Sử dụng giấy bạc trong chế biến thực phẩm thế nào cho đúng cách?
Công nghiệp chế biến thực phẩm: Đóng góp lớn vào phát triển kinh tế Cơ hội giao thương ngành chế biến thực phẩm Việt Nam – Nhật Bản Ăn đậu đỏ "siêu tốt": Thực hư ra sao? |
Loại giấy bạc gói thức ăn này rất thông dụng trên thị trường ngày nay vì các món ăn nướng, hấp đều dùng giấy bạc để khiến thành phẩm được ngon, mềm và hấp dẫn hơn và vẫn giữ đước nước nguyên chất của các nguyên liệu.
Công dụng của giấy bạc trong chế biến thực phẩm
Cuộn giấy bạc thường có hai mặt: Một mặt bóng, một mặt mờ. Mặt bóng có khả năng phản xạ nhiệt tốt hơn nên thường được dùng để bọc ngoài các loại rau củ và các loại thịt trước khi nướng. Tuy nhiên, sự chênh lệch của hai mặt này không đáng kể nên bạn có thể sử dụng cả hai để bọc và nướng thức ăn.
![]() |
Sử dụng giấy bạc chế biến thành phẩm được ngon, mềm và hấp dẫn hơn |
Lót giấy bạc trên khay nướng để nước, dầu mỡ thừa từ thực phẩm sẽ được giữ lại trên mặt giấy mà không làm ảnh hưởng tới khay nướng.
Khi nướng bằng vỉ nướng, giấy bạc được bọc bên ngoài rồi nướng trực tiếp trên lửa, đồ ăn sẽ chín đều, không bị cháy xém cũng như ám mùi khói.
Giấy bạc có thể bảo quản thực phẩm để làm mát, bảo quản thức ăn trong tủ lạnh sẽ ngăn không cho không khí vào, đồ ăn không mất nước, giữ nguyên mùi vị cho thức ăn và tránh không bị đông đá. Giấy bạc cũng giữ được nhiệt cho đồ ăn khi mới chế biến xong, tuy nhiên mức độ giữ nhiệt và thời gian không lâu so với các sản phẩm giữ nhiệt chuyên dụng.
Theo các chuyên gia y tế, bản chất của giấy bạc là giấy nhôm vì được sản xuất bằng nhôm, nhưng thường được gọi là giấy bạc, vì có màu trắng của bạc kim loại. Người nội trợ và các cơ sở kinh doanh thực phẩm thường hay sử dụng sản phẩm để bao gói thực phẩm bởi công dụng của giấy nhôm là giữ ẩm thực phẩm khi nấu nướng. Giấy bạc nhẹ và mỏng khiến đồ ăn tránh bị cháy xém, chín từ từ mà không mất vị thơm ngon nên thường được sử dụng thường xuyên trong khi nướng.
Những trường hợp không dùng được giấy bạc
- Khi cất trữ thức ăn có chứa dấm, thức ăn nhiều muối mặn, thức ăn nhiều gia vị hay thức ăn nhiều tính axit như cà chua… các chất trong đồ ăn đó kị kim loại, sẽ phản ứng, gây thối, hỏng thức ăn hoặc có đốm xanh.
- Khi bọc giấy bạc ra ngoài các đồ kim loại như đồ ăn bằng bạc, đồ sắt hay thép không gỉ, phản ứng điện phân có thể xảy ra gây thủng giấy bạc.
- Giấy bạc sẽ ra gây hiện tượng bắn các tia lửa điện khi nấu trong lò vi sóng. Tuy nhiên, một số loại lò có tích hợp chức năng nướng nhiệt thì có thể dùng được giấy bạc để bọc thực phẩm khi nướng bằng nhiệt. Khi chế biến thực phẩm có thể có nước thì khi nấu bạn nên chọc một lỗ bằng đầu đũa trên miếng giấy bọc để cho nước thoát hơi.
- Không nên quá lạm dụng việc lót giấy bạc dưới đáy lò nướng bởi về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới lò nướng. Cách tốt nhất là bạn nên lau chùi sạch sẽ mọi thứ sau mỗi lần sử dụng, khi lò nướng đã nguội hẳn và các vết thức ăn bị tràn ra ngoài vẫn chưa bám quá cứng.
![]() |
Không nên quá lạm dụng việc lót giấy bạc dưới đáy lò nướng bởi về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới lò nướng |
Theo các chuyên gia, nhôm là kim loại có hoạt tính cao và nó phản ứng với các thực phẩm được chế biến trong đồ dùng bằng nhôm hoặc bọc trong giấy bạc.
Khi nhôm bị nhiễm qua thức ăn vào trong cơ thể, chúng sẽ không thể tiêu hóa và được tích lũy trong các bộ phận của cơ thể như gan, thận, xương và các mô trong não của chúng ta. Người bị nhiễm nhôm có thể bị đau bụng hoặc cảm thấy mệt mỏi. Nó ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của chúng ta. Các bệnh nhân bị Alzheimer và trầm cảm bị nhiễm có thể gây mất trí nhớ, lo lắng, hen suyễn…Cũng chính vì vậy, không phải trong trường hợp nào chúng ta cũng có thể dùng giấy bạc để gói thức ăn.
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh
