Ngày hội văn hoá dân tộc Chăm sẽ diễn ra tại tỉnh Ninh Thuận
Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc Chợ phiên miền biên ải - Ngày hội của 17 dân tộc anh em Mèo Vạc |
Ngày hội văn hoá dân tộc Chăm lần thứ 6 do Bộ Văn hoa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức có chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước".
Sự kiện còn có sự tham gia của các đại diện nghệ thuật của các tỉnh, thành phố: Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Ngày hội văn hoá dân tộc Chăm lần thứ 6 do Bộ Văn hoa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức. Ảnh: Đỗ Nga |
Đây là cơ hội giới thiệu, quảng bá với các doanh nghiệp, du khách trong và ngoài nước về tiềm năng, lợi thế của các tỉnh khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tạo động lực đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh quá trình xây dựng các khu du lịch trọng điểm của các tỉnh thuộc khu vực này.
Bên cạnh phần lễ, phần hội diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc như: Trình diễn, giới thiệu lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc Chăm; tổ chức không gian trưng bày, triển lãm giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch, đất nước, con người và những thành tựu về kinh tế-xã hội của các địa phương; trưng bày, giới thiệu ẩm thực truyền thống địa phương; trình diễn, giới thiệu nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm, nghề làm gốm của dân tộc Chăm.
Cùng đó là các hoạt động như: Liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Chăm; triển lãm “Đặc trưng văn hóa đồng bào Chăm trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam”; trưng bày ảnh nghệ thuật về sắc màu văn hóa dân tộc Chăm đồng hành cùng sự phát triển của đất nước; triển lãm tranh mỹ thuật về văn hóa dân tộc Chăm…
Trong khuôn khổ Ngày hội, còn có Hội thảo về du lịch với chủ đề “Phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch” thảo luận về công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của cộng đồng người Chăm, gồm kiến trúc, điêu khắc (đền tháp, phù điêu, tượng thờ), phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, vải thêu, hoa văn, gốm…
Đây là cơ hội giới thiệu, quảng bá với các doanh nghiệp, du khách trong và ngoài nước về tiềm năng, lợi thế của các tỉnh khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Ảnh: Đỗ Nga |
Đặc biệt, trong khuôn khổ ngày hội còn diễn ra Lễ công bố và đón bằng công nhận 2 bảo vật quốc gia là tượng thờ vua Pô Klong Garai và bia ký Phước Thiện thuộc Di sản văn hóa Chăm ở Ninh Thuận.
Lễ khai mạc Ngày hội văn hoá dân tộc Chăm diễn ra lúc 20h00 ngày 27/9/2024, tại Quảng trường - Tượng đài 16/4, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV8 Đài Truyền hình Việt Nam.