Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP cần tuân thủ điều kiện gì?
Theo Nghị định số 77/2023/NĐ-CP (Nghị định 77) về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) do Chính phủ mới ban hành, hàng hóa tân trang là sản phẩm có các điều kiện: Được liệt kê theo mã hàng tại Phụ lục I, II, III, IV và V kèm theo Nghị định này; được cấu thành toàn bộ hoặc một phần từ vật tư đã được phục hồi; có thời hạn sử dụng tương tự như thời hạn sử dụng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng; thực hiện được toàn bộ các chức năng như chức năng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng, với chất lượng, hiệu quả thực hiện không thay đổi hoặc tương tự như chất lượng, hiệu quả thực hiện của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng; có chế độ bảo hành tương tự như chế độ bảo hành áp dụng cho chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng.
Nhãn hàng hóa tân trang phải có cụm từ "Hàng hóa tân trang" có thể đọc được bằng mắt thường
Nghị định 77 quy định rõ hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau: Có giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP; đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành đang được áp dụng cho hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại.
Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP phải tuân thủ điều kiện gì? - Ảnh: TTXVN |
Tùy trường hợp cụ thể, có các quy định về: Nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hiệu suất năng lượng, an toàn bức xạ, an toàn thông tin mạng, đo lường, bảo vệ môi trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các quy định khác.
Nghị định nêu rõ khi đưa ra lưu thông trên thị trường, trên nhãn gốc hoặc nhãn phụ của hàng hóa tân trang phải thể hiện bằng tiếng Việt cụm từ "Hàng hóa tân trang" ở vị trí và với kích cỡ có thể nhìn thấy và đọc được bằng mắt thường. Tùy trường hợp cụ thể, có các quy định về: Nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hiệu suất năng lượng, an toàn bức xạ, an toàn thông tin mạng, đo lường, bảo vệ môi trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các quy định khác.
Nghị định nêu rõ khi đưa ra lưu thông trên thị trường, trên nhãn gốc hoặc nhãn phụ của hàng hóa tân trang phải thể hiện bằng tiếng Việt cụm từ "Hàng hóa tân trang" ở vị trí và với kích cỡ có thể nhìn thấy và đọc được bằng mắt thường.
Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang có thời hạn không ít hơn 12 tháng
Hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công tại Phụ lục I, II, III, IV và V Nghị định này (cơ quan cấp giấy phép). Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang bao gồm: Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng; Giấy phép nhập khẩu có thời hạn. Nghị định quy định Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng được cấp cho hàng hóa tân trang trong những lần đầu mà hàng hóa này nhập khẩu vào Việt Nam.
Hàng hóa tân trang cùng tên gọi, cùng kiểu loại, cùng mã hàng và thuộc cùng doanh nghiệp được cấp mã số tân trang, sau 03 lần được cấp giấy phép nhập khẩu theo lô hàng (cho cùng một thương nhân nhập khẩu hoặc cho các thương nhân nhập khẩu khác nhau), sẽ được chuyển sang chế độ giấy phép nhập khẩu có thời hạn.
Cơ quan cấp giấy phép quy định thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu có thời hạn nhưng không ít hơn 12 tháng. Giấy phép nhập khẩu có thời hạn không hạn chế số lượng hàng hóa tân trang nhập khẩu theo giấy phép trong thời hạn hiệu lực của giấy phép.
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa tân trang
Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, thương nhân nhập khẩu hàng hóa tân trang nộp hoặc xuất trình cho cơ quan Hải quan các văn bản sau: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP (nộp hoặc xuất trình theo quy định pháp luật). Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang hoặc văn bản cho phép nhập khẩu hàng hóa tân trang khi mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi (xuất trình bản chính).
Các loại chứng từ, tài liệu cần thiết khác mà pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành quy định áp dụng cho hàng hóa mới cùng chủng loại khi thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu (nộp hoặc xuất trình theo quy định pháp luật).
Kể từ khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực (ngày 14/01/2019), xuất khẩu hàng Việt sang nhiều thị trường trong khối CPTPP đã có sự tăng trưởng rất cao. Năm 2022, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP đạt 104,5 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước đó. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 53,6 tỷ USD, tăng 17,3% so với năm trước. Kim ngạch nhập khẩu từ các nước CPTPP đạt 50,9 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm trước đó. Xét về thị trường, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 8/10 thành viên CPTPP đều tăng trưởng tích cực, có thị trường tăng tới 163% như Brunei. |