Người mới niềng răng: Thực phẩm gì nên và không nên ăn?
Thực phẩm nào giúp cho đôi mắt sáng khỏe? Những thực phẩm nào không nên bảo quản trong ngăn tủ đông? Những loại thực phẩm nên và không nên cho người cao huyết áp |
Khi niềng răng, nếu bạn giữ được thói quen ăn uống đúng cách, nó sẽ giúp bạn hạn chế được việc bung, gãy mắc cài trong suốt quá trình chỉnh nha. Điều này có thể giúp bạn đạt được rút ngắn thời gian niềng răng cũng như mang lại hiệu quả chỉnh nha cao nhất.
Nhiều bạn khi niềng răng cứ nghĩ chỉ cần chú ý ăn là được rồi, uống thì không cần. Tuy nhiên, theo các nha sĩ điều đó là hoàn toàn sai. Bởi vì, niềng răng, bạn dùng nhiều loại nước chứa nhiều axit sẽ làm các mắc cài bị oxi hoá, dẫn đến hư hỏng. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng mà mắc cài dễ cắm xuống làm tổn thương nướu và các mô mềm trong khuôn miệng.
Để đạt được hiệu quả chỉnh nha cao nhất bạn nên cẩn thận hơn trong ăn uống. Ảnh minh họa |
Việc ăn uống cẩn thận khi đeo mắc cài, còn giúp bạn giảm được tình trạng đau nhức, ê răng. Vì sau khi niềng, răng bạn đang trong quá trình di chuyển về đều và đúng vị trí trên khuôn hàm nên sẽ trở nên nhạy cảm và yếu hơn. Ngoài ra, tuân thủ chế độ ăn uống theo lời dặn nha sĩ, bạn sẽ được tăng cường sức khoẻ răng miệng, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Và bạn có thể hạn chế được tình trạng sụt cân, hóp má.
Niềng răng nên ăn gì?
Niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì là điều mà nhiều bạn rất thắc mắc. Thực phầm chứa hàm lượng vitamin cao trong hoa quả, rau củ cũng là thực phẩm bạn nên bổ sung vào bữa ăn của mình. Nó không chỉ giúp răng khoẻ mạnh mà còn hỗ trợ của sức khoẻ toàn thân.
Các thực phẩm như cháo, súp, các loại ngũ cốc hoặc cơm mềm, bún, phở, các được chế biến ở dạng mềm, nấu chín kỹ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn. Theo các chuyên gia, ngày đầu mới niềng răng, bạn sẽ cảm thấy hơi đau và ê. Vì vậy, nên ăn và bổ sung các thực phẩm sau đây:
Sữa và các thực phẩm từ sữa: Bạn có thể thay thế chế độ ăn của mình bằng những thực phẩm như phô mai, bơ mềm, các loại bánh và thức uống làm từ sữa. Nhóm thực phẩm này vừa mềm vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bạn.
Thực phẩm từ trứng: Trong trứng chứa nhiều vitamin D tốt cho sự phát triển của răng, nên bạn cũng có thể chế biến trứng thành các món như: Bánh flan, bánh bông lan, trứng luộc…
Các loại hải sản, thịt: Ngoài các thực phẩm trên thì chế độ ăn uống mỗi ngày không thể thiếu các loại thịt và hải sản. Đây là nhóm thực phẩm chính cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhờ chứa hàm lượng protein dồi dào nên bạn không cần quá lo lắng về việc cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sụt cân trong quá trình niềng răng.
Trong những ngày đầu sau khi niềng, răng sẽ xuất hiện những cảm giác ê buốt, đau nhức cho nên bạn có thể cắt nhỏ các thực phẩm từ thịt, cá để nấu cháo, súp. Như vậy sẽ dễ ăn hơn và hạn chế tối đa các cơn đau khi sử dụng lực nhai.
Bổ sung thêm Vitamin từ các loại rau xanh, củ, quả: Những loại thực phẩm trên là cách để chúng ta vừa dễ ăn, dễ nhai lại vừa có thêm nhiều chất dinh dưỡng. Chỉ cần chế biến kĩ và biết cách phối hợp dùng các loại thực phẩm để giảm sức nhai của răng, hạn chế việc tác động lực vào các dây cung, mắc cài làm lệch hay đứt niềng răng.
Thức ăn đã chín, mềm: Thời điểm này bạn nên ưu tiên những thức ăn đã được nấu chín mềm như cháo, súp, bún, phở và các loại ngũ cốc. Vì đây là những thực phẩm được nấu chín mềm, không phải nhai quá nhiều và vô cùng dễ nuốt. Những món ăn này sẽ cung cấp được lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ngăn tình trạng sụt cân, suy nhược cơ thể.
Niềng răng kiêng ăn gì?
Để có một hàm răng khoẻ mạnh và trắng sáng sau khi tháo niềng. Trong quá trình niềng răng, bạn nên hạn hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây:
Các thực phẩm cứng: Các loại thực phẩm cứng như đá viên, kẹo cứng, mía,… sẽ tác động trực tiếp đến mắc cài, răng hàm khi nhai. Nếu dùng lực lớn để nhai các thực phẩm trên có thể sẽ dẫn đến tình trạng bung mắc cài, răng ê buốt, đau nhức, dịch chuyển dây cung. Điều này không hề mang lại một kết quả niềng răng như mong đợi của khách hàng và bác sĩ.
Những thực phẩm dẻo, dai: Những món ăn như bánh nếp, bánh dẻo, kẹo dẻo,.. là khắc tinh của những người niềng răng vì cần phải sử dụng lực nhai nhiều và liên tục. Ngoài ra những thực phẩm trên sẽ báo dính vào mắc cài và việc vệ sinh vô cùng khó khăn. Điều này có thể khiến răng bị đau nhức trầm trọng hơn và gây ra những bệnh lý răng miệng khác.
Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Giai đoạn vừa mới niềng là giai đoạn răng sẽ vô cùng nhạy cảm vì chưa thích nghi được với lực siết cũng như các khí cụ niềng răng trong miệng. Cho nên lúc này cần hạn chế tiếp xúc những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vì sẽ khiến răng bị ê buốt thậm chí là đau nhức dữ dội.
Các thực phẩm giòn: Sau khi niềng răng bạn cần hạn chế ăn các thức ăn giòn vì chúng dễ tạo ra các vụn thức ăn bám lại trên mắc cài và rất khó để làm sạch. Tích tụ thời gian dài sẽ gây ra các bệnh lý nha chu khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả niềng răng.
Nhóm thực phẩm nhiều đường: Các thực phẩm nhiều đường là khắc tinh của răng miệng, nhất là trong tình trạng niềng răng. Các loại bánh kẹo, nước ngọt, socola sẽ khiến bạn có nguy cơ bị sâu răng và các bệnh nha chu cao hơn bình thường. Sâu răng sẽ ảnh hưởng đến kết quả niềng răng, buộc phải kéo dài thời gian niềng để điều trị sâu răng và các bệnh lý khác dứt điểm.
Có thể nói, để quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, thành công và nhanh chóng thì việc ăn gì hay không nên ăn gì là điều vô cùng quan trọng. Do đó, các bạn hãy cố gắng xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc nhai chậm, ăn chậm và vệ sinh răng miệng đều đặn 2 đến 3 lần mỗi ngày cũng góp phần giúp quá trình niềng răng đạt hiệu quả. |