Quyết liệt đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Ngày 18/6, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến Bàn các giải pháp triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác quản lý thị trường 6 tháng cuối năm 2015 để thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại 3 điểm cầu TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tham dự và chỉ đạo tại điểm cầu TP. Đà Nẵng.

Quyết liệt đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, quyết liệt triển khai công tác đấu tranh

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, công tác chống buôn lậu, gian lận và hàng giả được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm. Việc thành lập Ban chỉ đạo 389 đã tạo ra sự chuyển biến cũng như sự phối hợp tốt hơn giữa các lực lượng chức năng trong công tác này. Chính vì thế, trong thời gian qua, công tác chống buôn lậu, gian lận và hàng giả đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. “Tuy nhiên, chúng ta phải xác định đây là nhiệm vụ cần phải thực hiện thường xuyên, quyết liệt và lâu dài. Chúng ta cần nhìn nhận cũng như đánh giá những gì đã làm được, làm tốt và cả những hạn chế còn tồn tại, để thời gian tới sẽ còn triển khai công tác công tác chống buôn lậu, gian lận và hàng giả tốt hơn nữa, đáp ứng được mong muốn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Công Thương đã đề ra ”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.

Báo cáo tại Hội nghị cho biết, 6 tháng đầu năm 2015, tình hình kinh tế, xã hội có những thuận lợi, nhưng vẫn gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Đây là giai đoạn thị trường hàng hóa tiêu dùng sôi động nhất trong năm do có các dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và nhiều lễ hội. Nhìn chung, hàng hóa, dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Tuy vậy, giá cả một số mặt hàng thiết yếu như giá điện, xăng dầu, gas… vẫn có biến động; thời tiết nắng nóng kéo dài, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, các đối tượng làm ăn phi pháp vẫn bất chấp quy định của pháp luật, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để đẩy mạnh hoạt động buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, nhái, kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm để tung ra thị trường.

Tình hình buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu nhìn chung vẫn diễn biến phức tạp, hàng hóa vi phạm rất đa dạng, tập trung vào các mặt hàng thuốc lá, rượu, hàng may mặc, hàng gia dụng, mỹ phẩm, đồ điện, điện tử…; tình trạng ùn tắc hàng hóa từ phía Trung Quốc cùng việc chủ hàng nâng mức chi phí cho người mang vác thuê dẫn đến hoạt động buôn lậu tiềm ẩn nguy cơ phát sinh những diễn biến mới.

Bên cạnh đó, các đối tượng vi phạm ngày càng manh động, chống đối liều lĩnh, khi bị xử lý hành chính thì có thái độ trây ỳ, bất hợp tác, gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng.

Công tác dấu tranh chống hàng giả, hàng vi phạm, sở hữu trí tuệ được triển khai quyết liệt đã tạo ra những chuyển biến tích cực trên thị trường. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, tình trạng sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp. Hàng giả xâm phạm, sở hữu trí tuệ không chỉ được sản xuất ở trong nước mà còn sản xuất ở nước ngoài sau đó đưa vào trong nước tiêu thụ bằng nhiều đường khác nhau kể cả chính ngạch và tiểu ngạch. Các hành vi vi phạm chủ yếu vi phạm về quy định về ghi nhãn hàng hóa, không có giấy chứng nhân đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, vi phạm về đo lường, v.v…

Mặc dù lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã bám sát địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiệm các hành vi vi phạm nhưng việc vận chuyển, kinh doanh thực phẩm ôi thiu, kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm và tình trạng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn diễn ra.

Trong thời gian qua, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, cấp ủy và chính quyền địa phương, lực lượng QLTT đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật thương mại, góp phần ổn định thị trường, bảo vệ sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng.

6 tháng đầu năm 2015 phát hiện, xử lý 55.234 vụ vi phạm

Theo ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, 6 tháng đầu năm 2015, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 91.458 vụ (tăng 632 vụ, tăng 0,7% so với cùng kỳ 2014); phát hiện, xử lý 55.234 vụ vi phạm (tăng 6.543 vụ, tăng 13,4% so với cùng kỳ 2014). Tổng thu nộp ngân sách 233,52 tỷ đồng (tăng 30,7 tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm trước). Trị giá hàng tịch thu chưa bán là 63.02 tỷ đồng (giảm 4,22 tỷ đồng, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2014); trị giá hàng tiêu hủy 52.24 tỷ đồng (tăng 17,56 tỷ đồng, tăng 50,6%).

Trong đó, số vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu bị xử lý là 8.140 vụ, với trị giá 93,67 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính 38,91 tỷ đồng. Số vụ sản xuất kinh doanh, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý là 7.327 vụ với trị giá 20,82 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính 22,32 tỷ đồng. Một số Chi cục QLTT đạt kết quả cao về số thu nộp ngân sách Nhà nước như TP. HCM thu 48,7 tỷ đồng; Hà Nội thu 34,04 tỷ đồng, Quảng Ninh thu 8,14 tỷ đồng, v.v…

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các Chi cục QLTT đều khẳng định, trong 6 tháng đầu năm, các Chi cục QLTT đã triển khai xử lý có hiệu quả các lĩnh vực nổi cộm, phát sinh trên thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ như: Thực hiện Chỉ thị số 30/2014/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chi cục QLTT TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Kiên Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ bắt giữ gần 700.000 bao thuốc lá ngoại nhập lậu; Chi cục QLTT Hà Nội xử lý 753 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, phạt hành chính 4,29 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tiêu hủy 7,3 tỷ đồng; xử lý 531 vụ vi phạm về hàng giả, sở hữu trí tuệ, phạt hành chính 4,2 tỷ đồng, tiêu hủy hàng hóa trị giá 7,2 tỷ đồng. Chi cục QLTT TP. Hồ Chí Minh thu giữ 519.515 đơn vị sản phẩm, 2.006 tấn thực phẩm các loại, thu giữ 98.821 đơn vị sản phẩm, 8 tấn các mặt hàng bao bì giả các nhãn hiệu nổi tiếng.

Ông Nguyễn Công San, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội


Ông Nguyễn Công San, Phó Chi Cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội cho biết, thời gian qua, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, buôn bán hàng giả của lực lượng QLTT Hà Nội đã đạt được kết quả cao, triệt phá nhiều đường dây, ổ nhóm, góp phần ổn định thị trường trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp, với phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp, đòi hỏi các cơ quan chức năng trong đó có Chi cục QLTT Hà Nội phải có nhiều phương hướng, giải pháp thực thi hiệu quả cũng như triển khai đồng bộ các nhiệm vụ cụ thể. Trong 6 tháng đầu năm 2015, Chi cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra 3.195 vụ, xử lý 3.113 vụ vi phạm. Tổng số thu: 57,5 tỷ đồng. Trong đó, phạt vi phạm hành chính 19,3 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa tịch thu và hàng hóa buộc tiêu hủy 38,2 tỷ đồng.

Tại đầu cầu TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, trong 6 tháng đầu năm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên TP Hồ Chí Minh hết sức phức tạp, thu đoạn tinh vi, táo bạo, các đối tượng sử dụng nhiều phương tiện để vận chuyển. Đối với các mặt hàng tiêu dùng, gas, thời trang, mỹ phẩm… diễn biến phức tạp. Về kiểm tra chuyên ngành, các đội QLTT đã kiểm tra 2.383 vụ, có 2.183 vụ vi phạm, giảm 380 vụ kiểm tra so với cùng kỳ năm trước. Xử phạt 2.294 vụ với số tiền hơn 33 tỷ đồng, giảm 24,99 % so với cùng kỳ năm trước.

Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng

Để công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm và vi phạm sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả cao, các đại biểu tham dự đều cho rằng, ngoài công tác chủ động kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm hành chính thì công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm là đặc biệt quan trọng. Đồng thời, giữa các đơn vị chức năng và các Chi cục phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa.

Ghi nhận những kết quả đã đạt được của công tác quản lý thị trường trong thời gian qua, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá cao những ý kiến đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời cho rằng, trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, lực lượng QLTT mỏng, trung bình chưa đến 100 người trên 1 địa bàn, chưa tính đến các địa bàn trọng điểm, trong khi đó các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả lại đi vào hoạt động ngầm và tinh vi hơn. Chính vì vậy, lực lượng QLTT cần triển khai quyết liệt và quyết liệt hơn nữa công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, từ đó đáp ứng được những yêu cầu cũng như nhiệm vụ mà Nhà nước, Chính phủ đã đề ra.

Đồng thời, thay mặt lãnh đạo Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng quán triệt công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng QLTT, trong đó nhấn mạnh đến các nhiệm vụ trọng tâm như: Tập trung thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả những nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời tập trung vào các giải pháp cụ thể trong tình hình mới. Nghiêm túc hoàn thành công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện pháp lệnh về quản lý thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý hoạt động thương mại và quản lý thị trường. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường theo chức năng, nhiệm vụ và chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng như Hải quan, Biên phòng để xử lý triệt để các đường dây, đối tượng cầm đầu buôn lậu trong địa phận nội địa. Tập trung vào một số mặt hàng trong điểm như mỹ phẩm, rượu, thuốc trừ sâu, phân bón, đường, dược phẩm, thực phẩm chức năng, hàng giả hàng kém chất lượng, mặt hàng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương

Tin mới cập nhật

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

11 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 349,9% về lượng, tăng 312,6% về kim ngạch nhưng giảm 8,3% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Nhập khẩu ngô các loại trong 11 tháng năm 2024 đạt trên 11,11 triệu tấn, trị giá gần 2,7 tỷ USD tăng 32,9% về lượng, tăng 7% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Với sự tăng trưởng ở các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số, VASEP dự báo xuất khẩu tôm cả năm 2024 sẽ đem về 3,7 - 3,8 tỷ USD.
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024. Giá trị xuất khẩu sản phẩm này giảm 8% so cùng kỳ.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngành thủy sản năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kỷ lục khoảng 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
11 tháng , xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng mạnh 138%

11 tháng , xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng mạnh 138%

11 tháng, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Đức đạt hơn 15.000 tấn, trị giá hơn 85 triệu USD, tăng 76% về lượng và tăng mạnh 138% về trị giá so với cùng kỳ.
Ngành điều Việt Nam cần chính sách bảo vệ

Ngành điều Việt Nam cần chính sách bảo vệ

Dù kim ngạch xuất khẩu thu về hàng tỷ USD, nhưng ngành điều Việt Nam vẫn đối diện với bài toán không bền vững và cần chính sách bảo vệ cho ngành hàng này.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Hoa Kỳ dẫn đầu nhập khẩu, Trung Quốc giảm sốc

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Hoa Kỳ dẫn đầu nhập khẩu, Trung Quốc giảm sốc

Theo VPSA, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt trong 11 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu đáng kể.

Tin khác

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về gần 3 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về gần 3 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 1,77 triệu tấn, trị giá 2,97 tỷ USD, giảm 5,6% về lượng nhưng tăng đến 17,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh

Thị trường Hoa Kỳ đã chi 409,16 triệu USD để mua hồ tiêu trong 10 tháng đầu năm, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam.
Thị phần chuối của Việt Nam chiếm 38% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc

Thị phần chuối của Việt Nam chiếm 38% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc

Lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 523,7 nghìn tấn, trị giá hơn 218 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so cùng kỳ.
Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

Trong 5 năm, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần giúp gần 2.000 hộ ở Kon Tum thoát nghèo, hàng trăm hộ dân làm giàu, có hộ thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng trưởng 2 con số và thách thức phía trước

Xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng trưởng 2 con số và thách thức phía trước

Đạo luật Phòng ngừa Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ nếu không được phía Mỹ thay đổi sẽ tiếp tục tạo thêm khó khăn cho xuất khẩu hàng dệt may.
Việt Nam thu về gần 5,5 tỷ USD từ xuất khẩu sản phẩm nhựa

Việt Nam thu về gần 5,5 tỷ USD từ xuất khẩu sản phẩm nhựa

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt trên 5,46 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam xuất siêu hơn 24 tỷ USD sau 11 tháng

Việt Nam xuất siêu hơn 24 tỷ USD sau 11 tháng

11 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD.
Dự báo ngành điều Việt Nam sẽ đạt được con số xuất khẩu kỷ lục trên 4,5 tỷ USD

Dự báo ngành điều Việt Nam sẽ đạt được con số xuất khẩu kỷ lục trên 4,5 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành điều Việt Nam kỳ vọng sẽ đạt được con số xuất khẩu kỷ lục trên 4,5 tỷ USD nhờ nhu cầu ổn định tại thị trường truyền thống.
Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU tăng 16%

Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU tăng 16%

Tính tới 15/11/2024, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU đạt hơn 422 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 11 tháng đạt hơn 185 tỷ USD

Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 11 tháng đạt hơn 185 tỷ USD

Thương mại 2 chiều Việt Nam - Trung Quốc ghi nhận con số cao kỷ lục sau chặng đường 11 tháng của năm 2024, với kim ngạch lên tới 185,4 tỷ USD.
Xem thêm

Đọc nhiều

Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tinh giản biên chế 50 trường hợp trong năm 2025

Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tinh giản biên chế 50 trường hợp trong năm 2025

Dự kiến năm 2025, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tinh giản biên chế 50 trường hợp tại 13 cơ quan, đơn vị. Trong đó, 46 trường hợp về hưu trước tuổi.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Nhận định chứng khoán 13/12: Kỳ vọng phục hồi tích cực

Nhận định chứng khoán 13/12: Kỳ vọng phục hồi tích cực

Các chuyên gia cho rằng, thị trường đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực, đặc biệt thanh khoản giảm cho thấy áp lực bán chưa đáng ngại.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Chứng khoán tuần 9-13/12: Thị trường chịu nhiều áp lực điều chỉnh

Chứng khoán tuần 9-13/12: Thị trường chịu nhiều áp lực điều chỉnh

Các chuyên gia chứng khoán cho biết, VN-Index đang chịu áp lực điều chỉnh, tích lũy trên vùng hỗ trợ quanh 1.260 điểm
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngành thủy sản năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.
Phiên bản di động