Lào Cai: Tăng tốc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, Lào Cai đang tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đến đối tượng và địa bàn được thụ hưởng.
Lào Cai: Phát triển bền vững vùng nguyên liệu quế hữu cơ Lào Cai: Phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ lực

Theo kế hoạch, năm 2023 tỉnh Lào Cai được phân bổ tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719) là 1.371.250 triệu đồng. Thời gian qua, tỉnh đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương chủ động thực hiện các dự án hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đến đối tượng và địa bàn được thụ hưởng.

Huyện Bắc Hà: Triển khai 43 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết giá trị trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, huyện Bắc Hà đã triển khai 43 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng kinh phí 26 tỷ 800 triệu đồng. Đến nay, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc kế hoạch vốn năm 2022 đã cơ bản hoàn thành giải ngân, các dự án năm 2023 đang triển khai thực hiện.

Dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trồng cây dược liệu cát cánh tại xã vùng đồng bào Mông Tả Văn Chư huyện Bắc Hà (Ảnh: T.H)
Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trồng cây dược liệu cát cánh tại xã Tả Văn Chư, huyện Bắc Hà (Ảnh: T.H)

Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Trên địa bàn huyện hình thành khá rõ các vùng sản xuất hàng hóa, các cây trồng chủ lực như: Cây dược liệu, chè shan tuyết, cây ăn quả ôn đới... Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được mở rộng với nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết, điển hình như: Liên kết tiêu thụ dược liệu, chè hữu cơ, quế, rau an toàn...

Việc triển khai các chính sách hỗ trợ đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của bà con.

Huyện Bảo Thắng: Tổ chức Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Trung tuần tháng 10, Sở Công Thương tỉnh Lào Cai phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và UBND huyện Bảo Thắng tổ chức Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Bảo Thắng năm 2023. Đây là sự kiện trong chuỗi các hoạt động xúc tiến thương mại thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719 tỉnh Lào Cai năm 2023 và cũng là chuỗi các hoạt động kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ huyện Bảo Thắng (15/10/1948 - 15/10/2023).

Đặc sản núi rừng của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bày bán tại phiên chợ (Ảnh: Nguyễn Tuyên)
Đặc sản núi rừng của đồng bào dân tộc bày bán tại phiên chợ (Ảnh: Nguyễn Tuyên)

Phiên chợ nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương; tăng thu nhập cho đồng bào. Đồng thời, đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi; giúp các doanh nghiệp phân phối tìm kiếm sản phẩm hàng hóa để liên doanh, liên kết, hợp tác phát triển sản xuất; góp phần hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất. Tại phiên chợ, nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng của núi rừng của đồng bào dân tộc đã thu hút du khách tham quan, mua sắm, như: Thịt trâu sấy, nấm hương, tỏi đen, mật ong…

Phiên chợ được tổ chức với kỳ vọng góp phần xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ các đặc sản địa phương. Đồng thời, tạo không gian cho đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai giới thiệu, trình diễn văn hóa bản địa, đặc sản dân tộc, đặc biệt là ẩm thực, hàng thủ công mỹ nghệ...

Trước đó, các phiên chợ đã được tổ chức thành công tại huyện: Bắc Hà, Bảo Yên và Bát Xát.

Huyện Bát Xát: Hỗ trợ 15 mô hình khởi nghiệp tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, huyện Bát Xát đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho 15 mô hình khởi nghiệp tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thời gian qua, địa phương đã tiến hành hướng dẫn trực tiếp các xã xây dựng phương án, kế hoạch hỗ trợ các mô hình. Hội đồng thẩm định lựa chọn mô hình đã tiến hành họp thẩm định và hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung nội dung phương án, kế hoạch, dự toán cho phù hợp.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Một số mô hình mới thành lập, năng lực của chủ trì thực hiện quản lý mô hình còn hạn chế; công tác đánh giá tính hiệu quả đầu tư còn khó khăn; công tác xây dựng kế hoạch, phương án chưa đảm bảo; một số mô hình chưa phù hợp với thực tế tại địa phương…

Hiện nay, huyện đang tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; làm tốt công tác tuyên truyền các thông tin về chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với nội dung khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; quan tâm đến công tác ‘ươm mầm” các dự án khởi nghiệp tại địa phương; phấn đấu triển khai giải ngân 100% vốn hỗ trợ theo kế hoạch đã đề ra.

Việt Hoàng

Tin mới cập nhật

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) triển khai kịp thời và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin khác

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Trong phiên giao dịch 25/12, cổ phiếu ngân hàng đang trở thành điểm sáng của thị trường chứng khoán khi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thị trường.
Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp phục hồi để tái cơ cấu danh mục, cân nhắc mua vào ngành thủy sản, bất động sản, ngân hàng.
Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Giá hồ tiêu trong nước thời gian qua giảm mạnh bởi nhiều yếu tố cung cầu và nhu cầu thế giới vô cùng ảm đạm.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Các chuyên gia nhận định, thị trường chứng khoán đang dần hồi phục khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới ngày 23/12 với diễn biến có phần tích cực.
Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?

Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?

Từ ngày 1/1/2025, cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử có thể tra cứu nghĩa vụ thuế qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Giá ca cao lập đỉnh mới ảnh hưởng thế nào đến ngành sản xuất chocolate?

Giá ca cao lập đỉnh mới ảnh hưởng thế nào đến ngành sản xuất chocolate?

Trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông sản giảm giá, ca cao lại bất ngờ tăng mạnh, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới với mức tăng gần 7%.
Công cụ khai thuế mới cho hộ kinh doanh trên nền tảng số

Công cụ khai thuế mới cho hộ kinh doanh trên nền tảng số

Cổng thông tin điện tử dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số vừa được ra mắt.
Chứng khoán tuần 16-20/12: Tuần giao dịch kém tích cực của thị trường

Chứng khoán tuần 16-20/12: Tuần giao dịch kém tích cực của thị trường

Các chuyên gia nhận định, VN-INDEX đã có một tuần kém tích cực khi giao dịch trong sắc đỏ cùng thanh khoản giảm sút.
Phiên bản di động