Nhà máy alumin Tân Rai: Hiệu quả nhưng không chủ quan

Đánh giá về hiệu quả của dự án Tổ hợp Bauxite Nhôm Lâm Đồng (gọi tắt là dự án nhà máy alumin Tân Rai) trong chuyến thăm và làm việc tại dự án này mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định dù mới đi vào sản xuất chưa hết công suất nhưng giá bán sản phẩm alumin thực tế đã cao hơn giá bán dự tính và thu được nhiều ngọai tệ cho đất nước.

Nhà máy alumin Tân Rai: Hiệu quả nhưng không chủ quan

Sản phẩm tinh quặng alumin được sản xuất và đóng bao theo một quy trình hiện đại và nghiêm ngặt tại nhà máy alumin Tân Rai. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Kết quả bước đầu của dự án nhà máy alumin Tân Rai cho thấy chủ trương của Bộ Chính trị về khai thác bauxite để sản xuất ra alumin và từ alumin sẽ là triển vọng phát triển kinh tế-xã hội của Lâm Đồng và Tây Nguyên là chủ trương đúng.

Hiệu quả ban đầu

Theo Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, sau hơn một năm tổ chức vận hành dự án, khắc phục các tồn tại của dây chuyền, tích lũy được nhiều kinh nghiệm.

Những tháng đầu sau khi nhận bàn giao, nhà máy đã chủ động giảm tải vận hành ở công suất khoảng từ 60-70% so với công suất thiết kế để điều chỉnh khắc phục những tồn tại và vệ sinh công nghiệp.

Đến cuối năm 2014, nhà máy tăng công suất vận hành và có những tháng đã đạt 90% công suất thiết kế. Công suất bình quân cả năm đã đạt 75% công suất thiết kế.

Nhờ đó, sản phẩm alumin sản xuất đều đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật, thậm chí tốt hơn tiêu chuẩn alumin xuất khẩu. Vì vậy, phần lớn sản phẩm alumin của nhà máy được xuất khẩu và hiện Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã ký hợp đồng bán alumin với 11 khách hàng từ các nước Thụy Sĩ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Giá bán alumin ngày càng có chiều hướng khởi sắc, bình quân đạt 326,5 USD/tấn, cao hơn với dự toán ban đầu là 325 USD/tấn.

Đối với thị trường trong nước, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với gần 20 khách hàng để sử dụng cho các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và hóa chất. Nhờ đó, từ khi vận hành đến nay, tổng sản lượng alumin tiêu thụ đạt 663.000 tấn; trong đó xuất khẩu 490.000 tấn, đem lại nguồn thu ngoại tệ xấp xỉ 160 triệu USD. Sản phẩm do nhà máy sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, gần như không có tồn kho.

Ông Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng, cho hay hàng năm, nhà máy đã đóng góp vào sản xuất công nghiệp của địa phương 3.500 tỷ đồng, chiếm 60% giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương; nộp ngân sách cho tỉnh 210 tỷ đồng.

Nếu nhà máy hoạt động hết công suất thì con số sẽ tăng tương ứng 4.500 tỷ đồng và nộp ngân sách tăng lên 400 tỷ đồng.

Ngoài ra, hiệu quả xã hội rõ nhất của dự án này là giải quyết việc làm cho 1.200 người với mức lương bình quân khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh số lượng lao động làm việc tại nhà máy còn có lực lượng lao động phụ trợ là 12.000 người.

Hiện nay, nhà máy đã thực hiện tái cơ cấu từ mô hình hai cấp về một cấp gồm Hội đồng thành viên, Ban lãnh đạo điều hành, 12 phòng ban và 15 phân xưởng sản xuất với tổng số cán bộ công nhân viên là 1.450 người.

Trong thời gian tới, nhà máy sẽ tiếp tục tiếp cận sâu hơn về công nghệ, hạn chế để xảy ra các sự cố, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm dần các chỉ tiêu hao nguyên vật, liệu và xử lý tốt các tình huống công nghệ phát sinh trong thực tế hoạt động. Đồng thời, củng cố cải tiến hoàn thiện toàn bộ dây chuyền đảm bảo duy trì sản xuất ổn định để hoàn thành kế hoạch năm nay sẽ sản xuất 540.000 tấn alumin, phấn đấu năm 2016 nâng công suất thiết kế lên 630.000 tấn alumin.

Không chủ quan về môi trường

Vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất alumin được dư luận rất quan tâm, vì vậy Công ty Nhôm Lâm Đồng (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam) đã rà soát toàn bộ bổ sung đầy đủ trang thiết bị an toàn cho tất cả các khâu trong dây chuyền sản xuất; hoàn tất các hồ sơ thủ tục pháp lý, xây dựng và triển khai huấn luyện các biện pháp phòng ngừa, ứng cứu sự cố hóa chất.

Cùng với việc quan tâm xử lý vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình vận hành sản xuất, công ty cũng thực hiện quan trắc môi trường định kỳ 4 lần/năm theo quy định.

Các cơ quan quản lý Nhà nước tại Lâm Đồng, Tổ giám sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường... cũng đã tiến hành kiểm tra định kỳ và kết quả kiểm tra cho thấy các thông số môi trường đều đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam cũng chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác hoàn thổ ngay trong quá trình khai thác, hoàn nguyên ngay sau khi kết thúc khai thác theo hình thức cuốn chiếu (khai thác xong đến đâu tiến hành hoàn thổ ngay đến đó).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá, đến nay các thông số về môi trường đều ở dưới ngưỡng cho phép và khai thác quặng tới đâu hoàn nguyên tới đó.

Hiện đất đã giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam vì vậy, Tập đoàn có thể lập thêm dự án để cải tạo đất thành vòng khép kín (tức là sau khi hoàn nguyên có thể trồng càphê, cao su và tốt nhất là trồng cao su vì đây là cây công nghiệp dài ngày góp phần đem lại thu nhập ổn định cho nông dân.)

Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý, vấn đề lo nhất về môi trường là bùn đỏ nhưng đến nay nhà máy đã làm đến hồ thứ 3 và có thể coi như an toàn nhưng không vì thế chủ quan mà cần phải kiểm soát và phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nhà máy đã xử lý thành công về công nghệ nhưng trong bùn đỏ có hàm lượng sắt chiếm từ 40-46% và từ đây có thể sản xuất sắt.

Thủ tướng cũng yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam phải tiếp nhận vận hành tốt nhà máy vì đây là công nghệ khá hiện đại. Trong năm 2015 cần nâng hết công suất ở mức an toàn để năm 2016 đạt 100% công suất thiết kế.

Ngoài ra, khi nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định cần tiến hành cổ phần hóa, cho tư nhân tham gia và cho các nhà đầu tư chiến lược tham gia cổ phần để mở rộng quy mô sản xuất nhôm, chế biến sâu các sản phẩm từ nhôm cũng như tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào sản xuất sắt từ bùn đỏ.

Theo Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn đã làm việc với Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam về sản xuất sắt từ bùn đỏ. Việc nghiên cứu sản xuất sắt từ bùn đỏ dù không mang lại lợi nhuận nhiều nhưng sẽ góp phần giải quyết vấn đề về môi trường cũng như vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất./.

Theo Vietnamplus

Tin mới cập nhật

Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi mục tiêu phát triển trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Ngành cơ khí được đánh giá là ngành công nghiệp then chốt, tuy nhiên cần thêm nguồn lực để gia tăng thị phần và tham gia vào chuỗi cung ứng cho sản phẩm cơ khí.
Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Tỉnh Lâm Đồng xác định 8 mục tiêu tái cơ cấu ngành công nghiệp với tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 7,5-9%/năm.
Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Theo số liệu báo cáo được Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng năm 2024 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội.
Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Đổi mới hoàn toàn hay giữ lại phần nào nét truyền thống để tạo sự khác biệt là vấn đề cần cân nhắc trong cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vàng để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Sản xuất và tiêu dùng mang tính phát triển bền vững là tiêu chí được TP. Hà Nội tập trung định hướng chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP.
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024 sẽ giúp quảng bá sản phẩm tới đông đảo khách tiêu dùng Thủ đô.
Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Chuyển đổi điện hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần chú trọng lộ trình phát triển các dòng xe ô tô điện hóa phù hợp với lộ trình chuyển đổi năng lượng.

Tin khác

Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh xây dựng đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm liên kết ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí.
Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hướng đến chuyển đổi xanh

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hướng đến chuyển đổi xanh

Ngành điện tử của Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi sản xuất công nghiệp hỗ trợ, hướng đến phát triển bền vững nhưng thân thiện với môi trường.
Bình Dương: Tăng sức hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Tăng sức hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thủ phủ công nghiệp tỉnh Bình Dương đang nỗ lực thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ với những chính sách thông thoáng.
Hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn: Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?

Hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn: Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?

Nhiều tập đoàn công nghệ dịch chuyển vào Việt Nam, kéo theo một loạt doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đây là cơ hội cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng.
Giải pháp nào giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng?

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng?

Bên cạnh nỗ lực cải tiến sản xuất để tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phải hợp tác với nhau.
Phát triển ngành ô tô: Mục tiêu tăng trưởng gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ

Phát triển ngành ô tô: Mục tiêu tăng trưởng gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.
Tạo lực đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa

Tạo lực đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa

Ngành nhựa được xem là một trong những ngành công nghiệp có mức độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, ngành này đang gặp phải không ít khó khăn về nguồn nguyên liệu.
Công nghiệp hỗ trợ ô tô:

Công nghiệp hỗ trợ ô tô: 'Tăng lực' để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chuyển đổi toàn diện nếu không muốn rơi vào “bẫy năng suất thấp”.
Cần chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Cần chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Để ngành da giày chủ động nguyên phụ liệu cho sản xuất, doanh nghiệp trong ngành mong muốn có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần được hỗ trợ về vốn

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần được hỗ trợ về vốn

CNHT Việt được xác định chưa xứng với tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó, vấn đề chính sách phát triển cho lĩnh vực này được coi là “điểm nghẽn”.
Xem thêm

Đọc nhiều

Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Theo số liệu báo cáo được Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng năm 2024 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Số thuế từ các hoạt động thương mại điện tử đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số tại Việt Nam.
Mua bán hóa đơn điện tử: Thách thức mới trong quản lý thuế

Mua bán hóa đơn điện tử: Thách thức mới trong quản lý thuế

Việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử kỳ vọng giúp tăng cường quản lý thuế và ngăn chặn gian lận nhưng thực tế tình trạng mua bán hóa đơn trái phép vẫn phức tạp.
Ngành Thuế phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ công tác thuế năm 2024

Ngành Thuế phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ công tác thuế năm 2024

Tổng cục Thuế chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý thu, chống thất thu, rà soát, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đề án, nhiệm vụ trọng tâm công tác thuế năm 2024.
Nhận định chứng khoán 13/11: Nhà đầu tư thận trọng trước các giao dịch

Nhận định chứng khoán 13/11: Nhà đầu tư thận trọng trước các giao dịch

Các chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có thể có các nhịp hồi chậm, do đó cần tập trung quan sát các cổ phiếu đầu tư trung và dài hạn.
Chứng khoán tuần qua 04/11 - 08/11: VN-INDEX tiếp tục gây thất vọng

Chứng khoán tuần qua 04/11 - 08/11: VN-INDEX tiếp tục gây thất vọng

Các chuyên gia nhận định VN-INDEX trong tuần qua thể hiện sự rung lắc mạnh với biên độ tăng giảm lớn, tạo ra tâm lý thận trọng trên toàn bộ sàn giao dịch.
Nhận định chứng khoán 11/11: Tập trung vào các cổ phiếu đầu tư dài hạn

Nhận định chứng khoán 11/11: Tập trung vào các cổ phiếu đầu tư dài hạn

Các chuyên gia cho rằng cần tập trung vào các cổ phiếu đầu tư dài hạn có nền tảng tốt chờ đợi thị trường cân bằng trở lại và có các nhịp hồi chậm rãi.
Giá hồ tiêu biến động liên tục, rời khỏi mốc 140.000/kg

Giá hồ tiêu biến động liên tục, rời khỏi mốc 140.000/kg

Từ tháng 10/2024 tới nay, giá hồ tiêu có xu hướng giảm, thị trường trong nước tiếp tục rời mốc 140.000 đồng/kg.
Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hình thức mua sắm nào trong mùa lễ hội cuối năm?

Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hình thức mua sắm nào trong mùa lễ hội cuối năm?

Các sự kiện mua sắm trong mùa lễ hội cuối năm như: Ngày lễ độc thân, Black Friday đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tháng 10/2024, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu, tăng đáng kể so với tháng trước.
Phiên bản di động