Liên tiếp tăng giá, cà phê Robusta lập đỉnh mới
Cà phê Robusta nối dài đà tăng sau quyết định giảm lãi suất của FED Giá cà phê đỏ sàn: Thị trường trầm lắng chờ mùa vụ mới Giá cà phê Robusta vượt Arabica 887 USD/tấn: Sự đảo ngược bất ngờ |
Đóng cửa ngày giao dịch hôm qua, giá hai mặt hàng cà phê tăng phiên thứ ba liên tiếp. Nổi bật, giá cà phê Robusta tăng 2,5%, lên 5.446 USD/tấn; giá cà phê Arabica cũng nhích thêm 0,5% so với tham chiếu lên 5.932 USD/tấn. Triển vọng nguồn cung kém tích cực tại hai quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới là Brazil và Việt Nam vẫn tiếp tục hỗ trợ đà tăng cho giá.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), việc giá cà phê Robusta Việt Nam cao hơn Arabica là điều rất bất thường và chưa từng xảy ra trong nhiều năm qua. Trên thị trường quốc tế, cà phê Arabica thường được đánh giá cao hơn về chất lượng và có giá thành cao gấp đôi so với Robusta. Tuy nhiên, trong năm 2024, tình hình đã đảo ngược hoàn toàn.
Giá cà phê Robusta đang tạo nên một hiện tượng bất thường trên thị trường thế giới khi vượt qua cả cà phê Arabica. Ảnh: Caffe Corsini |
Nhưng năm nay, giá cà phê Robusta Việt Nam lại cao hơn giá cà phê Arabica, thậm chí cao hơn cả giá cà phê Robusta của Indonesia (trước đây, cà phê Robusta của Indonesia thường có giá cao nhất thế giới). Giá cao như vậy mà Việt Nam lại thiếu cà phê Robusta để bán.
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 7, lượng cà phê Robusta xuất khẩu là hơn 58 nghìn tấn, trị giá hơn 263 triệu USD, tương ứng với giá xuất khẩu bình quân mỗi tấn cà phê Robusta là 4.528 USD. Trong khi đó, cũng trong tháng 7, lượng cà phê Arabica xuất khẩu là hơn 5 nghìn tấn, trị giá hơn 22 triệu USD, tương ứng với 4.350 USD/tấn. Như vậy, trong tháng 7, giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta cao hơn giá xuất khẩu cà phê Arabica tới 178 USD/tấn.
Không chỉ trong tháng 7, mà trong những tháng trước đó của năm 2024, đã có những tháng mà giá xuất khẩu cà phê Robusta cao hơn Arabica. Vì vậy, tính chung trong 7 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta (3.379 USD/tấn) đang cao hơn một chút so với giá xuất khẩu cà phê Arabica (3.357 USD/tấn).
“Giá cà phê Robusta cao hơn Arabica là điều rất bất thường. Trên thế giới, người ta sử dụng nhiều cà phê Arabica, còn cà phê Robusta thường được dùng để phối trộn vào cà phê Arabica. Vì vậy, từ xưa đến giờ, giá cà phê Arabica luôn rất cao và cao hơn nhiều so với cà phê Robusta, thông thường cao gấp 2 lần” ông Đỗ Hà Nam cho biết.
Nhưng năm nay, giá cà phê Robusta Việt Nam lại cao hơn giá cà phê Arabica, thậm chí cao hơn cả giá cà phê Robusta của Indonesia (trước đây, cà phê Robusta của Indonesia thường có giá cao nhất thế giới). Giá cao như vậy mà Việt Nam lại thiếu cà phê Robusta để bán.
Ông Nam lý giải, cà phê Robusta Việt Nam có những hương vị riêng mà giá lại rẻ hơn so với cà phê Robusta của nhiều nước khác. Do đó, hầu hết các nhà thương mại cà phê lớn nhất thế giới đều mua cà phê Robusta Việt Nam. Các công ty rang xay, chế biến sử dụng cà phê Robusta Việt Nam phối trộn với cà phê Arabica khi sản xuất cà phê hòa tan, qua đó tạo ra thói quen thưởng thức cho người tiêu dùng là ưu tiên mua cà phê hòa tan có thành phần cà phê Robusta Việt Nam.
Mặt khác, việc thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới là EU đang ngày càng đưa ra nhiều quy định về an toàn thực phẩm, môi trường..., cũng đang tạo cơ hội cho cà phê Việt Nam.
Đến thời điểm này, chỉ còn hơn 3 tháng nữa là quy định chống phá rừng (EUDR) của EU sẽ bắt đầu có hiệu lực (từ 1/1/2025). Riêng về cà phê, ông Đỗ Hà Nam cho biết, Việt Nam đang là nước triển khai thực hiện EUDR một cách nghiêm túc nhất. Do đó, đến nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đều đã có thể bảo đảm cung cấp bằng chứng về cà phê xuất khẩu không vi phạm EUDR. Trong khi đó, các nước xuất khẩu cà phê khác chưa bảo đảm được điều này. Chính vì vậy, dù giá cà phê Robusta Việt Nam tăng cao, nhưng các nhà nhập khẩu EU vẫn đồ dồn tới Việt Nam để mua cà phê do chưa thể thay thế bằng cà phê Robusta từ các nguồn cung cấp khác.
Bởi thế, dù giá cà phê Robusta cao hơn giá cà phê Arabica chỉ là hiện tượng nhất thời, nhưng với sự cải thiện về chất lượng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và nhất là tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm, chống phá rừng của thị trường châu Âu, cà phê Robusta Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà nhập khẩu, có mức giá tốt và ổn định trong thời gian tới.
Cập nhật mới nhất giá cà phê hôm nay (26/9) tại khu vực Tây Nguyên biến động trái chiều ở một số vùng trồng trọng điểm. Qua đó đưa mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 120.500 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên. Cụ thể: Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, đạt 120.800 đồng/kg. Giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 200 đồng/kg, đạt 120.000 đồng/kg. Giá cà phê tại Gia Lai giữ ổn định ở mức 120.700 đồng/kg. Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông tăng nhẹ 100 đồng/kg, lên mức 120.800 đồng/kg, bằng giá thu mua cà phê tại Đắk Lắk và là giá thu mua cà phê cao nhất tại khu vực Tây Nguyên hôm nay. Tại sàn giao dịch thế giới, giá cà phê hôm nay tiếp tục tăng ngày thứ ba liên tiếp và lập đỉnh mới trên cả hai sàn giao dịch London và New York, do lo ngại thời tiết bất lợi tại các quốc gia sản xuất cà phê chính có thể làm giảm sản lượng toàn cầu. Trong phiên giao dịch ngày 26/9, giá cà phê Robusta hợp đồng giao tháng 11 trên sàn London tăng mạnh 2,5% (134 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước, lên mức kỷ lục mới là 5.446 USD/tấn; hợp đồng giao tháng 1/2025 tăng 117 USD/tấn, đạt 5.152 USD/tấn. Trên sàn New York, giá cà phê Arabica hợp đồng giao tháng 12 cũng tăng 0,5% lên mức 269,1 US cent/pound, mức cao nhất trong 13 năm qua; hợp đồng giao tháng 3/2025 tăng 0,4%, ở mức 266,85 US cent/pound. Giá Robusta và Arabica vẫn tiếp tục neo cao, dù đà tăng có chậm lại so với hôm qua, chủ yếu do thông tin hạn hán tại Brazil và lo ngại tình trạng tắc nghẽn cảng biển tại khu vực Biển Đỏ. Tuy vậy, đà tăng có phần hạn chế do có thông tin về việc hoãn Quy định chống phá rừng (EUDR) có thể sắp được công bố. |