Nợ xấu phân hóa mạnh giữa các ngân hàng

Trong khi nợ xấu giảm tại một số ngân hàng, không ít nhà băng không chỉ có tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong năm qua, mà còn trong xu hướng tăng.
Có những ngân hàng đã chạm đích xử lý nợ xấu hậu M&A Áp lực lớn với ngân hàng từ nợ xấu và trích lập dự phòng

Phân hoá tại nhiều ngân hàng

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, tại thời điểm cuối năm 2022 nợ xấu nội bảng dưới 2% (1,92%).

Tuy nhiên, trong hệ thống, nhiều ngân hàng vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2022, cho thấy nợ xấu đang có diễn biến gia tăng.

Nợ xấu phân hóa mạnh giữa các ngân hàng

Là một trong những ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế gần tỷ USD năm qua, song VPBank vẫn khó tránh nợ xấu hợp nhất (gồm công ty con trực thuộc Fe Credit) duy trì ở mức cao 4,73% tại cuối 2022. Nhưng theo báo cáo tài chính quý IV/2022 của VPBank, tách bạch nợ xấu riêng lẻ của ngân hàng mẹ chỉ 2,19%. Nợ nhóm 4 (nghi ngờ) và 5 (có khả năng mất vốn) cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, nợ xấu của Saigonbank cũng tăng từ mức 1,97% đầu năm lên 2,12% cuối năm 2022.

Còn với TPBank, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng nhẹ từ 0,82% đầu năm lên 0,84%. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 2,34% đầu năm lên 2,88%.

Tại VIB, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 2,32% đầu năm lên 2,45%.

Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của LienVietPostBank tăng từ mức 1,37% đầu năm lên 1,46% tại thời điểm cuối năm 2022.

Tại Ngân hàng Bản Việt, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 2,53% đầu năm lên mức 2,79% vào cuối năm 2022.

Trong năm qua, nợ xấu nội bảng của PGBank tăng 7,3% lên 745 tỷ đồng đưa tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tăng từ 2,52% lên 2,56%. Tại thời điểm cuối năm 2022, trái phiếu đặc biệt của VAMC tại PGBank là hơn 951 tỷ đồng, tăng 34% so với thời điểm 31/12/2021.

Hay VietBank cũng có tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay xấp xỉ đầu năm ở mức 3,65% tính đến cuối năm 2022...

Theo FiinRatings, sau khi thời gian cơ cấu thời hạn trả nợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư 14/2021/TT-NHNN kết thúc (30/6/2022), các ngân hàng bắt đầu đối mặt với nguy cơ gia tăng các khoản nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh (nợ xấu nội bảng và trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành) tại thời điểm 30/9/2022 của toàn ngành là khoảng 2,6%, tăng nhẹ so với mức 2,5% hồi đầu năm. Nhiều ngân hàng lớn cũng tăng nhẹ tỷ lệ nợ xấu từ 0,1 - 0,3 điểm phần trăm.

Báo của cáo của FiinRatings cũng cho rằng, chất lượng các khoản lãi và phí phải thu đáng báo động ở nhóm ngân hàng có chất lượng tín dụng thấp. Trung bình, các ngân hàng có vòng quay khoản lãi và phí phải thu khoảng 30 đến 60 ngày.

Tuy nhiên, một số ngân hàng có các khoản lãi và phí phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản, trong khi vòng quay lại rất dài (lên tới hơn 250 ngày) trong suốt nhiều năm liền.

FiinRatings cho rằng, đây là dấu hiệu cho thấy các khoản phải thu này tiềm ẩn nhiều nguy cơ trở thành nợ khó đòi và các số liệu kế toán chưa phản ánh chính xác chất lượng tài sản của ngân hàng.

Trước kịch bản nợ xấu gia tăng, Báo cáo cho biết, nhiều ngân hàng đẩy mạnh việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các khoản nợ xấu tiềm ẩn. Các ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt, lợi nhuận cao thường có nhiều dư địa để trích lập dự phòng, giữ tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao, điển hình như Vietcombank, BIDV, VietinBank…

Bởi theo FiinRatings, các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao sẽ có khả năng chống chọi tốt hơn trong điều kiện thị trường bất lợi như nợ xấu tăng từ tín dụng bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp hay biên lãi thuần bị ảnh hưởng.

... và giảm ở một số nhà băng

Ngược lại đã có không ít ngân hàng giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu trong năm qua. Bên cạnh những ngân hàng có nợ xấu tăng cao mà kết quả chưa cập nhật đầy đủ, một số ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính cũng cho thấy, vẫn giữ được tỷ lệ nợ xấu nội bảng thấp.

Trong hệ thống có đến 7 ngân hàng giữ được tỷ lệ nợ xấu ở dưới 1% và 2 ngân hàng đạt tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu trên dưới 300%.

Cụ thể, thống kê từ báo cáo tài chính quý IV/2022 của 27 ngân hàng cho thấy, bức tranh nợ xấu có sự phân hóa khá mạnh. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng tại đa số nhà băng.

HIện chỉ còn số ít ngân hàng giữ được tỷ lệ nợ xấu ở dưới mức 1%, có thể kể đến Vietcombank, MB, ACB, Techcombank, BacABank, TPBank.

Tính đến cuối năm 2022, nợ xấu nội bảng của Vietcombank ở mức 7.808 tỷ đồng, tăng 27,6% so với hồi đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay cuối năm 2022 ở mức 0,68%, giảm so với mức 0,8% cuối quý 3/2022 và tăng nhẹ so với hồi đầu năm nay là 0,64%.

Chất lượng tài sản của Vietcombank còn được đánh giá cao bởi bộ đệm dự phòng rủi ro tín dụng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng cuối năm 2022 tiếp tục cao nhất hệ thống, đạt 317%.

Nợ xấu phân hóa mạnh giữa các ngân hàng

ACB ghi nhận năm thứ 7 liên tiếp duy trì tỷ lệ nợ xấu ở dưới mức 1%. Tổng nợ xấu của nhà băng này cuối năm 2022 là 3.033 tỷ đồng, chiếm 0,74% trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này giảm so với mức 0,78% của năm 2021.

Bởi cơ cấu tín dụng của ACB chủ yếu tập trung vào bán lẻ và không có trái phiếu doanh nghiệp, giúp danh mục của nhà băng này ít chịu ảnh hưởng tiêu cực trong năm vừa qua, khi thị trường trái phiếu và bất động sản gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ACB hiện ở mức 155%, cũng thuộc nhóm cao trên thị trường.

Ngoài ra, một ngân hàng khác cũng có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% và tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu rất cao, xấp xỉ 300% là MB .

Báo cáo tài chính của ngân hàng này cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hợp nhất, bao gồm cho vay tiêu dùng được kiểm soát ở mức 1,09%, trong khi của ngân hàng riêng lẻ chỉ 0,83%. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu của ngân hàng hợp nhất đạt 238% và ngân hàng riêng lẻ là xấp xỉ 300%.

Tương tự, tỷ lệ nợ xấu tại Techcombank có xu hướng tăng trong năm qua, tuy nhiên vẫn nằm trong nhóm thấp nhất hệ thống. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2022 của nhà băng này là 0,9%, tăng so với 0,6% năm 2021. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu đạt 125%.

Nợ xấu BacABank tại thời điểm cuối năm qua cũng cải thiện so với đầu năm. Tổng nợ xấu tại ngày 31/12/2022 giảm 24%, còn gần 500 tỷ đồng. Trong đó, giảm mạnh nhất là nợ dưới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ 0,77% xuống còn 0,53%.

Tại TPBank, nợ xấu của ngân hàng tăng 200 tỷ đồng, tương đương tăng 17,3% trong năm 2022 lên 1.357 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay chỉ tăng nhẹ từ 0,82% lên 0,84%. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu đạt 135%.

Hay tại Sacombank lần đầu tiên đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 1% sau 7 năm sáp nhập Ngân hàng Phương Nam và thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ. Cụ thể, nợ xấu nội bảng của nhà băng này đã giảm 1.422 tỷ đồng xuống 4.298 tỷ. Tỷ lệ nợ xấu theo đó giảm từ 1,47% xuống 0,98%. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý, Sacombank còn hàng chục nghìn tỷ đồng nợ xấu ở ngoại bảng, dưới dạng trái phiếu đặc biệt của VAMC.

Công ty Chứng khoán Yuanta nhận định, chất lượng tài sản của ngành ngân hàng vẫn tốt dù trải qua một năm 2022 đầy biến động. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành sẽ tăng nhẹ vào năm 2023, một phần do Thông tư 14/2021/TT-NHNN hết hiệu lực. Ngoài ra, nợ xấu còn có thể tăng lên do các vấn đề liên quan đến ngành bất động sản, khi các điều kiện thanh khoản bị thắt chặt và thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ.

Cũng theo Yuanta Việt Nam, nợ xấu 2023 sẽ tăng lên 1,65% (tăng 10 điểm cơ bản so 2022). Do đó, chi phí dự phòng sẽ tăng lên, nhất là tại các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) thấp. Trong khi, ngân hàng có tỷ lệ LLR cao có thể linh hoạt hơn trong việc giảm trích lập dự phòng nhằm gia tăng lợi nhuận. Nguyên nhân tăng xuất phát từ rủi ro tiềm ẩn trên thị trường bất động sản, khi các điều kiện thanh khoản bị thắt chặt và thị trường trái phiếu doanh nghiệp kiểm soát.

Vì thế, NHNN cho biết, sẽ tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng...

Đáng chú ý, Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, năm 2023, kinh tế thế giới dự kiến sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế trong nước thời gian tới đối mặt với thuận lợi và thách thức đan xen. Dự báo nợ xấu của nền kinh tế năm 2023 sẽ gia tăng cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Lãi suất tăng sẽ làm tăng nghĩa vụ trả nợ của bên vay, trong khi kinh tế phục hồi chậm lại, tăng trưởng thấp hơn như nêu trên, dẫn đến nợ xấu tiềm ẩn gia tăng.

Vì vậy, các chuyên gia kinh tế - tài chính dự báo trong năm 2023, nợ xấu nội bảng ở mức 2%, nợ xấu gộp khoảng 4%. Trong khi đó, nợ xấu gộp của hệ thống tổ chức tín dụng khoảng 4,99%, mức cao khi so sánh với các nước trong khu vực.

Báo cáo FiinRatings cho biết, lợi nhuận của các ngân hàng có mức điểm xếp hạng tín nhiệm sơ bộ thấp bị ăn mòn gần như toàn bộ bởi các chi phí dự phòng, trong khi tỷ lệ đòn bẩy lại cao hơn hẳn so với các ngân hàng khác. Các ngân hàng này cũng ít có lợi thế về chi phí vốn do không thu hút được tiền gửi không kỳ hạn từ khách hàng mà phải phát hành trái phiếu và huy động tiền gửi với lãi suất cao so với các ngân hàng lớn, dẫn đến việc biên lãi thuần chỉ ở mức khoảng 2%.

Dự kiến trong năm 2023, FiinRatings cho rằng, biên lãi thuần của các ngân hàng có khả năng bị thu hẹp khi lãi suất huy động tăng mạnh hơn lãi suất cho vay.

Thực tế, từ cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa ra chỉ đạo cho các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay theo quy mô và tiềm lực để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế và đề xuất xử lý các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất. Điều này có thể gây khó khăn trong việc huy động vốn cho các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ do không còn lợi thế cạnh tranh về lãi suất đối với các ngân hàng lớn.

Trong khi đó, việc giới hạn tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ gây áp lực huy động các nguồn vốn dài hạn hơn (trái phiếu, vốn chủ sở hữu,…) tại các ngân hàng.

Với việc dịch bệnh Covid-19 về cơ bản đã được kiểm soát, lộ trình giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN và Thông tư 08/2020/TTNHNN vẫn được áp dụng cho đến thời điểm này (giới hạn 34% kể từ ngày 01/10/2022), FiinRatings cho rằng ít có khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện lùi thời gian áp dụng các quy định trên sau khi đã lùi thời hạn một năm nhằm hỗ trợ các ngân hàng trong dịch Covid-19.

Chất lượng tài sản cũng là một yếu tố cần theo dõi, đặc biệt các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao cần thực hiện các biện pháp thu hồi và xử lý nợ xấu để cải thiện năng lực tài chính, tránh gây ảnh hưởng đến cả hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền.

SSI Research dự báo tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng 26 điểm cơ bản lên 1,71% tại các ngân hàng niêm yết) với tỷ lệ hình thành nợ xấu tăng lên 1,3% (từ khoảng 1% trong giai đoạn 2020-2022) dưới tác động của lãi suất cho vay cao hơn.

baodautu.vn

Tin mới cập nhật

Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Sau hơn 3 tháng triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%, số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm trên 70%.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết như thanh tra để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới.
Một số diễn biến mới tại cổ phiếu của ACB

Một số diễn biến mới tại cổ phiếu của ACB

Sau khi ACB công bố danh sách các cổ đông nắm giữ trên 1% vốn, khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng có sự thay đổi chủ
Bac A Bank gửi ngàn quà tặng cực chất tri ân chủ thẻ tín dụng nhân dịp mừng sinh nhật 30 năm

Bac A Bank gửi ngàn quà tặng cực chất tri ân chủ thẻ tín dụng nhân dịp mừng sinh nhật 30 năm

Mở thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK MasterCard, khách hàng tận hưởng nhiều quà tang cực chat và thiết thực nhân dịp BAC A BANK đón tuổi 30
Bac A Bank: Khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bac A Bank: Khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bac A Bank hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Kita Invest: Gánh khối nợ khổng lồ, khả năng trả nợ yếu vẫn được rót vốn

Kita Invest: Gánh khối nợ khổng lồ, khả năng trả nợ yếu vẫn được rót vốn

Dù gánh khối nợ khổng lồ, chiếm 92,1% tổng tài sản và rơi vào tình cảnh khả năng trả nợ yếu nhưng Kita Invest vẫn được rót vốn.
Bị kết luận vi phạm khi cho HSTC vay, VietABank vẫn rót tiền

Bị kết luận vi phạm khi cho HSTC vay, VietABank vẫn rót tiền

Giữa năm 2023, VietABank bị kết luận vi phạm khi cho HSTC vay nhưng tới cuối năm 2023, VAB tiếp tục rót tiền cho HSTC, tài sản đảm bảo vẫn là dự án La Phù.
ABBANK xây dựng các giải pháp chuyên biệt, miễn phí, giảm lãi vay cho các doanh nghiệp

ABBANK xây dựng các giải pháp chuyên biệt, miễn phí, giảm lãi vay cho các doanh nghiệp

Từ nay cho đến hết 31/12/2024, ABBANK triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt "X2 Lợi Ích - Vững Bước Thành Công" dành cho các doanh nghiệp.
Lãi suất vay mua nhà giảm sâu: Cơ hội cho người dân sở hữu nhà ở?

Lãi suất vay mua nhà giảm sâu: Cơ hội cho người dân sở hữu nhà ở?

Nhiều ngân hàng đang triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất vay mua nhà hấp dẫn, chỉ từ 5,5%/năm, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng sở hữu nhà ở.
Thí điểm lập sàn mua bán tín chỉ vàng: Chuyên gia nói gì?

Thí điểm lập sàn mua bán tín chỉ vàng: Chuyên gia nói gì?

Sau loạt biện pháp bình ổn giá của Ngân hàng Nhà nước, các chuyên gia vẫn bày tỏ lo ngại, cần có thêm các giải pháp dài hạn khác để ổn định thị trường vàng.

Tin khác

Có thể bạn quan tâm: Giao dịch trực tuyến nào không cần xác thực sinh trắc học?

Có thể bạn quan tâm: Giao dịch trực tuyến nào không cần xác thực sinh trắc học?

Bên cạnh những giao dịch trực tuyến bắt buộc phải xác thực bằng sinh trắc học từ 1/7, có nhiều giao dịch khác hoàn toàn không cần thiết phải dùng sinh trắc học.
Xác thực sinh trắc học có ảnh hưởng quá lớn đến các giao dịch thanh toán của người dùng?

Xác thực sinh trắc học có ảnh hưởng quá lớn đến các giao dịch thanh toán của người dùng?

Từ 1/7, khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên sẽ phải xác thực bằng một trong các phương thức sinh trắc học.
Gửi 2.000 tỷ đồng ngân hàng được hưởng lãi suất bao nhiêu?

Gửi 2.000 tỷ đồng ngân hàng được hưởng lãi suất bao nhiêu?

Khi khách hàng gửi 2.000 tỷ đồng vào ngân hàng PVCombank sẽ được hưởng mức lãi suất đặc biệt lên đến 9,5%/năm - cao nhất trên thị trường hiện nay.
Xác thực sinh trắc học bắt buộc từ 1/7: Cách thực hiện như thế nào?

Xác thực sinh trắc học bắt buộc từ 1/7: Cách thực hiện như thế nào?

Từ ngày 1/7/2024, khách hàng muốn chuyển tiền trên 10 triệu đồng hoặc lũy kế trên 20 triệu đồng/ngày bắt buộc phải xác thực sinh trắc học.
Trái phiếu doanh nghiệp được các ngân hàng đẩy mạnh trở lại

Trái phiếu doanh nghiệp được các ngân hàng đẩy mạnh trở lại

Tháng 4/2024, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ghi nhận giá trị phát hành lớn nhất từ đầu năm với 2 nhóm phát hành chính là bất động sản và ngân hàng
Hướng đi nào để các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam phát triển?

Hướng đi nào để các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam phát triển?

Việt Nam đã hình thành được các doanh nghiệp mới, tăng trưởng cao song năng suất của các doanh nghiệp còn thấp - chuyên gia của Ngân hàng thế giới đánh giá.
Lộ diện 4 ngân hàng có lãi tiền gửi cao nhất tháng 5, quán quân thuộc về OCB với 5,9%/năm

Lộ diện 4 ngân hàng có lãi tiền gửi cao nhất tháng 5, quán quân thuộc về OCB với 5,9%/năm

Tính đến hôm nay (7/5), có thêm 13 ngân hàng nhập cuộc tăng lãi suất huy động. Ngược lại, không có nhà băng nào giảm lãi suất từ đầu tháng tới nay.
Hai nửa sáng tối trong bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng

Hai nửa sáng tối trong bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng

Hết quý I, nhiều nhà băng ghi nhận tăng trưởng mạnh lên tới 84%, bên cạnh đó một vài ngân hàng cũng công bố kết quả kinh doanh sụt giảm.
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Viet Research phối hợp với Báo Đầu tư công bố Top 10 Most Innovative Enterprises (Top 10 Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả - VIE 10).
Nhiều ngân hàng đang "chạy đua" tăng vốn

Nhiều ngân hàng đang "chạy đua" tăng vốn

Theo VPBankS Research, ngành ngân hàng đang có vị thế lớn trong nền kinh tế và điểm chung của các nhà băng là đều đang có kế hoạch tăng vốn.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Khi thi công con đường vào thuỷ điện Nước Chè (xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), một núi đá đĩa ẩn trong đất phát lộ.
Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước biến động liên tục. Đồng USD cao và nhu cầu yếu tiếp tục làm giảm giá hồ tiêu trên toàn cầu.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn mới về thủ tục nộp thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố trong năm 2025.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt biệt đối với nước giải khát có đường vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp.
Nhu cầu tiêu thụ giảm tạo áp lực lên giá hồ tiêu?

Nhu cầu tiêu thụ giảm tạo áp lực lên giá hồ tiêu?

Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu tại các thị trường lớn đang có dấu hiệu chững lại do các nhà đầu tư đang chuyển hướng vào cà phê.
Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Malaysia hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đạt gần 12 tỷ USD.
Nhận định chứng khoán 21/11: Thị trường quay đầu hồi phục

Nhận định chứng khoán 21/11: Thị trường quay đầu hồi phục

Các chuyên gia cho rằng việc VN-Index thủng mốc 1.200 điểm đã kích hoạt dòng tiền bắt đáy, thị trường chứng khoán hồi phục tích cực trong phiên hôm nay.
Nhận định chứng khoán tuần 18-22/11: Thị trường hồi phục ngoạn mục

Nhận định chứng khoán tuần 18-22/11: Thị trường hồi phục ngoạn mục

Mốc 1.200 điểm một lần nữa đã bị “xuyên thủng”, tuy nhiên thị trường chứng khoán nhanh chóng hồi phục và bật tăng mạnh mẽ.
Phiên bản di động