Quy định chống phá rừng của EU: Áp lực giảm, giá cà phê hạ nhiệt
Liên tiếp tăng giá, cà phê Robusta lập đỉnh mới Giá cà phê tăng mạnh, phá vỡ mọi kỷ lục Giá ca cao giảm mạnh, giá đường tiếp tục đà suy yếu |
Theo thông tin mới nhất từ Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), cơn sốt giá cà phê đang dần hạ nhiệt. Nguyên nhân chính được cho là do Ủy ban châu Âu (EC) công bố quyết định gia hạn áp dụng quy định chống phá rừng thêm 12 tháng nhằm giảm bớt áp lực từ các đối tác toàn cầu và ngành công nghiệp, những người phàn nàn về việc thiếu sự chuẩn bị để tuân thủ luật kịp thời.
Bên cạnh việc hoãn áp dụng quy định, EC cũng đã ban hành hướng dẫn thực hiện nhằm cung cấp rõ ràng hơn cho các công ty và cơ quan thực thi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các quy tắc.
Quyết định của EC đã mang lại những tín hiệu tích cực cho thị trường cà phê. Ảnh: Hirt's |
Quy định này được thông qua vào năm 2022 và dự kiến có hiệu lực từ ngày 30/12/2024, nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng để mở rộng diện tích canh tác các loại cây công nghiệp như đậu nành, thịt bò, cà phê, dầu cọ, cao su, ca cao, gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU bắt buộc phải chứng minh rằng sản phẩm của họ không có nguồn gốc từ những khu vực rừng bị phá.
Tuy nhiên, trước áp lực từ các quốc gia sản xuất lớn như Brazil, Indonesia và các nước Tây Phi, cùng với sự phản đối của các tập đoàn kinh doanh nông nghiệp đa quốc gia, EC đã quyết định gia hạn thời gian thực thi quy định này. Đồng thời, Ủy ban cũng ban hành hướng dẫn thực hiện chi tiết hơn, nhằm giúp các doanh nghiệp có thêm thời gian chuẩn bị và thích ứng.
Quyết định của EC đã mang lại những tín hiệu tích cực cho thị trường cà phê. Việc gia hạn thời gian thực thi quy định và việc cung cấp thêm hướng dẫn chi tiết đã giảm bớt áp lực lên các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các chuyên gia nhận định rằng quyết định của EC sẽ giúp ổn định thị trường cà phê trong thời gian tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần chủ động chuẩn bị để đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Để tận dụng cơ hội và đối mặt với thách thức, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần tìm hiểu kỹ về quy định mới của EU và các yêu cầu liên quan đến chứng nhận bền vững. Áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học. Theo dõi và kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên liệu, đảm bảo tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, các dự án phát triển để nâng cao năng lực và tiếp cận các thị trường bền vững.
Quyết định gia hạn của EC đã mang lại một luồng gió mới cho thị trường cà phê. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội này để nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế của cà phê Việt trên thị trường quốc tế.
Cập nhật mới nhất giá cà phê hôm nay (4/10) ở trong nước và thế giới tiếp tục giảm mạnh. Cụ thể, tại tỉnh Lâm Đồng, 3 huyện Di Linh, Bảo Lộc và Lâm Hà đang giao dịch cùng mức 114.300 đ/kg. Tại Đắk Lắk, huyện Cư M'gar hôm nay đang thu mua ở mức 115.200 đ/kg. Còn huyện Ea H'leo và Buôn Hồ lại đang giao dịch ở mức giá 115.100 đ/kg. Ở tỉnh Đắk Nông, thương lái Gia Nghĩa và Đắk R'lấp lần giao dịch ở mức 114.300 và 114.200 đ/kg. Tại tỉnh Gia Lai, huyện Chư Prông đang giao dịch với giá 114.200 đ/kg, còn Pleiku và La Grai đang cùng giữ mức 114.100 đ/kg. Còn giá thu mua cà phê tại Kon Tum hôm nay đang là 114.200 đ/kg. Trên thế giới, 2 sàn London và New York ngày 4/10 vẫn xu hướng giảm mạnh. Trong đó, giá Robusta trên sàn London giao tháng 11/2024 giảm tới 190 USD (tương đương 3,72%); về mức 4.921 USD/tấn. Và kỳ hạn giao tháng 1/2025 giảm thêm 142 USD (tương đương 2,92%); ở ngưỡng 4.720 USD/tấn. Còn trên sàn New York, giá Arabica giao tháng 12/2024 giảm 4,45 cent (tương đương 1,73%); xuống ngưỡng 252,05 cent/lb. Và kỳ hạn giao tháng 3/2025 giảm mạnh 4,25 cent (tương đương 1,67%); ở mức 250,50 cent/lb. |