Ngành thép ‘điểm tựa’ từ thị trường nội địa
Tín hiệu phục hồi từ ngành thép Việt Nam Thủ tướng đề nghị Hòa Phát nghiên cứu sản xuất ray thép Xuất khẩu sắt thép các loại tăng về lượng và kim ngạch |
Kênh nội địa- động lực tăng trưởng chủ đạo
Tại báo cáo "Triển vọng ngành thép năm 2025: Động lực tăng trưởng chính đến từ kênh nội địa" phát hành ngày 31/12/2024, các chuyên gia SSI Research đánh giá thị trường nội địa sẽ trở thành động lực tăng trưởng chủ đạo cho ngành thép Việt Nam, với kỳ vọng tăng trưởng 10%.
![]() |
Thị trường nội địa sẽ trở thành động lực tăng trưởng chủ đạo cho ngành thép Việt Nam, với kỳ vọng tăng trưởng 10%. Ảnh: TTXVN |
Hai yếu tố then chốt hỗ trợ cho dự báo này là sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản - được minh chứng qua số lượng căn hộ mở bán mới tăng gấp đôi năm 2023, cùng việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong năm cuối nhiệm kỳ 2021-2025.
Thêm vào đó, một số dự án được đẩy nhanh tiến độ như Đường cao tốc Bắc - Nam và Sân bay Long Thành dẫn đến tổng vốn đầu tư công đạt 790.000 tỷ đồng (tăng 24% so với năm 2024). Như vậy, tổng sản lượng tiêu thụ thép năm 2025 có thể đạt 21,8 triệu tấn (tăng 10% so với năm ngoái).
Nhìn lại năm 2024, ngành thép Việt Nam chứng kiến sự hồi phục đáng kể. Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tiêu thụ thép xây dựng trong 11 tháng đạt 10,9 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, phân khúc thép mạ kẽm ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 32,8%, đạt 5,05 triệu tấn, chủ yếu được thúc đẩy bởi hoạt động xuất khẩu tăng vọt 43% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, đối với các doanh nghiệp ngành thép, Hòa Phát (HPG) nổi lên như doanh nghiệp có triển vọng sáng nhất. SSI Research dự báo HPG sẽ tăng trưởng lợi nhuận 28% trong năm 2025, đạt 15.3 ngàn tỷ đồng. Vị thế dẫn đầu thị trường được củng cố khi thị phần thép xây dựng tăng từ 35% lên 38% trong năm 2024. Đặc biệt, việc đưa vào vận hành lò cao đầu tiên tại Dung Quất từ quý I/2025 sẽ giúp công ty tận dụng tối đa cơ hội từ thị trường nội địa.
Hoa Sen (HSG) cũng được kỳ vọng cải thiện đáng kể kết quả kinh doanh với dự báo lợi nhuận tăng 37% lên 700 tỷ đồng trong năm 2025, chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp ổn định và sự phục hồi của thị trường nội địa. Trong khi đó, Nam Kimh (NKG) dự kiến có kết quả đi ngang do phụ thuộc nhiều vào kênh xuất khẩu - đang đối mặt nhiều thách thức.
Nhiều yếu tố hỗ trợ thị trường
Chuyên gia Công ty Chứng khoán FPTS dự báo sản lượng bán hàng sản phẩm thép toàn ngành năm 2025 là 32,5 triệu tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ. Điểm rơi tăng trưởng tiêu thụ thép dự báo trong hai quý đầu năm khi các dự án xây dựng dân dụng khởi công đầu năm cùng tồn kho ngành thấp khiến các đại lý đẩy mạnh gom hàng. Sản lượng nội địa dự báo đạt 23,8 triệu tấn, tăng 13,6% so với cùng kỳ và chiếm 73,3%.
Đối với kênh xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng năm 2025 dự báo ở mức 3,1% so với cùng kỳ, giảm tốc so với thực hiện cùng kỳ và tương đương 8,7 triệu tấn.
Cụ thể, thép xây dựng và HRC chiếm tỷ trọng chính năm 2025 với lần lượt 40,9% và 24,0%. Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép đều tăng trưởng tích cực. Mức tăng trưởng tích cực nhất là thép xây dựng (tăng 11,1% so với cùng kỳ), HRC (tăng 16,2% so với cùng kỳ) và ống thép (tăng 11,0% so với cùng kỳ) nhờ thị trường nội địa tích cực khi xây dựng trong nước tăng trưởng cùng ngành được bảo hộ.
Trước đó ngày 24/10/2024, Bộ Công Thương đã có kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép phủ màu và tôn màu của Trung Quốc và Hàn Quốc tại Việt Nam (mã vụ việc ER01.AD04). Theo đó, Bộ Công Thương đã gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng này (từ 24/10/2024 đến 23/10/2029). Tôn mạ màu nhập từ Trung Quốc bị áp thuế 2,53-34,27%, còn Hàn Quốc 4,95-19,25%.
Đây được coi là yếu tố hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp tôn mạ niêm yết, giảm bớt áp lực cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu tại thị trường nội địa.
Theo một số chuyên gia thị trường, ngành thép dự báo tăng trưởng mạnh trong năm 2025. Lợi nhuận toàn ngành được dự báo tăng 44,1% so với cùng kỳ. |
Tin mới cập nhật

Top thương hiệu xe máy điện 'chiếm sóng' thị trường 2025

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang tăng trở lại

Người Việt chi bao nhiêu tiền để uống cà phê, trà sữa?

Thị trường xe máy: Giá giảm, cạnh tranh khốc liệt

Nho sữa Trung Quốc bán ngập chợ, giá siêu rẻ

'Sốt xình xịch' dâu tây Bạch Tuyết giá rẻ trên 'chợ mạng'

Hà Nội tiếp tục đấu giá gỗ thu được từ cây gãy đổ sau bão số 3

FOODEX 2025 với mục tiêu kết nối giá trị cùng phát triển

Vì sao nho sữa Trung Quốc ‘thượng hạng’ giá rẻ bất ngờ?
Tin khác

Giá bạc có thể bứt phá cao nhất mọi thời đại?

VICOFA dự báo biến động của giá cà phê trong thời gian tới

Nhộn nhịp thị trường quà tặng cận ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Mưa rét kéo dài, giá rau xanh ‘leo thang’

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhộn nhịp thị trường lao động đầu năm

Người Việt chi 3.800 tỷ đồng đến rạp để xem phim

Cẩn trọng với dâu tây Sơn La 'nhuộm đỏ' chợ Hà Nội

Giá cà phê Robusta tăng do nguồn cung thắt chặt

Giá rau xanh tại chợ dân sinh giảm so đầu tháng 2

Mùa nồm, thị trường máy hút ẩm đắt khách
Đọc nhiều

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Infographic | Những điểm cần lưu ý thi tốt nghiệp lớp 10 công lập

Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh?

Hà Nội: Gian nan tìm hạn sử dụng thực phẩm trong siêu thị

Nhận định chứng khoán 20/3: Giải ngân thăm dò

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp về chuyển đổi số
