Mua thực phẩm đông lạnh dự trữ dịp Tết cần lưu ý điều gì?
Những thực phẩm “vàng” chăm sóc da mùa đông Những thực phẩm nào không nên kết hợp với sữa? Thực phẩm ngừa đột quỵ hiệu quả bạn nên biết |
Thực phẩm đông lạnh là thực phẩm được cấp đông, làm lạnh nhanh ở nhiệt độ âm 20 độ C trong thời gian ngắn rồi tiếp tục được trữ đông ở âm 16 độ C. Việc đông lạnh thực phẩm sẽ giúp thực phẩm gần như giữ nguyên được hình dáng bên ngoài, cũng như chất dinh dưỡng vốn có vì ở nhiệt độ thấp, vi sinh vật sẽ bị đóng băng và ngưng phát triển nên hạn chế làm hư hỏng hay khiến thực phẩm mất chất.
Việc sử dụng thực phẩm đông lạnh vừa giúp bạn tiết kiệm được thời gian chế biến. |
Thông thường, những sản phẩm đông lạnh được bày bán tại siêu thị đều là thực phẩm đông nhanh. Còn việc bạn mua đồ tươi về cho vào ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông thì đó chỉ là những thực phẩm đông chậm. Và việc này thường phải mất khoảng vài tiếng đến 1 ngày để giúp thực phẩm đông lại.
Lợi ích khi sử dụng thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đông lạnh có đầy đủ dinh dưỡng: Thực phẩm đông lạnh sẽ không có nhiều natri như thực phẩm được bảo quản bằng hóa chất nên khi sử dụng sẽ đỡ gây hại cho sức khỏe.
Trái cây và rau quả đông lạnh vẫn giữ được độ tươi ngọt và lượng calo vốn có. Bên cạnh đó, khi đông lạnh cá hay các loại hải sản cũng giúp chúng giữ được độ tươi ngon và lượng dinh dưỡng ban đầu.
Thực phẩm đông lạnh rất đa dạng cho bạn lựa chọn: Khi lựa chọn thực phẩm đông lạnh có thể giúp bạn xác định được chính xác 1 lượng thức ăn mà bạn cần cho cơ thể.
Trái cây và rau quả khi được đông lạnh sẽ không bị thêm bất kì chất nào và không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài nên giữ nguyên vẹn được độ tươi ngon và dưỡng chất vốn có.
Thực phẩm đông lạnh giúp bạn chế biến nhiều món ăn: Việc sử dụng thực phẩm đông lạnh vừa giúp bạn tiết kiệm được thời gian chế biến lại có thêm nhiều lựa chọn hơn cho bữa ăn bởi sự đa dạng của các thực phẩm.
Thực phẩm đông lạnh dễ dàng để chế biến: Bạn là một người năng động, bận rộn nên luôn tìm kiếm những cách thực hiện tiết kiệm thời gian nhất có thể, vậy thì thực phẩm đông lạnh sẽ là lựa chọn vô cùng lý tưởng.
Vì thông thường, hầu hết các thực phẩm đông lạnh đều được sơ chế sẵn, trái cây, rau củ được gọt vỏ và cắt sẵn, thịt cá được làm sạch, cắt và đóng gói riêng. Thế nên chỉ cần thêm một chút thời gian để chuẩn bị nữa là có ngay bữa ăn ngon.
Lưu ý khi chế biến thực phẩm đông lạnh
Khi chế biến thực phẩm đông lạnh được lấy ra từ tủ đông bạn cần chú ý tới:
- Màu sắc của thực phẩm: Nhiều loại thực phẩm đổi màu khi đông lạnh trong thời gian dài, chẳng hạn như một miếng thịt bò sống có thể chuyển từ màu đỏ sang màu nâu hoặc thịt gà tươi chuyển sang màu trắng. Điều này không có nghĩa là thực phẩm đó không an toàn để ăn mà là dấu hiệu cho thấy thực phẩm đó có thể không có hương vị ban đầu như bạn mong muốn.
- Tình trạng cháy lạnh của thực phẩm: Cháy lạnh xảy ra khi thực phẩm không được bảo quản đúng cách trong tủ đông khiến độ ẩm thoát ra ngoài và tạo thành các tinh thể băng. Mặc dù thực phẩm vẫn có thể ăn được nhưng lớp băng này sẽ "đốt cháy" thực phẩm và khiến nó có kết cấu khô hơn và ít hương vị hơn.
Để tránh gặp phải tình trạng cháy lạnh thực phẩm đông lạnh, bạn cần loại bỏ càng nhiều không khí càng tốt khi bảo quản thực phẩm. Các túi nhựa chuyên dụng để đông lạnh có thể có nhiều ưu điểm hơn so với các hộp đựng thực phẩm.
- Rã đông đúng cách: Sử dụng ngăn tủ lạnh để rã đông thực phẩm qua đêm hoặc sử dụng lò vi sóng ở chế độ rã đông nếu cần rã đông nhanh.
- Tránh để thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ phòng quá lâu vì có thể dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn
- Nấu chín thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ an toàn để đảm bảo diệt được vi khuẩn có hại,
- Không tái đông lạnh thực phẩm đã rã đông nếu bạn không nấu hết, điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn của thực phẩm.
- Cẩn thận với lượng muối và chất béo nếu bạn sử dụng thực phẩm đông lạnh đã được nêm gia vị hoặc chế biến sẵn.
Những lưu ý cần nhớ khi mua thực phẩm đông lạnh
- Đừng bỏ qua ngày hết hạn: Khi mua thực phẩm đông lạnh từ cửa hàng, ngoài xem thành phần sản phẩm có chứa nhiều chất bổ sung hay không, có thành phần có thể gây dị ứng hay không thì hạn sử dụng của sản phẩm là điều mà bạn cần đặc biệt lưu ý.
Trên bao bì sản phẩm sẽ có ngày hết hạn và thời gian thực phẩm ngon nhất để ăn trước khi có sự suy giảm chất lượng và hương vị.
Nếu bạn tự trữ đông đồ, thời hạn sử dụng các thực phẩm bảo quản trong tủ đông nếu chúng được sơ chế, đóng gói và niêm phong đúng cách như sau:
- Trái cây, rau củ và nguyên liệu làm bánh: 8 - 12 tháng
- Thịt gia cầm: 6 - 9 tháng
- Cá: 3 - 6 tháng
- Thịt xay: 3 - 4 tháng
- Thịt ướp muối: 1 - 2 tháng
- Thực phẩm chế biến sẵn hoặc các sản phẩm đông lạnh sẵn: 1 - 2 tháng.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý tới việc dán nhãn và phân loại thực phẩm cũ/mới để thuận tiện cho việc sử dụng. Phân loại thực phẩm để bảo quản các ngăn đông khách nhau cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.