Hướng tới sản xuất nông nghiệp xanh, tiết kiệm chi phí

Ngày 11/3 sẽ diễn ra hội nghị trực tuyến các bộ trưởng nông nghiệp từ các quốc gia G7 để thảo luận về tác động của tình hình căng thẳng Nga-Ukraine đối với an ninh lương thực toàn cầu và cách ổn định tốt nhất thị trường lương thực.

Theo đó, căng thẳng Nga-Ukraine có thể mang lại những hậu quả toàn cầu khi tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng, bởi đây là hai quốc gia chủ chốt về xuất khẩu ngũ cốc và phân bón. Đứng trước những áp lực tác động vào sản xuất như phân bón, xăng dầu… là nước cung cấp lúa gạo đứng thứ 3 thế giới, đòi hỏi ngành nông nghiệp Việt Nam phải sản xuất tiết kiệm chi phí hơn, theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá, sản xuất nông nghiệp đang phải đối mặt với chi phí tăng cao trong thời gian gần đây và có những dự báo còn tiếp tục tăng hơn nữa do những biến động trên thế giới. Giảm chi phí đầu vào là một “mệnh lệnh” khi chuyển sang kinh tế nông nghiệp, giúp nông dân giảm khó khăn, thiệt hại. Theo đó, những giải pháp thay đổi quy trình sản xuất theo hướng tiết kiệm nguyên liệu vật tư, tăng cường tuần hoàn các phế phẩm nông nghiệp ở quy mô hộ, liên hộ, hợp tác xã cần được nhân rộng, trở thành phổ biến.

Chú thích ảnh
Nông dân tỉnh Đồng Tháp thu hoạch lúa. Ảnh (tư liệu): Chương Đài/TTXVN

Vụ lúa Đông Xuân là vụ lúa chính trong năm nên nông dân đều kỳ vọng vụ lúa này sẽ cho năng suất cao, bán được giá tốt nhất. Nhưng năm nay, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long phải gánh nhiều thứ trong canh tác lúa ở vụ này, nhất là từ đầu vụ giá vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao mà dự báo còn tiếp tục tăng. Chưa kể những rủi ro từ dịch hại, thời tiết bất thường... làm năng suất lúa giảm nhiều so với vụ Đông Xuân năm trước.

Tại nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch vụ lúa Đông Xuân, nông dân cho biết lợi nhuận mà họ có được rất thấp, bởi các chi phí như giá vật tư, xăng dầu, thuê máy móc, công lao động… đều tăng.

Nông dân Nguyễn Văn Bảy, xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp cho biết, vụ lúa này chi phí sản xuất khoảng 40 triệu đồng/ha gồm làm đất, vệ sinh đồng ruộng, bơm tát, lúa giống, vật tư nông nghiệp, thuê công dặm lúa, thu hoạch… Tất cả giá chi phí đều tăng, nhất là giá phân bón tăng gấp đôi so với vụ Đông Xuân năm trước. Thu hoạch khoảng 8 tấn/ha, bán ngay tại ruộng với giá 5.700 đồng/kg và sau khi trừ hết chi phí sản xuất, ông còn được khoảng 5,6 triệu đồng.

Giá lúa không tăng, thậm chí giảm so với vụ mùa trước khiến lợi nhuận của nông dân đạt thấp. Điều này sẽ gây khó khăn rất nhiều cho việc tái đầu tư sản xuất của bà con. Nhưng nhìn lại cũng thấy, có một thực trạng là hiện nay trong thâm canh lúa, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn sử dụng rất nhiều giống, phân bón, hay vấn đề thất thoát trong sử dụng phân bón còn cao.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, để giảm các yếu tố đầu vào trong sản xuất, nhiều năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với nhiều đơn vị, địa phương; trong đó, có Công ty cổ phần phân bón Bình Điền triển khai canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long với việc sử dụng phân bón tối ưu.

Mô hình được triển khai trong vụ Đông Xuân 2020-2021 và vụ Hè Thu 2021 cho thấy, việc sử dụng giống chỉ từ 67-85kg/ha, phân bón sử dụng giảm từ 10-30% tùy theo từng địa phương vẫn cho năng suất cao hơn và lợi nhuận tăng đáng kể từ 1 - 6,6 triệu đồng/ha.

Trong vụ Đông Xuân 2021-2022, mô hình tiếp tục được Công ty cổ phần phân bón Bình Điền xây dựng và chuyển giao cho nông dân ở tỉnh Trà Vinh vừa thu hoạch cho năng suất từ 7,3 - 8,3 tấn/ha, đạt lợi nhuận từ 24 - 26 triệu đồng. Bởi, nông dân đã sử dụng máy sạ cụm (còn gọi máy sạ khóm), sử dụng phân bón thông minh của công ty kết hợp với phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) nên giảm rất nhiều chi phí, công lao động, nhưng năng suất cao hơn 25-30% và lợi nhuận tăng hơn bình quân 6,5 triệu đồng/ha so với ruộng canh tác bình thường.

“Như vậy, có thể giảm lượng giống, phân bón để vừa giảm được chi phí, vừa giảm phát thải, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đây là điều hoàn toàn có thể làm được”, ông Lê Quốc Thanh đánh giá.

Nhưng theo ông Lê Quốc Thanh, việc mở rộng những mô hình tương tự như vậy vẫn còn sự phụ thuộc vào các vùng sinh thái, tập quán, cây trồng… Các mô hình được đưa ra để làm thay đổi thói quen của những nông dân cần có sự minh chứng bằng thực tiễn và thời gian. Trung tâm sẽ tiếp cận mang tính tổng thể hơn với các gói kỹ thuật, giải pháp đồng bộ.

Bên cạnh các mô hình hướng dẫn người dân sản xuất tiết giảm sử dụng vật tư nông nghiệp thì ngành nông nghiệp và nhiều địa phương cũng tăng cường khuyến nghị sử dụng phân bón hữu cơ để thay thế phân bón vô cơ. Đặc biệt, người dân cũng tự sản xuất ra được phân hữu cơ này bằng việc tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với các chế phẩm sinh học. Nông dân sẽ giảm thêm một phần chi phí sản xuất, mà nông sản đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất sạch nên giá trị được nâng cao, đảm bảo thu nhập ổn định.

Hay nhìn vào mô hình lúa - tôm, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá đây là mô hình mang lại giá trị gia tăng cao hơn trong các hệ thống canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Mô hình còn thích nghi với biến đổi khí hậu, nâng giá trị hàng hóa lúa và tôm, đặc biệt còn thích hợp để phát triển hướng đến sản xuất hữu cơ.

"Mô hình giải quyết vấn đề mới mang tính chất toàn cầu là sản xuất giảm phát thải, sản phẩm sẽ được xem là sản xuất xanh. Bên cạnh giá trị sản phẩm sẽ có nhiều giá trị khác như không phát thải, giá trị nhân văn của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long", ông Lê Thanh Tùng cho hay.

Ngoài tiết giảm chi phí trong sản xuất, việc liên kết trong sản xuất đặc biệt là có sự tham gia của doanh nghiệp trong bao tiêu sản phẩm cũng sẽ giúp cho nông dân đảm bảo được lợi nhuận trong sản xuất, nhất là trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều biến động.

Ông Trương Kiến Thọ, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết, từ đầu vụ, ngành nông nghiệp An Giang đã kế hoạch liên kết 115.100 ha với 16 doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đang triển khai thực hiện ký hợp đồng bao tiêu lúa cho nông dân vụ Đông Xuân 2021 - 2022 thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ dân. Vụ Đông Xuân 2021 - 2022 ở An Giang diện tích tiêu thụ thông qua liên kết tiêu thụ và doanh nghiệp, thương lái thu mua được 200.587 ha, với sản lượng 1,5 triệu tấn.

Không chỉ trong sản xuất lúa, thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, ngành nông nghiệp sẽ phải chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả.

Hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ; sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người.

Tin mới cập nhật

Cần Thơ: Hướng đến nền nông nghiệp an toàn, bền vững

Cần Thơ: Hướng đến nền nông nghiệp an toàn, bền vững

TP. Cần Thơ đang tích cực chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn liền với ứng dụng công nghệ cao và bảo vệ môi trường.
Lâm Đồng: Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo lợi thế của từng địa phương

Lâm Đồng: Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo lợi thế của từng địa phương

Tỉnh Lâm Đồng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các sàn thương mại điện tử, ứng dụng mua bán online.
Hết năm 2024, cả nước có 79-79,5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Hết năm 2024, cả nước có 79-79,5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Dự kiến đến hết năm 2024, cả nước có khoảng 79-79,5% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có khoảng 38% số xã đạt nông thôn mới nâng cao.
4 hiệp hội cùng kiến nghị ‘kiểm soát chặt sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu’

4 hiệp hội cùng kiến nghị ‘kiểm soát chặt sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu’

Theo 4 hiệp hội, việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi đang là vấn đề hệ trọng, gây ra rất nhiều rủi ro với các sản phẩm chăn nuôi trong nước.
Cận cảnh nông dân làm bưởi Diễn "mang bầu", chờ ngày thu về tiền tỷ

Cận cảnh nông dân làm bưởi Diễn "mang bầu", chờ ngày thu về tiền tỷ

Khi mùa hoa bưởi Diễn bắt đầu nở rộ cũng là thời điểm quan trọng nhất để người trồng bưởi bắt tay vào việc thụ phấn cho hoa kết trái.
Công ty CP Phân bón Bình Điền được vinh danh tại Lễ trao giải Giải thưởng Hành động vì cộng đồng

Công ty CP Phân bón Bình Điền được vinh danh tại Lễ trao giải Giải thưởng Hành động vì cộng đồng

Công ty CP Phân bón Bình Điền đã được vinh danh tại hạng mục “Dự án bền vững” của Human Act Prize năm 2023 được tổ chức tại Nhà hát Hồ Gươm TP. Hà Nội.
Phát triển giá trị cây nho và sản phẩm từ nho tỉnh Ninh Thuận

Phát triển giá trị cây nho và sản phẩm từ nho tỉnh Ninh Thuận

Tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo Phát triển giá trị cây nho và sản phẩm từ nho tỉnh Ninh Thuận trong khuôn khổ Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023.
Hàng ngàn khách tham quan triển lãm nông nghiệp, chăn nuôi tại TP. Hồ Chí Minh

Hàng ngàn khách tham quan triển lãm nông nghiệp, chăn nuôi tại TP. Hồ Chí Minh

Triển lãm chuyên ngành nông nghiệp và chăn nuôi (Agri Vietnam 2023 và Livestock Vietnam 2023) đã thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan trong ngày 14-6.
Bảo đảm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp

Bảo đảm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp

Để bảo đảm nguồn nước cho sản xuất, các địa phương cần chủ động áp dụng tưới nước tiết kiệm, sử dụng vật liệu che phủ đất hoặc thảm thực vật nhằm giảm thoát hơi
NPK Cà Mau tiếp tục chinh phục nhà nông trồng lúa Tây Nam bộ

NPK Cà Mau tiếp tục chinh phục nhà nông trồng lúa Tây Nam bộ

Với công nghệ polyphosphate (siêu lân hữu hiệu) tân tiến, NPK Cà Mau tiếp tục chinh phục nhà nông trồng lúa Tây Nam bộ bởi hiệu quả nâng cao rõ rệt.

Tin khác

Sử dụng phân bón khoa học để khôi phục ‘vương quốc quýt hồng’ Lai Vung

Sử dụng phân bón khoa học để khôi phục ‘vương quốc quýt hồng’ Lai Vung

Doanh nghiệp phân bón sẽ đồng hành cùng nông dân thực hiện mô hình sử dụng phân bón khoa học góp phần khôi phục và bảo tồn ‘vương quốc quýt hồng’ Lai Vung.
Ngành nông nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số thực chất, hiệu quả

Ngành nông nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số thực chất, hiệu quả

Bộ NN&PTNT thúc đẩy, khuyến khích người dân và DN tham gia vào chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ số trong quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp.
Cần làm mới mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã với một tâm thế mạnh mẽ

Cần làm mới mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã với một tâm thế mạnh mẽ

Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố, phát triển cùng kinh tế nhà nước để trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Người nông dân trồng cà phê được bảo vệ với bảo hiểm chỉ số thời tiết

Người nông dân trồng cà phê được bảo vệ với bảo hiểm chỉ số thời tiết

Sau lúa, người nông dân trồng cà phê cũng được bảo vệ với bảo hiểm chỉ số thời tiết. Sản phẩm này bảo vệ họ trước tình trạng thời tiết bất thường.
Phát triển cây rau trái vụ nâng cao thu nhập cho đồng bào Mông vùng cao

Phát triển cây rau trái vụ nâng cao thu nhập cho đồng bào Mông vùng cao

Hoàng Thu Phố - Bắc Hà đã và đang tập trung trồng, mở rộng diện tích rau trái vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm nghèo bền vững cho đồng bào Mông vùng cao.
Hiệp hội nông dân hữu cơ ở Đức đẩy mạnh kết nối với người tiêu dùng Việt Nam

Hiệp hội nông dân hữu cơ ở Đức đẩy mạnh kết nối với người tiêu dùng Việt Nam

Hiệp hội nông dân hữu cơ ở Đức vừa tổ chức hội thảo giới thiệu tới người tiêu dùng Việt về tương lai của ngành nông nghiệp hữu cơ từ EU.
Mozambique tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm phát triển hợp tác xã

Mozambique tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm phát triển hợp tác xã

Ấn tượng về sự phát triển của các hợp tác xã ở Việt Nam, Đoàn công tác của Mozambique đã có chuyến tham quan học tập kinh nghiệm tại Việt Nam.
Phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Việc phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm từ Chương trình Mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP) đã và đang được nhiều địa phương chú trọng thực hiện.
9 giải pháp đột phá phát triển nông nghiệp năm 2023

9 giải pháp đột phá phát triển nông nghiệp năm 2023

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra 9 giải pháp cụ thể mang tính đột phá để phát triển nông nghiệp năm 2023.
Giá vật tư tăng cao, người trồng cà phê có lời không?

Giá vật tư tăng cao, người trồng cà phê có lời không?

Từ năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát cùng với giá xăng dầu, vật tư nông nghiệp, đặc biệt là phân bón tăng cao làm ảnh hưởng đến nhà nông.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động