'Phận long đong' của dự án Summit Building 216 Trần Duy Hưng
Mới đây, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã có báo cáo trả lời kiến nghị cử tri sau kỳ họp thứ 12 HĐND thành phố khoá XVI, trong đó, nổi bật là nội dung về số phận của dự án Summit Building 216 Trần Duy Hưng đình đám thời gian qua.
Đây vốn là dự án được phê duyệt xây dựng trên đất công, không qua đấu giá và sau nhiều giai đoạn đã chuyển thành đất tư, nhà ở thương mại.
![]() |
Dự án Summit Building 216 Trần Duy Hưng choán vị trí đắc địa tại Hà Nội |
Tìm hiểu về lịch sử khu đất xây dựng dự án Summit Building 216 Trần Duy Hưng, được biết, ngày 27/1/2003, UBND TP. Hà Nội ban hành quyết định cho Công ty TNHH Hoa Phượng Thăng Long (Hoa Phượng Thăng Long) thuê 4.741m2 tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy. Mục đích thuê đất là xây dựng văn phòng làm việc và trung tâm giới thiệu sản phẩm. Thời gian thuê đất 45 năm kể từ ngày ký quyết định trên (đến năm 2048).
Theo quyết định trên, trong tổng diện tích 4.741m2 mà Hoa Phượng Thăng Long thuê có 2.438 m2 đất do UBND quận Cầu Giấy quản lý; 38 m2 đất là diện tích làm đường nội bộ thuộc khu di dân Tràng Hào do Ban Quản lý dự án Thăng Long quản lý; 2.265 m2 đất do UBND phường Trung Hòa quản lý và một số hộ dân đang sử dụng.
Năm 2014, Hoa Phượng Thăng Long chuyển nhượng một phần dự án cho Công ty TNHH Hoa Phượng Thăng Long Hà Nội, một doanh nghiệp chỉ mới 4 tháng tuổi, cũng đăng ký tại địa chỉ 216 Trần Duy Hưng.
Tháng 1/2017, ông Nguyễn Thế Hùng khi đó là Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại - Summit Building tại thửa B (diện tích 2.373 m2) khu đất 216 Trần Duy Hưng. Tiến độ thực hiện dự án từ quý III/2016 đến quý IV/2019.
Chủ đầu tư là Liên danh Công ty TNHH Hoa Phượng Thăng Long Hà Nội và Công ty TNHH Thương mại đầu tư Bất động sản 216. Trong đó, người đại diện pháp luật Hoa Phượng Thăng Long Hà Nội là ông Phạm Hoành Sơn, còn bên phía Bất động sản 216 là bà Nguyễn Thị Hồng Nga.
Đến ngày 15/2/2017, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội lúc bấy giờ là ông Nguyễn Quốc Hùng đã ký ban hành quyết định cho phép Hoa Phượng Thăng Long Hà Nội chuyển đổi mục đích sử dụng 2.373m2 đất để dựng dự án nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại - Summit Building.
Đến đây, khu đất 2.373m2 với mục đích ban đầu là thực hiện một phần dự án đầu tư xây dựng văn phòng làm việc và trung tâm giới thiệu sản phẩm đã chính thức bị khai tử, thay vào đó là xây dựng tòa nhà ở thương mại để bán cao 35 tầng.
Cuối cùng, tháng 2/2019, liên danh chủ đầu tư đề nghị thành phố cho phép chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Công ty Cổ phần Veracity. Ngày 21/8/2019, đáp lại đề nghị này, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã ký ban hành quyết định chấp thuận chuyển nhượng dự án, từ đó khu "đất vàng" 216 Trần Duy Hưng chính thức về tay Veracity.
Sau nhiều năm, với sự xuất hiện của chủ mới, dự án Summit Building 216 Trần Duy Hưng vẫn chưa được triển khai, hoàn thiện. Mới đây, các cử tri Hà Nội bức xúc đề nghị thành phố tăng cường chỉ đạo, kiểm soát tiến độ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy về việc kiên quyết thu hồi các dự án treo, chậm triển khai, sử dụng đất sai mục đích trên địa bàn thành phố, trong đó có dự án 216 Trần Duy Hưng.
Trả lời cử tri, UBND thành phố cho biết đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành luật đất đai và đề xuất xử lý theo quy định.
Trong trường hợp không mong muốn, là Summit Building 216 Trần Duy Hưng bị chính quyền Hà Nội xử lý mạnh tay, chắc hẳn đơn vị cấp tín dụng sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng nhất định. Một dự án khác do Veracity làm chủ đầu tư và cũng đang lụt tiến độ, làm xáo trộn cuộc sống của hàng trăm nhà đầu tư khác, chính là Harmony Square - 199 Nguyễn Tuân.
Tin mới cập nhật

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất khó tiếp cận tín dụng xanh

Những cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nhanh nhất

Infographic | Những ngân hàng nào giảm lãi suất huy động?

Chuyên gia dự báo ‘nóng’ về xu hướng tỷ giá 2025

Cải thiện ‘sức khỏe’, ngân hàng đua hút vốn ngoại

Infographic | Top ngân hàng có lợi nhuận cao nhất năm 2024

Kiều hối sẽ đạt mức kỷ lục trong năm 2024?

Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Cần Thơ: Bước tiến trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
Tin khác

Ngân hàng Việt Nam Hiện Đại - MBV kiện toàn bộ máy lãnh đạo

Đổi mới chiến lược phòng chống rủi ro gian lận tài chính với AI/ML

Ngân hàng vào mùa ‘hút’ kiều hối

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Một số diễn biến mới tại cổ phiếu của ACB

Bac A Bank gửi ngàn quà tặng cực chất tri ân chủ thẻ tín dụng nhân dịp mừng sinh nhật 30 năm

Bac A Bank: Khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Kita Invest: Gánh khối nợ khổng lồ, khả năng trả nợ yếu vẫn được rót vốn
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
