Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn khoai lang không?
Ăn khoai lang hàng ngày có tốt cho sức khỏe không? Những lưu ý khi chế biến và ăn khoai lang Để món đậu hũ chiên giòn tan, béo ngậy cần bí kíp gì? |
Bệnh tiểu đường là gì?
Khi insulin trong cơ thể sản sinh ra một cách bất thường và không sử dụng insulin tốt sẽ dẫn đến tình trạng tiểu đường. Tình trạng này dẫn đến các triệu chứng không mong muốn như lượng đường huyết cao, giảm cân, tiểu nhiều, suy giảm hệ miễn dịch, mờ mắt, đói liên tục, tê chân...
Hiện nay, trong y học vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, tình trạng bệnh có thể được kiểm soát và cải thiện thông qua quá trình điều trị với một chế độ ăn uống, tập luyện điều độ. Nếu người bệnh chủ quan, xem thường bệnh sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh, khiến bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Khoai lang chứa hợp chất Carotenoids giúp hạn chế kháng insulin, giúp đường từ máu đi vào các tế bào thuận lợi hơn (Ảnh minh họa) |
Để điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất, người bệnh cần đặt chế độ ăn uống lên hàng đầu. Tuy nhiên, nhiều người chọn chế độ ăn kiêng khem quá mức dẫn đến suy kiệt sức khỏe, tụt huyết áp, đây là cách điều trị bệnh sai cách. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể. Bên cạnh đó là bệnh nhân tiểu đường cần tập thể dục thường xuyên và kiểm soát được lượng đường trong máu ở mức an toàn.
Khoai lang có lợi ích gì với người tiểu đường?
Khoai lang chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin A ở dạng beta carotene,chất đạm, chất xơ, canxi, magiê, phốt pho, kali, kẽm, vitamin C, vitamin B-6, folate, vitamin K. Với lượng calo thấp, khoai lang có khả năng cân bằng hàm lượng insulin trong cơ thể, giảm lượng đường trong máu. Thành phần dinh dưỡng trong khoai lang giúp quản lý đường huyết, hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức khỏe tim mạch. Các chất chống oxy hóa trong khoai lang cũng giúp ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra. Vì vậy loại củ này rất an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường.
Một số loại khoai lang thích hợp với những người mắc bệnh tiểu đường như:
Khoai lang cam: Khoai lang cam có vỏ cam và ruột màu cam đặc trưng, là một nguồn dinh dưỡng quý giá cho người mắc tiểu đường. Khoai lang cam chứa chất xơ và vitamin A, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và duy trì sức khỏe mắt.
Chất xơ trong khoai lang cam giúp cải thiện quá trình chuyển hóa thực phẩm và giảm tốc độ hấp thu đường vào máu, kiểm soát đường huyết một cách ổn định.
Khoai lang tím: Khoai lang tím là một loại khoai có vỏ và ruột đều màu tím được nhiều người ưa thích. Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, khoai lang tím còn có một thành phần đặc biệt là anthocyanin - một chất chống oxy hóa có tác dụng rất tích cực đối với người mắc tiểu đường.
Các chất anthocyanin trong khoai lang tím đã được nghiên cứu và cho thấy có khả năng điều hòa lượng đường huyết, cải thiện tình trạng kháng insulin và ngăn chặn sự tích tụ mỡ, giúp ngăn ngừa béo phì.
Khoai lang trắng Nhật Bản: Khoai lang trắng Nhật Bản là dòng khoai rất phổ biến tại Việt Nam, với vỏ tím và ruột vàng. Với chỉ số glycemic thấp, khoai lang trắng Nhật Bản cung cấp một nguồn carbohydrate tốt, giúp kiểm soát đường huyết và cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách ổn định.
Chỉ số glycemic thấp trong khoai lang trắng Nhật Bản giúp tránh tăng đột ngột đường huyết sau khi ăn, giúp người mắc tiểu đường duy trì mức đường huyết ổn định.
Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng chứa carbohydrate. Để giúp khoai lang giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng nhất, bạn nên chế biến bằng cách luộc, hấp thay vì nướng hoặc rán.
Người mắc tiểu đường ăn khoai lang như thế nào? Người mắc tiểu đường nên ăn khoai lang một cách có mục đích, hợp lý để hỗ trợ quản lý đường huyết và duy trì sức khỏe. Đây là những lưu ý cho người tiểu đường khi ăn khoai lang: Thảo luận trước với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Chọn loại khoai lang phù hợp. Kiểm soát lượng khoai lang. Theo dõi đường huyết thường xuyên. Kết hợp với các thực phẩm khác. |