sao tiêu chuẩn hàng nội địa và hàng xuất khẩu lại khác nhau?

Như đã nói ở trên, hàng nội địa là những hàng hóa được sản xuất để tiêu thụ chỉ ở quốc gia đó, dành riêng cho người dân quốc gia đó còn hàng xuất khẩu vẫn là hàng được nước đó sản xuất, vẫn qua khâu kiểm soát chất lượng nhưng với tiêu chuẩn chất lượng của nước tiêu thụ, không dùng để tiêu thụ tại đó mà xuất khẩu qua các nước khác. Bao bì trên sản phẩm thường xuất hiện ngôn ngữ khác.

Tương tự như các mặt hàng khác, ở mỗi quốc gia, mặt hàng thực phẩm cũng được kiểm soát bởi những tiêu chuẩn khác nhau nhưng đều phải bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sở dĩ có điều này vì việc xây dựng quy chuẩn an toàn thực phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc thù của mỗi quốc gia như: thời tiết, khí hậu, môi trường, sức khỏe con người… nên rất khó so sánh để nói luật an toàn quốc gia này gắt hơn luật quốc gia kia. Do đó, trước khi sản xuất mặt hàng thực phẩm để xuất khẩu sang một quốc gia, các doanh nghiệp phải tìm hiểu và phân tích rất kỹ lưỡng quy chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm của quốc gia mục tiêu để điều chỉnh sản phẩm của mình sao cho phù hợp.

Tương tự tiêu chuẩn giữa hàng nội địa và hàng xuất khẩu cũng vậy. Hàng nội địa không được chấp nhận ở một nước nào đó không có nghĩa tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của hàng nội địa thấp hơn nước đó mà do không đáp ứng đúng những tiêu chí mà nước đó đặt ra.

Thực tế, nếu doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch vào nước đó thì đa số đều tìm hiểu trước tiêu chuẩn và sản xuất hàng theo tiêu chuẩn của nước đó. Vậy tại sao vẫn có những trường hợp sản phẩm bị “tuýt còi” ở nước sở tại phải thu hồi. Tìm hiểu từ các doanh nghiệp thì được biết đây nhiều khi là hàng sản xuất cho thị trường nội địa nhưng lại bị các công ty mang đi phân phối ở nước ngoài hoặc thông qua con đường xách tay dẫn đến không hợp quy với tiêu chuẩn của nước sở tại.

Tóm lại, không thể so sánh tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm của hàng xuất khẩu cao hơn hàng nội địa vì chung quy lại, các quy chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm của các nước đều có điểm chung là ban hành để phù hợp đặc thù của quốc gia đó và bảo đảm tối ưu nhất sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo Báo Nhân dân

Tin mới cập nhật

10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch

10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch

10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt đã mang về cho nước ta hơn 23 triệu USD với sản lượng đạt 9.709 tấn, tăng 6,5% về lượng và tăng mạnh 32,1% về kim ngạch.
Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Dù xuất khẩu chè tăng trưởng 2 con số, tuy nhiên, người làm chè mới tập trung vào sản xuất khiến giá chè xuất khẩu còn thấp.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Nguồn cung hạn chế giúp cho giá hồ tiêu vẫn đang cao hơn khoảng hơn 70% so với đầu năm, dự báo xuất khẩu vào cuối năm sẽ thêm nhiều cơ hội.
Tình hình xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng năm 2024: Mặc dù tăng trưởng nhưng còn thách thức

Tình hình xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng năm 2024: Mặc dù tăng trưởng nhưng còn thách thức

Các thị trường xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng năm 2024 cơ bản có sự phục hồi tốt, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 985,77 triệu đô la Mỹ, tăng 6,11% so với cùng kỳ.
Sản lượng hồ tiêu giảm: Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó thu mua nguyên liệu

Sản lượng hồ tiêu giảm: Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó thu mua nguyên liệu

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, trong khi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua.
9 tháng, xuất khẩu giày dép của Việt Nam thu về hơn 16,5 tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu giày dép của Việt Nam thu về hơn 16,5 tỷ USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã thu về hơn 16,5 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tháng 10/2024, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu, tăng đáng kể so với tháng trước.
EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam

EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam

Trong số 3 nhà mua lớn nhất cà phê Việt, EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng năm 2024 đạt gần 2,1 triệu tấn

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng năm 2024 đạt gần 2,1 triệu tấn

10 tháng, tổng khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt gần 2,1 triệu tấn với kim ngạch 948,7 triệu USD, giảm về khối lượng và kim ngạch so cùng kỳ.

Tin khác

Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia đạt gần 7 tỷ USD

Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia đạt gần 7 tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia vào Việt Nam 9 tháng năm 2024 đạt trên 6,82 tỷ USD, tăng 21,11% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng hóa từ Anh nhập khẩu về Việt Nam tăng nhẹ gần 10%

Hàng hóa từ Anh nhập khẩu về Việt Nam tăng nhẹ gần 10%

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Anh về Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 594,03 triệu USD, tăng 0,9%.
Tín hiệu khởi sắc giúp xuất khẩu thủy sản tăng tốc cuối năm

Tín hiệu khởi sắc giúp xuất khẩu thủy sản tăng tốc cuối năm

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ 2023, đây là tín hiệu khởi sắc của ngành thủy sản.
Việt Nam nhập phế liệu sắt thép từ Nhật Bản nhiều nhất, trên 713 triệu USD

Việt Nam nhập phế liệu sắt thép từ Nhật Bản nhiều nhất, trên 713 triệu USD

Việt Nam đã nhập khẩu nhóm hàng phế liệu sắt thép có xuất xứ từ Nhật Bản trên 713 triệu USD, tương đương 1,81 triệu tấn trong 9 tháng năm 2024.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng trưởng mạnh

Tính đến 15/10, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12,39 tỷ USD, tăng 2,2 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương tốc độ tăng trưởng lên đến 21,6%).
Vì sao giá cà phê Việt Nam bán sang châu Á lại đắt hơn châu Âu?

Vì sao giá cà phê Việt Nam bán sang châu Á lại đắt hơn châu Âu?

Giá bán cà phê sang các thị trường châu Á đang cao hơn đáng kể so với thị trường châu Âu, đâu nguyên nhân nào dẫn đến sự chênh lệch này?
Lâm Đồng: Tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu tầm nhìn đến năm 2030

Lâm Đồng: Tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu tầm nhìn đến năm 2030

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 57% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng tốc những tháng cuối năm 2024

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng tốc những tháng cuối năm 2024

Ngành dệt may Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn đẩy nhanh hoạt động sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu để hoàn thành kế hoạch xuất khẩu cả năm 44 tỷ USD.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Xuất khẩu gạo năm 2024 sẽ vượt mốc 8 triệu tấn

Xuất khẩu gạo năm 2024 sẽ vượt mốc 8 triệu tấn

Tính đến hết tháng 10, xuất khẩu gạo của nước ta đạt gần 7,8 triệu tấn thu về 4,86 tỷ USD, tăng 10,2% về khối lượng và tăng 23,4% về giá trị so với cùng kỳ.
Xem thêm

Đọc nhiều

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Phát triển chùm đô thị vệ tinh, giải bài toán “chiếc áo chật” cho nội đô Hà Nội

Phát triển chùm đô thị vệ tinh, giải bài toán “chiếc áo chật” cho nội đô Hà Nội

Chuyên gia cho rằng, cần liên kết giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh phục vụ phát triển bền vững cho thành phố Hà Nội.
Nhận định chứng khoán 14/11: Nhịp phục hồi chậm

Nhận định chứng khoán 14/11: Nhịp phục hồi chậm

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm khi lượng cung lớn tiềm ẩn ở các vùng kháng cự trên.
Nhận định chứng khoán 15/11: VN-Index có tiếp đà lao dốc?

Nhận định chứng khoán 15/11: VN-Index có tiếp đà lao dốc?

Các chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán xu hướng trung hạn đi ngang, và xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm.
Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Nguồn cung hạn chế giúp cho giá hồ tiêu vẫn đang cao hơn khoảng hơn 70% so với đầu năm, dự báo xuất khẩu vào cuối năm sẽ thêm nhiều cơ hội.
Nhận định chứng khoán 13/11: Nhà đầu tư thận trọng trước các giao dịch

Nhận định chứng khoán 13/11: Nhà đầu tư thận trọng trước các giao dịch

Các chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có thể có các nhịp hồi chậm, do đó cần tập trung quan sát các cổ phiếu đầu tư trung và dài hạn.
Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Nhận định chứng khoán 11/11: Tập trung vào các cổ phiếu đầu tư dài hạn

Nhận định chứng khoán 11/11: Tập trung vào các cổ phiếu đầu tư dài hạn

Các chuyên gia cho rằng cần tập trung vào các cổ phiếu đầu tư dài hạn có nền tảng tốt chờ đợi thị trường cân bằng trở lại và có các nhịp hồi chậm rãi.
Phiên bản di động