Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 28/11: PC1, DPR và VNM
Xuất khẩu dần phục hồi, WB khuyến nghị tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 23/11: STB, SIP và VCB Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 27/11: GEG, PNJ và PHR |
Khuyến nghị cổ phiếu PC1 - Mua
Quý III/2023, doanh thu của Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 (HOSE: PC1) giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do nhóm xây lắp điện tiếp tục duy mức doanh thu thấp do khó khăn thị trường.
Đối với các mảng khác, doanh nghiệp ghi nhận kết quả doanh thu tích cực, đặc biệt từ các mảng mới, biên cao như vận hành khu công nghiệp, khai khoáng, hỗ trợ lợi nhuận gộp quý III/2023 tăng 35% lên 534 tỷ đồng.
MBS dự báo, sang năm 2024, lợi nhuận của PC1 sẽ phục hồi nhờ đóng góp ở các lĩnh vực mới |
Doanh thu tài chính tăng mạnh 87% so với cùng kỳ, do khoản tiền gửi tăng. Tuy nhiên, chi phí tài chính tiếp tục là gánh nặng, tăng 22% so với cùng kỳ do lãi vay duy trì ở mức cao, đặc biệt là lãi vay ngoại tệ.
Theo đó, lợi nhuận ròng quý III/2023 giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ đạt 64 tỷ đồng, song, đây vẫn là mức cải thiện mạnh so với mức lỗ ròng 12 tỷ đồng của quý II/2023.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, PC1 ghi nhận lợi nhuận ròng đạt 66 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 14% dự phóng trước đây của Công ty Chứng khoán MB (MBS) do mảng xây lắp điện ảm đạm, mặc dù kết quả kinh doanh các mảng khai khoáng và vận hành khu công nghiệp vẫn tốt hơn kỳ vọng.
MBS dự báo, sang năm 2024, lợi nhuận của PC1 sẽ phục hồi nhờ đóng góp ở các lĩnh vực mới. Không chỉ phủ nhận, 2023 làm một năm đầy khó khăn với PC1 trong bối cảnh thủy điện bị ảnh hưởng do hiện tượng El Nino, mảng xây lắp đình trệ và chi phí tài chính chưa cải thiện.
MBS dự phóng doanh thu của PC1 trong năm 2023 tăng nhẹ 1,4%, vậy nhưng lợi nhuận ròng sẽ giảm 48% so với năm trước, còn 265 tỷ đồng.
Năm 2024, doanh nghiệp có cơ hội ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận cao khi đây là thời điểm hái quả của nhiều khoản đầu tư, đặc biệt từ mức nền thấp của năm 2023. Ngoài ra, MBS cho rằng chi phí tài chính giảm cũng sẽ hỗ trợ cải thiện lợi nhuận ròng của doanh nghiệp trong giai đoạn này.
Công ty chứng khoán sử dụng phương pháp định giá SOTP đối với các hoạt động kinh doanh của PC1 và nâng giá mục tiêu thêm 11% lên 32.000 đồng/cổ phiếu do điều chỉnh tăng triển vọng lợi nhuận các mảng khai thác quặng, bất động sản khu công nghiệp và điện trong năm 2024 - 2025. Đồng thời, đưa ra khuyến nghị mua cho các nhà đầu tư.
Khuyến nghị cổ phiếu DRP - Mua với giá mục tiêu 44.000 đồng/cp
Trong quý III/2023, Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú (HOSE:DPR) ghi nhận doanh thu đạt 286 tỷ đồng (giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 56,7 tỷ đồng (giảm 42%).
Sau 3 quý đầu năm, doanh thu của DPR ở mức 612 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 154 tỷ đồng, lần lượt giảm 29% và 28% so với cùng giai đoạn năm 2022.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng, sức tiêu thụ yếu là nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh sụt giảm của doanh nghiệp. Đối với DPR, lĩnh vực cao su thiên nhiên vẫn là mảng đóng góp chính cho DPR, chiếm 72% tổng doanh thu công ty.
Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm 2023, sản lượng tiêu thụ cao su tại công ty mẹ ghi nhận 7.487 tấn (giảm 11% so với cùng kỳ), hoàn thành 58% kế hoạch năm. Đồng thời, giá bán cao su bình quân ước tính giảm khoảng 17% so với cùng kỳ khi chỉ được 33,5 triệu đồng/tấn.
PHS ước tính biên lợi nhuận gộp mảng này hiện chịu ảnh hưởng nặng nề, giảm còn 5,2% so với 20,3% so với năm 2022. Với tình hình thị trường chưa có tín hiệu khả quan, PHS cho rằng giá bán cao su bình quân sẽ tiếp tục dao động quanh mức 33 - 34 triệu đồng/tấn vì vậy biên lợi nhuận gộp của hoạt động cao su sẽ duy trì ở mức thấp.
Về hoạt động thanh lý cây cao su, lĩnh vực này cũng không đạt được như dự phóng với doanh thu lũy kế 9 tháng đầu năm chỉ thực hiện được 86,2 tỷ đồng (giảm 24% so với cùng kỳ) khi công ty mẹ hiện thanh lý được 40% kế hoạch năm với 190ha (giảm đến 50%) diện tích thanh lý.
Bên cạnh đó, DPR vẫn chưa thể ghi nhận khoảng 100 tỷ đồng tiền bồi thường đất từ 2 dự án khu dân cư Tiến Hưng 1 và Tiến Hưng 2 (đã có phương án bồi thường) vì điều kiện kinh tế thị trường chưa khả quan, các dự án vẫn chưa được thực hiện.
Trên thị trường, DPR đang được giao dịch tại P/B dự phóng cho năm 2023 là 1,09 lần và dự phóng năm 2024 là 1,07 lần, phù hợp với mức trung vị 5 năm là 1,09 lần. PHS giữ nguyên khuyến nghị mua với mức giá mục tiêu 44.000 đồng/cổ phiếu cho DPR.
Khuyến nghị cổ phiếu VNM - Khả quan
Trong báo cáo mới nhất, Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap điều chỉnh giảm 5% giá mục tiêu nhưng duy trì khuyến nghị khả quan cho Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM).
Vietcap cũng điều chỉnh giảm giá mục tiêu chủ yếu do giảm 9% dự báo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số trong giai đoạn 2024 - 2025; hạ dự phóng biên lợi nhuận gộp thị trường nội địa các năm 2024/2025 lần lượt xuống 150/210 điểm cơ bản còn 43,1%/43% (bằng mức 43,1% trong 2021).
Điều này được bù đắp một phần do Vietcap cập nhật mô hình định giá sang cuối năm 2024. Vietcap đánh giá cao khả năng sinh lời vượt trội và khả năng chi trả cổ tức ổn định của VNM.
Vietcap cũng giữ nguyên dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) doanh thu giai đoạn 2023 - 2026 của VNM là 6%, nhờ thu nhập của người lao động Việt Nam tăng khi thị trường lao động phục hồi.
Tuy nhiên, Vietcap giảm dự báo CAGR EPS giai đoạn 2023-2026 xuống còn 8% (so với mức 10% trong dự báo trước đây) do: biên lợi nhuận gộp tăng chậm hơn dự kiến trong 9 tháng đầu năm 2023 và những thay đổi bất lợi trong cơ cấu sản phẩm của VNM khiến Vietcap ít lạc quan hơn về khả năng biên lợi nhuận gộp mảng sữa nội địa của công ty mẹ VNM trong giai đoạn 2024 - 2025 sẽ tiệm cận mức trước đại dịch Covid.