Nguồn cung hạn chế, giá hồ tiêu ra sao khi vào vụ mùa mới?
Giá hồ tiêu bật tăng trở lại, triển vọng tích cực cuối năm Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm? |
Theo các chuyên gia, giá hồ tiêu nội địa khó giảm sâu bởi nguồn cung đang rất hạn chế. Mặc dù có hiện tượng giảm giá theo mùa vào các tháng 11, 12 và 1 của năm sau, nhưng xu hướng tăng giá chung vẫn được dự báo sẽ tiếp diễn. Dự báo trong 3 - 5 năm tới, sản lượng hồ tiêu toàn cầu vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Các chuyên gia nông nghiệp cũng nhận định rằng hồ tiêu đã bước vào chu kỳ tăng giá mới.
Về thị trường, trong năm nay, Trung Quốc chỉ mua khoảng 10.000 tấn hồ tiêu. Do đó, kỳ vọng trong năm tới, thị trường này sẽ mua hàng tích cực trở lại. Tại các thị trường khác, với lượng hồ tiêu đã mua mạnh trong năm nay, sức ép phải mua ngay khi vào vụ là không lớn. Hiện tại, hồ tiêu Việt Nam đang có thế mạnh ở thị trường châu Âu. Với thị trường Hoa Kỳ , năm 2024 đã tăng nhập khẩu 40% sản lượng tiêu Việt Nam. Dự đoán năm 2025 nhu cầu sẽ giảm vì lượng đã đủ.
Người nông dân đang phơi hồ tiêu sau khi thu hoạch. Ảnh: Hoàng Thiên |
Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Gia vị Việt Nam (VPSA), ngành hồ tiêu và gia vị đang đối mặt với thách thức từ diễn biến thời tiết khó lường làm tăng chi phí đầu tư và phòng ngừa dịch bệnh. Bên cạnh đó, nhiều nông dân đang chuyển sang các loại cây trồng có lợi nhuận cao hơn như sầu riêng và cà phê, làm giảm diện tích trồng tiêu và ảnh hưởng đến tổng sản lượng.
Vụ hồ tiêu năm 2025 tại Việt Nam sẽ thu hoạch chậm hơn 1-2 tháng so với những năm trước do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài khiến nguồn cung hồ tiêu ngày càng khó khăn.
Nhận biết trước tình hình trên, các thị trường nhập khẩu đã tăng cường lấy hàng. Đến hiện tại đa phần đã đủ hàng cho đến quý 1 năm sau. Điều nay dẫn đến thị trường hiện tại khá ảm đạm, nhu cầu thấp dịp cuối năm khiến giá tiêu không có đà bứt phá.
Sau nhiều bài học kinh nghiệm, thay vì chọn trồng thuần thì người dân bây giờ chú trọng các mô hình trồng hồ tiêu xen canh, đa canh với cà phê và các loại cây ăn quả. Phát triển hồ tiêu theo hướng trồng xen canh, đa canh sẽ manh tính bền vững, qua đó giảm chi phí đầu tư và hạn chế rủi ro về dịch bệnh, hướng đến nền nông nghiệp an toàn.
Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/12, Việt Nam đã xuất khẩu gần 242.000 tấn hồ tiêu các loại, thu về 1,26 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu vượt xa con số 910,5 triệu USD của cả năm 2023, trong khi khối lượng xuất khẩu lại thấp hơn khoảng 23.900 tấn.
Theo ghi nhận, đây cũng là mức cao kỷ lục của hồ tiêu tính từ năm 2017 tới nay. Ở trong nước, giá hồ tiêu từ 80.000 đồng/kg ở thời điểm tháng 1 tăng phi mã lên mức 180.000 đồng/kg vào giữa tháng 6. Sau đó, giá hạ nhiệt nhưng vẫn neo ở mức cao giúp người trồng hồ tiêu ở nước ta trúng đậm.
Cập nhật mới nhất giá tiêu hôm nay 25/12 trong khoảng 144.000 - 145.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 145.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu thu mua với mức 145.000 đồng/kg Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 144.000 đồng/kg. Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 144.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 145.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 144.000 đồng/kg. Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, theo Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu Indonesia ghi nhận đà tăng mạnh: Tiêu đen Lampung: Tăng 1,48%, lên 6.840 USD/tấn. Tiêu trắng Muntok: Nhích nhẹ 0,44%, đạt 8.950 USD/tấn. Trong khi đó, các thị trường khác giữ mức giá ổn định: Brazil: Tiêu đen ASTA 570 giao dịch ở 6.275 USD/tấn. Malaysia: Tiêu đen Kuching đạt 8.400 USD/tấn, tiêu trắng ASTA đứng ở mức 10.600 USD/tấn. Tại Việt Nam: Tiêu đen loại 500 g/l: 6.400 USD/tấn. Tiêu đen loại 550 g/l: 6.700 USD/tấn. Tiêu trắng: 9.600 USD/tấn. Sự tăng trưởng giá tiêu Indonesia cho thấy nhu cầu thị trường quốc tế vẫn tích cực, đặc biệt trong bối cảnh các nước sản xuất tiêu lớn như Việt Nam, Brazil, và Indonesia phải đối mặt với thách thức về nguồn cung và tiêu chuẩn kỹ thuật. |