Những lưu ý khi chế biến và ăn khoai lang
Trung Quốc đón lô khoai lang đầu tiên nhập khẩu từ Việt Nam Đắk Lắk: Liên kết trồng khoai lang để phát triển bền vững Ăn khoai lang hàng ngày có tốt cho sức khỏe không? |
Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như cam thử, phiên chử. Củ khoai tính bình, ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Ngoài ra, ăn khoai lang còn có thể phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viêm và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể. Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng với một số người, ăn khoai lang lại có thể gây hại cho sức khỏe cơ thể.
Khoai lang là món ăn được nhiều người yêu thích. Ảnh minh họa |
Khoai lang là một trong những loại thực phẩm được ưa thích vào mùa đông, nhưng không ít người vướng phải thói quen lựa chọn, bảo quản và chế biến không đúng cách khiến chúng mất đi hương vị ngon nhất, thậm chí gây hại cho sức khỏe.
Những điều bạn cần lưu ý khi ăn khoai lang:
- Không nên ăn khoai sống: Bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy, vì vậy, sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn...
- Người bị thận: Những người mắc bệnh thận được khuyến cáo hạn chế ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm cho sức khỏe.
- Không nên ăn quá nhiều khoai lang: Dù bạn có thèm khoai lang đến mức nào chăng nữa, cũng chỉ được tự cho phép mình ăn trong giới hạn “dưới ba lạng” khoai lang mà thôi. Bởi khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2), khi ăn quá nhiều sẽ bị đầy hơi và ợ hơi. Và tốt nhất đừng ăn quá nhiều khi đói và chỉ ăn mỗi khoai lang không, khi đó, dạ dày sẽ dễ dàng kích thích sự bài tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng.
- Không ăn hồng với khoai lang: Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
- Người có hệ tiêu hóa không tốt: Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.
- Đã ăn khoai thì giảm ăn món chính: Khoai lang chứa một lượng carbohydrates tương đương với cơm, vì vậy, nếu bạn đã ăn khoai thì nên giảm lượng cơm ăn vào trong ngày để không bị quá dư thừa tinh bột. Khi ăn khoai lang, các chất trong khoai sẽ dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy bụng và ợ hơi, vì vậy, nếu bạn vẫn ăn cơm bình thường thì chỉ nên ăn thêm khoảng 100-200g khoai lang. Điều này sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Lưu ý một số cách bảo quản và chế biến khoai lang
Bảo quản khoai lang trong tủ lạnh: Điều tồi tệ nhất bạn có thể làm với khoai lang là cho chúng vào tủ lạnh. Ở trong môi trường quá lạnh sẽ làm thay đổi cấu trúc tế bào của khoai lang và khiến chúng cứng ở giữa (ngay cả sau khi chúng đã được nấu chín).
Và điều đó sẽ là thảm họa đối với các công thức nấu hoặc nướng nguyên củ khoai lang. Tốt nhất bạn nên bảo quản khoai lang ở nơi tối, mát mẻ để chúng luôn được nấu mềm và giữ được vị ngon ngọt.
Cắt khoai lang quá sớm trước khi nấu: Cắt khoai lang trước là một sáng kiến tuyệt vời để chuẩn bị bữa ăn một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn, nhưng khoai lang sống sẽ khô khá nhanh sau khi cắt. Vì vậy, nếu muốn cắt khoai lang trước, hãy nhớ bảo quản chúng bằng cách ngâm tạm thời trong nước lạnh.
Mua khoai lang có vết bầm tím: Khoai lang có vết cắt, vết lõm và vết thâm chứng tỏ rằng chúng đã bắt đầu hỏng, vì vậy bạn chỉ nên tìm mua những củ có vỏ mịn và không có vết nứt.
Nếu khoai lang có một hoặc hai phần bị bầm nhỏ, bạn có thể cắt chúng ra và giữ lại phần còn mới, sau đó cắt thành khối hình hạt lựu để chế biến các món ăn phụ.
Không tích trữ khoai lang lâu: Một số người mua khoai lang về để lâu vì cho rằng như thế sẽ ăn ngọt hơn. Thực tế thì ngược lại, khoai lang càng để lâu thì lượng nước trong củ càng giảm, lượng đường càng tăng, tinh bột trong khoai lang bị biến đổi, các khoáng chất cũng dần mất đi… không còn ngon ngọt bổ dưỡng nữa. Khoai lang ăn ngon nhất là khi vừa đào lên, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc.
Nướng khoai lang không chọc thủng vỏ: Không ai muốn trải nghiệm một vụ nổ khoai lang trong lò. Áp suất bên trong khoai lang (hoặc khoai tây thường) có thể tích tụ trong lò nóng. Bạn nên dùng dĩa chọc những lỗ nhỏ trên vỏ, đây là cách dễ dàng để hơi nước thoát ra ngoài, tránh thảm họa nổ khoai lang khi đang nướng.
Đối với nhiều người, khoai lang là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vì chúng rất giàu chất xơ, dễ tiêu hóa, ít chất béo. Ăn khoai lang không chỉ có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, quá trình trao đổi chất trong cơ thể mà còn có cảm giác no lâu hơn.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên về thời điểm vàng để ăn khoai lang: Theo các nhà dinh dưỡng - thời điểm khoai lang mới được đào lên đem chế biến là ngon nhất, giàu dưỡng chất nhất. Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. |