Dự án sân bay Long Thành: Tránh việc đã gia hạn rồi tiếp tục chậm trễ

Sáng 9/11, Quốc hội thảo luận về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53 về dự án thu hồi đất, bồi thường, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Cần giải quyết dứt điểm hiện tượng “thao túng thị trường bất động sản” Tránh tình trạng lợi dụng chuyển nhượng dự án bất động sản Bất động sản công nghiệp giữ sức cho chặng đua dài

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, đa số các đại biểu thống nhất cần điều chỉnh thời gian thực hiện dự án. Có đại biểu đề nghị đánh giá kỹ tính khả thi khi chỉ cho phép kéo dài việc thực hiện đến hết năm 2024. Có đại biểu đề nghị đánh giá rõ nguyên nhân của việc chậm tiến độ, có giải pháp quyết liệt hơn, không để xảy ra tình trạng tiếp tục trình Quốc hội điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn tiếp theo..

Có đại biểu đề nghị đánh giá rõ việc điều chỉnh thời gian thực hiện sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện mục tiêu giai đoạn 1 đến năm 2025 đưa Cảng Hàng không quốc tế Long Thành vào khai thác. Ngoài ra, phần lớn ý kiến đều thống nhất phải bố trí đủ vốn cho dự án và thống nhất với đề nghị của Chính phủ cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn đến hết năm 2024.

Nhưng cũng có nhiều đại biểu cho rằng số vốn chưa giải ngân đã hủy dự toán, quyết toán kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 đã kết thúc nên không thể kéo dài thời gian giải ngân vốn và đề nghị Chính phủ khẩn trương đề xuất phương án xử lý phù hợp.

Vắt qua 3 nhiệm kỳ Quốc hội, dự án không thể dừng

Đồng tình với chủ trương cần thiết phải điều chỉnh một số chỉ tiêu của dự án, đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) lý giải, thời hạn thực hiện dự án đã hết nhưng công tác giải phóng mặt bằng chưa xong. Nếu không gia hạn về thời gian thực hiện sẽ không có mặt bằng để xây dựng sân bay Long Thành.

Dự án sân bay Long Thành: Tránh việc đã gia hạn rồi tiếp tục chậm trễ
Đại biểu Trần Văn Tiến. (Ảnh: Quochoi.vn).

Ngoài ra, thời gian giải ngân vốn cũng đã hết trong khi nhiều dự thành phần chưa hoàn thành, nếu không kéo dài thời gian giải ngân thì nhiều công trình đầu tư xây dựng sẽ dở dang.

Ông Tiến cũng đồng tình với đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2024, vì năm 2023 sắp kết thúc và công tác giải phóng mặt bằng càng về sau càng khó khăn.

Phát biểu tranh luận về nội dung này, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam cho rằng, dự án này không thể dừng lại được. Trước đây, Quốc hội khóa 13 đã ban hành chủ trường đầu tư dự án. Nghị quyết số 26 năm 2016 của Quốc hội khóa 14 chủ trương cho phép tách dự án giải phóng mặt bằng thành một dự án riêng để giải quyết.

Đại biểu đề nghị nghiên cứu phương án: Quốc hội cho chủ trương kéo dài dự án này đến năm 2025 để trùng với kế hoạch đầu tư công trung hạn. Các vấn đề còn lại thì do Chính phủ quyết định.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) nêu quan điểm, việc đề xuất Quốc hội cho phép điều chỉnh một số chỉ tiêu của dự án là cơ sở pháp lý để có thể tiếp tục triển khai hoàn thành dự án. Sân bay Long Thành là một công trình trọng điểm quốc gia có vai trò vô cùng quan trọng, bất cứ dư án đầu tư nào, quá trình thực hiện sẽ khó khớp với kế hoạch ban đầu.

Đại biểu Mai Hoa ghi nhận trong thời gian triển khai thực hiện dự án, tỉnh Đồng Nai cũng đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có cả việc tạm ứng ngân sách địa phương để tiếp tục chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư để hoàn thành công tác thu hồi đất cho dự án và bàn giao toàn bộ mặt bằng giai đoạn một.

Điều này cho thấy quyết tâm chính trị rất lớn và là một giải pháp rất là hợp lý của tỉnh Đồng Nai”, nữ đại biểu nói.

Tuy vậy, đại biểu cho rằng cần phải có một sự cam kết thật rõ từ phía Chính phủ. “Liệu dự án có bị chậm, bị chậm trong bao lâu và ngoài việc điều chỉnh thời gian lần này thì còn có thể sẽ phải trình nội dung nào khác không?” Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa đặt câu hỏi.

Dự án sân bay Long Thành: Tránh việc đã gia hạn rồi tiếp tục chậm trễ
Sân bay Long Thành. (Ảnh minh họa).

Tránh việc gia hạn rồi nhưng vẫn chậm

Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) đồng ý với chủ trương điều chỉnh nội dung Nghị quyết 53/2017/QH14 của Quốc hội.

Nhưng đại biểu Nga đề nghị đánh giá sát hơn về nguyên nhân dự án chậm tiến độ, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan. Từ đó, có biện pháp khắc phục hiệu quả, tránh việc đã gia hạn rồi nhưng vẫn tiếp tục chậm trễ trong thời gian tới.

Theo bà Nga, việc nêu lý do dịch COVID-19 là chưa thuyết phục vì dự án triển khai từ năm 2017 và công tác chuẩn bị đã phải tính hết các phương án, cách thức tổ chức nên không thể nói do dự án lớn cần nhiều bước triển khai kỹ lưỡng.

Dự án sân bay Long Thành: Tránh việc đã gia hạn rồi tiếp tục chậm trễ
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. (Ảnh: Quochoi.vn).

Bà Nga cho rằng đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tổ chức lại cuộc sống của người dân cũng triển khai quá chậm. Đến nay, đã quá thời hạn hoàn thành đề án gần hai năm mà mới chỉ dừng ở việc khảo sát nhu cầu, tổ chức hội nghị, tuyên truyền tư vấn đào tạo nghề.

Đối với dự án thành phần 2 có 11 công trình là các trường học, trung tâm văn hóa, trụ sở UBND xã nhưng đến nay mới có ba công trình hoàn thành, bà Nga đề nghị cần triển khai khẩn trương để ổn định cuộc sống của người dân.

Cuối cùng, đại biểu Nga đề nghị cân nhắc kỹ việc quy hoạch bốn lớp chung cư cao tầng dự kiến làm nhà ở xã hội tại khu tái định cư thành các lô nền trong khi đang có chủ trương tập trung nguồn lực nhà ở xã hội, nhất là khu công nghiệp, và cụm công nghiệp.

Phát biểu tranh luận với đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho biết, dịch bệnh COVID-19 thực sự có ảnh hưởng nặng nề đến tiến độ triển khai dự án.

"Cử tri và nhân dân Đồng Nai mong mỏi dự án này được hoàn thành sớm từng ngày. Đây là dự án lớn, cả nước đang dõi theo, nên cần làm hết trách nhiệm để đẩy nhanh tiến độ", ông An nói.

Chỉ còn 64 ha chưa bàn giao mặt bằng

Trong khi đó, trả lời VTC News chiều 8/11, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường thông tin, hiện nay tỉnh đã bàn giao được gần 100% đất cho chủ đầu tư ACV để thi công dự án sân bay Long Thành. Còn lại 64 ha đất chưa bàn giao nằm ngoài đường ranh giới nhà ga sân bay, đường lăn, bến đỗ.

"Thậm chí nếu 64 ha này không giải phóng được cũng không ảnh hưởng gì đến sân bay. Như vậy là thuận lợi, không có khó khăn", ông Cường nói.

Ông Cường cho biết thêm, trong 64 ha này, chủ yếu là đất trồng cao su của Tổng công ty Cao su thuê lại từ UBND tỉnh.

"Do thuê đất của UBND tỉnh nên sẽ tiến hành bồi thường đối với cây cao su, còn tiền sẽ trả lại cho Chính phủ. Cử tri, nhân dân, đại biểu Quốc hội có thể yên tâm về tiến độ bàn giao đất dự án sân bay Long Thành. Đến thời điểm này không thể nói việc bàn giao đất chậm và thậm chí giai đoạn 1 tỉnh còn bàn giao trước cả thời hạn", ông Cường nhấn mạnh.

Dự án sân bay Long Thành: Tránh việc đã gia hạn rồi tiếp tục chậm trễ
Ông Quản Minh Cường. (Ảnh: Trần Vương)

Cũng theo thông tin từ ông Cường, hiện cả dự án còn ba hộ dân chưa chịu di dời và quan điểm của tỉnh là trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, nhận đền bù thì có thể thực hiện cưỡng chế.

Nói về việc đề xuất kéo dài thời gian thực hiện dự án thu hồi đất xây dựng sân bay Long Thành đến hết năm 2024, ông Cường cho biết việc thu hồi đất thời gian qua gặp khó khăn do cả khách quan và chủ quan. Trong đó khách quan là do từ 2020-2022 ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID-19 dẫn đến cán bộ không đi đo, kiểm đếm được khiến kéo dài thời gian đền bù, giải tỏa.

Bên cạnh đó, lịch sử đất nước chưa bao giờ có cuộc đền bù nào lớn như thế này. Riêng sân bay 5.000 ha còn bên ngoài khoảng 5.400 ha nhưng chỉ làm trong thời gian rất ngắn, đặc biệt giao hoàn toàn cho tỉnh. Do đó, Đồng Nai đã tập trung thực hiện và có thời điểm huy động 300 cán bộ ở tỉnh, các huyện tăng cường để tập trung cho việc giải quyết vấn đề giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành.

Theo VTC News

Tin mới cập nhật

Giá leo thang, đất nền ven Hà Nội rơi vào trầm lắng

Giá leo thang, đất nền ven Hà Nội rơi vào trầm lắng

Giá đất tăng 17- 33% trong năm 2024 khiến nhiều người mua e dè, là nguyên nhân chính khiến giao dịch đất nền ven đô Hà Nội rơi vào trạng thái trầm lắng.
Lý do bất động sản thấp tầng Hà Nội đang dần phục hồi

Lý do bất động sản thấp tầng Hà Nội đang dần phục hồi

Thị trường bất động sản nhà thấp tầng Hà Nội đang dần phục hồi với tâm lý mua cải thiện, giá tăng ổn định ở vùng ven và sức hút từ dự án có hạ tầng hoàn thiện.
Thị trường căn hộ Hà Nội bước vào giai đoạn điều chỉnh

Thị trường căn hộ Hà Nội bước vào giai đoạn điều chỉnh

Sau thời gian tăng nóng, giá căn hộ chuyển nhượng tại Hà Nội đang có xu hướng hạ nhiệt do tâm lý người mua thay đổi và áp lực cân bằng thị trường.
Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Ngành du lịch hồi phục, khách quốc tế tăng mạnh giúp bất động sản nghỉ dưỡng lấy lại sức hút, dự kiến nguồn cung tăng 80% trong năm 2025.
Nguồn cung hồi phục, thị trường căn hộ chuẩn bị bùng nổ

Nguồn cung hồi phục, thị trường căn hộ chuẩn bị bùng nổ

Từ nay đến năm 2026, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh dự báo tăng mạnh với hàng chục nghìn sản phẩm mới được tung ra thị trường
Bất động sản xanh: Cơ hội đầu tư của tương lai

Bất động sản xanh: Cơ hội đầu tư của tương lai

Bất động sản xanh và bền vững không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn, sinh lời lâu dài trong bối cảnh thị trường dịch chuyển mạnh.
Nguồn cung giảm, thị trường căn hộ Hà Nội có hạ nhiệt?

Nguồn cung giảm, thị trường căn hộ Hà Nội có hạ nhiệt?

Quý I/2025, thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận nguồn cung và giao dịch giảm mạnh theo quý, nhưng giá bán tiếp tục tăng, dẫn đầu là phân khúc hạng B.
Phân khúc bất động sản nào dẫn dắt thị trường Quý I/2025

Phân khúc bất động sản nào dẫn dắt thị trường Quý I/2025

Theo báo cáo mới nhất từ PropertyGuru Việt Nam, một phân khúc bất động sản tục dẫn dắt thị trường quý I/2025.
Vì sao bất động sản khu công nghiệp vẫn ‘nóng’?

Vì sao bất động sản khu công nghiệp vẫn ‘nóng’?

Khi bất động sản nhà ở trầm lắng, thì đất khu công nghiệp lại “rực cháy”. Câu chuyện phía sau là cả chiến lược, không phải may rủi.
Vì sao giá nhà thấp tầng Hà Nội tiếp tục tăng?

Vì sao giá nhà thấp tầng Hà Nội tiếp tục tăng?

Thị trường bất động sản Hà Nội năm 2025 sẽ đón hơn 6.700 căn thấp tầng mới, giá sơ cấp dự kiến tăng 8% do nguồn cung lớn và vị trí dự án ngày càng đắt giá.

Tin khác

Giải mã giá chung cư TP. Hồ Chí Minh lập kỷ lục mới

Giải mã giá chung cư TP. Hồ Chí Minh lập kỷ lục mới

Giá chung cư TP. Hồ Chí Minh cán mốc giá chưa từng có, người có nhu cầu thực chới với, nhà đầu tư dè chừng. Đâu là nguyên nhân khiến giá nhà chung cư cao kỷ lục
FDI đổ mạnh vào bất động sản tăng 46%

FDI đổ mạnh vào bất động sản tăng 46%

Ba tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký vào kinh doanh bất động sản đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước.
“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

“Ngày sở hữu nhà quốc gia 2025” được kỳ vọng giúp doanh nghiệp và người dân nắm bắt xu hướng thị trường nhà ở, tiếp cận giải pháp tài chính và nhà ở phù hợp.
Sáp nhập tỉnh: Cơ hội cho thị trường bất động sản

Sáp nhập tỉnh: Cơ hội cho thị trường bất động sản

Chứng khoán VNDIRECT dự báo, việc sáp nhập tỉnh sẽ khiến thị trường bất động sản có thể xảy ra đầu cơ lướt sóng do tâm lý FOMO nhưng chỉ trong ngắn hạn.
Bắc Giang: Chuyển công an điều tra việc thổi giá đất nếu có dấu hiệu hình sự

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra việc thổi giá đất nếu có dấu hiệu hình sự

UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu chấn chỉnh và triển khai các biện pháp kiểm soát ổn định, tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa phương này.
Sáp nhập tỉnh: Đầu tư đất thế nào khi giá tăng mạnh?

Sáp nhập tỉnh: Đầu tư đất thế nào khi giá tăng mạnh?

Thông tin sáp nhập tỉnh đang khiến thị trường bất động sản nóng lên. Đây là cơ hội đầu tư nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nếu không có chiến lược đúng đắn.
Yếu tố nào đẩy giá căn hộ tăng cao thời gian qua?

Yếu tố nào đẩy giá căn hộ tăng cao thời gian qua?

Các yếu tố đẩy giá căn hộ tăng cao thời gian qua là nguồn cung mới chủ yếu là các dự án cao cấp, nguồn cung phân khúc tầm trung hạn chế, đẩy giá phân khúc tăng.
Xu hướng đầu tư bất động sản nào

Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh?

Thông tin về việc sáp nhập tỉnh đã tạo ra biến động đáng chú ý trên thị trường bất động sản. Vậy, phân khúc nào đang dẫn dắt thị trường?
Sân khấu nổi độc nhất Hà Nội dần thành hình

Sân khấu nổi độc nhất Hà Nội dần thành hình

Hiện nay, dự án cải tạo hồ Đống Đa (quận Đống Đa - Hà Nội) với nhiều hạng mục như sân khấu nổi trên mặt nước đang dần hoàn thiện sau thời gian thi công thần tốc
Người trẻ gặp khó trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị

Người trẻ gặp khó trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị

Giá thuê nhà liên tục tăng cao, khiến nhiều lao động trẻ, có thu nhập trung bình và thấp, gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Tỉnh Quảng Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa bảo tồn di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học, tăng trưởng kinh tế xanh.
Phiên bản di động