Khơi thông điểm nghẽn cho thị trường bất động sản

Nhiều chuyên gia kinh tế có chung nhận định, trong năm 2023, điểm nghẽn cần có sự đột phá mạnh mẽ nhất chính là thị trường bất động sản.
Thị trường bất động sản: Nhận diện khách hàng chủ lực của phân khúc trung, cao cấp Bất động sản nghỉ dưỡng: Chờ cú hích hồi phục

Khi thị trường quan trọng này được khơi thông, sẽ giúp lành mạnh hóa các thị trường liên quan, góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Ổn định và phát triển thị trường bất động sản là một trong những vấn đề trọng tâm của công tác điều hành chính sách trong năm 2023. Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho thị trường, như Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; Nghị định số 08/2023/NÐ-CP gỡ vướng cho thị trường trái phiếu, khơi thông vốn cho doanh nghiệp…

Một góc khu đô thị tây Hồ Tây, Hà Nội. (Ảnh ÐĂNG ANH)
Một góc khu đô thị tây Hồ Tây, Hà Nội. (Ảnh ÐĂNG ANH)

Tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn

Cuối tháng 4 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP với quy mô 120 nghìn tỷ đồng. Bộ Xây dựng cũng ban hành các văn bản hướng dẫn về điều kiện và ủy quyền cho các địa phương công bố danh mục dự án đầu tư nhà ở xã hội để được vay vốn.

Nhận diện khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Ðức Hiển chỉ ra: Trong quý I/2023, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực bất động sản giảm 63,2% so với cùng kỳ trong khi số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn tăng lần lượt 30,2% và 60,7%. Bên cạnh đó, có thêm khoảng 30-50% sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động so với quý trước. Áp lực thanh khoản trên thị trường vẫn là rủi ro lớn đối với kinh tế khi dòng tiền của doanh nghiệp bất động sản tiếp tục suy giảm mạnh,...

Theo báo cáo của Fiin Group - nhà cung cấp dịch vụ tích hợp về dữ liệu tài chính và thông tin kinh doanh, bất động sản là ngành có tỷ lệ nợ xấu trái phiếu lên đến 20,1%, chỉ đứng sau ngành năng lượng (63,1%). Ðặc biệt, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản hiện đang có quy mô lưu hành lên tới hơn 396.300 tỷ đồng, chiếm 33,8% tổng giá trị lưu hành, trong khi nhiều doanh nghiệp phát hành rơi vào tình trạng gặp khó khăn hoặc không thể đáp ứng nghĩa vụ nợ.

Theo GS, TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân, thị trường bất động sản đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa thật sự bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro và phát triển thiếu lành mạnh. Rủi ro trên thị trường bất động sản có thể lan truyền sang thị trường tài chính tiền tệ vì phần lớn nguồn vốn vào thị trường bất động sản là từ dòng vốn tín dụng ngân hàng.

Số liệu được công bố tại Báo cáo kinh tế thường niên năm 2022 của Trường đại học Kinh tế quốc dân cho thấy, dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối năm 2022 là 2,58 triệu tỷ đồng, tương đương 21% tổng dư nợ tín dụng và khoảng 26,3% GDP. Tốc độ tăng trưởng dòng vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng thương mại đổ vào lĩnh vực bất động sản năm 2022 ở mức khoảng 24%.

Con số này tăng gấp 1,6-1,7 lần tăng trưởng tín dụng bình quân toàn hệ thống là 14,17% và cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bất động sản các năm 2021, 2020 (lần lượt là 15,37% và 12,06%). Có 1,7 triệu tỷ đồng tín dụng từ ngân hàng thương mại đổ vào lĩnh vực bất động sản dưới dạng các khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống. Ðiều này có thể tạo rủi ro chéo tới ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại nếu diễn biến thị trường xấu đi. Hơn nữa, những thị trường và sản phẩm như vậy thường lập tức "đóng băng" khi lãi suất tăng, đòn bẩy tài chính bị thu hẹp.

Giải quyết vướng mắc pháp lý

Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và diễn biến thị trường bất động sản Việt Nam, GS, TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân nhấn mạnh: Tăng trưởng kinh tế là yếu tố tạo ra lực đẩy cho thị trường bất động sản và ngược lại, thị trường bất động sản phát triển sẽ có tác động đến sự tăng trưởng kinh tế. Thực tiễn phát triển của nền kinh tế Việt Nam cho thấy, những giai đoạn kinh tế tăng trưởng tốt, thị trường bất động sản cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao. Sự lan tỏa của lĩnh vực bất động sản đối với nền kinh tế là rất lớn vì bất động sản có tính lan tỏa trực tiếp đến 40 ngành, nghề trong xã hội, đóng góp 3,46% vào GDP cả nước năm 2022.

Vai trò quan trọng của thị trường địa ốc còn thể hiện ở mối quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, chứng khoán, vốn, xây dựng, thị trường lao động. Từ mối liên hệ mật thiết giữa thị trường địa ốc và tăng trưởng kinh tế, GS,TS Hoàng Văn Cường cho rằng, thị trường bất động sản hiện có những điểm khá tương đồng với giai đoạn năm 2011-2013, nhưng xác suất "đóng băng", "rơi xuống đáy" là rất thấp. Vì nền kinh tế hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn sau đại dịch Covid-19 nhưng vẫn có triển vọng phục hồi và tăng trưởng, không suy giảm như thời điểm năm 2011-2013.

Hơn nữa, những chính sách mới được ban hành từ đầu năm đến nay đã cho thấy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ nhằm nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho thị trường, kỳ vọng sẽ có tác động tích cực. Trong ngắn hạn, GS,TS Hoàng Văn Cường đề xuất Chính phủ kết thúc sớm việc thanh tra, xử lý với các dự án bị tạm dừng để doanh nghiệp tiếp tục triển khai đưa sản phẩm ra thị trường.

Bên cạnh đó, cần tập trung giải quyết các vướng mắc pháp lý từ Trung ương đến địa phương bằng cách thành lập các Ban xử lý ngay các vướng mắc còn tồn tại, không để tái diễn tình trạng địa phương gửi văn bản khắp nơi xin ý kiến rồi nhận được câu trả lời chung chung "làm theo quy định pháp luật".

"Tại Nghị quyết số 33/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh việc đồng bộ các Luật Ðất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản nhưng nội dung này cần thực hiện trong 2-3 năm vì liên quan đến quy trình sửa đổi pháp luật. Do đó, cần đề xuất Quốc hội ban hành một nghị quyết riêng để thực hiện ngay những biện pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản", GS, TS Hoàng Văn Cường kiến nghị.

Theo TS Nguyễn Ðức Hiển, một trong những điểm nghẽn cần đột phá nhất trong năm nay để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chính là thị trường bất động sản. Giải pháp cho thị trường bất động sản cần tập trung vào một số vấn đề lớn như sự "lệch pha" về cung-cầu nhà ở thương mại và nhà ở xã hội; giá bất động sản còn cao, thiếu sự kiểm soát và điều tiết; nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn về tài chính.

Còn khuyến nghị của Trường đại học Kinh tế quốc dân lại hướng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh cung-cầu, gia tăng tính minh bạch thông tin và khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản nhằm đưa thị trường ổn định và phát triển lành mạnh.

Trong đó, khơi thông nguồn vốn là giải pháp quan trọng nhất trong ngắn hạn để thị trường phục hồi, tiếp theo cần thực hiện đồng bộ các giải pháp liên quan đến thể chế, pháp luật để thị trường phát triển bền vững. Theo các chuyên gia kinh tế, khó khăn lớn nhất hiện nay của thị trường bất động sản là vấn đề pháp lý vì lĩnh vực này liên quan đến hơn 100 luật, nghị định, thông tư, trong đó có nhiều nội dung chồng chéo, thiếu đồng bộ.

Sự ổn định và phát triển của thị trường bất động sản có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19. Cần có thêm thời gian để các quyết sách của Chính phủ phát huy tác dụng, song những giải pháp tháo gỡ khó khăn liên quan đến nguồn vốn, trái phiếu doanh nghiệp và điểm nghẽn pháp lý đang từng bước được tháo gỡ, khôi phục lại niềm tin và mở ra cơ hội phục hồi rõ nét hơn cho thị trường quan trọng này.

nhandan.vn

Tin mới cập nhật

Chuyên gia hiến kế giải pháp

Chuyên gia hiến kế giải pháp 'ghìm cương' giá bất động sản 'nhảy múa'

Trước tình trạng giá đất Hà Nội liên tục tăng cao bất thường, có dấu hiệu "sốt ảo", nhiều người lo ngại tình trạng "bong bóng" bất động sản tái diễn.
Thị trường bất động sản sắp "tan băng", dự đoán bắt sóng chu kỳ mới từ năm 2025?

Thị trường bất động sản sắp "tan băng", dự đoán bắt sóng chu kỳ mới từ năm 2025?

Theo chuyên gia, với sự trợ lực từ "hàng rào" pháp lý, thị trường bất động sản sẽ có sự phục hồi khởi sắc vào chu kỳ mới, bắt đầu từ năm 2025.
Hà Nội: Loạt dự án nghìn tỷ sắp bung hàng, “thiếu vắng” phân khúc giá dưới 50 triệu đồng/m2

Hà Nội: Loạt dự án nghìn tỷ sắp bung hàng, “thiếu vắng” phân khúc giá dưới 50 triệu đồng/m2

Dù nhiều dự án căn hộ nghìn tỷ sắp bung hàng ở Hà Nội nhưng phân khúc chung cư có mức giá dưới 50 triệu đồng/m2 ngày càng khan hiếm.
"Ông lớn" bất động sản Sông Đà - Thăng Long bị phạt 80 triệu đồng

"Ông lớn" bất động sản Sông Đà - Thăng Long bị phạt 80 triệu đồng

Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long, chủ đầu tư dự án tai tiếng Usilk City, bị UBND TP Hà Nội xử phạt 80 triệu đồng do vi phạm quy định phòng cháy, chữa cháy.
Bất động sản AZ bị phạt vì dính loạt vi phạm

Bất động sản AZ bị phạt vì dính loạt vi phạm

Ngày 17/8/2024, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Bất động sản AZ vì vi phạm hàng loạt quy định về phòng cháy, chữa cháy.
Công ty Ngân Thuận bị ngăn chặn tẩu tán tài sản: Được

Công ty Ngân Thuận bị ngăn chặn tẩu tán tài sản: Được 'mượn' Stella Mega City để cầm cố

Trước khi bị ngăn chặn tẩu tán tài sản, Công ty Ngân Thuận đã vay vốn tại VPBank bằng tài sản cầm cố là dự án Stella Mega City của Kita Invest.
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm vi phạm xây dựng tại Khu nhà ở Minh Tâm

Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm vi phạm xây dựng tại Khu nhà ở Minh Tâm

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu UBND quận Long Biên khẩn trương xử lý dứt điểm vi phạm xây dựng tại Khu nhà ở Minh Tâm.
Đất nền ven đô: Cơn sốt ảo hay “bẫy” đầu tư?

Đất nền ven đô: Cơn sốt ảo hay “bẫy” đầu tư?

Chuyên gia chỉ ra, giá đất tăng cao ở các dự án đấu giá đất mới chỉ có hạ tầng cơ bản là không bình thường, vì không đúng giá trị thực và phá vỡ mặt bằng chung.
Kiểm tra hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư dự án chung cư Lumi Hà Nội

Kiểm tra hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư dự án chung cư Lumi Hà Nội

Sở Xây dựng Hà Nội chỉ đạo Thanh tra Sở kiểm tra hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư dự án chung cư Lumi Hà Nội, trường hợp có vi phạm sẽ xử lý theo quy định.
Đề nghị kiểm tra dự án chung cư cao cấp Lumi Hà Nội

Đề nghị kiểm tra dự án chung cư cao cấp Lumi Hà Nội

Sở Xây dựng Hà Nội đã có nhiều văn bản đề nghị UBND quận Nam Từ Liêm kiểm tra tính pháp lý và tình hình triển khai dự án chung cư cao cấp Lumi Hà Nội.

Tin khác

Loạt sai phạm trên "đất vàng" của Bánh kẹo Hải Châu

Loạt sai phạm trên "đất vàng" của Bánh kẹo Hải Châu

Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu vi phạm sử dụng đất, có hành vi cho thuê lại đối với đất không thuộc trường hợp được cho thuê.
Infographic | Bộ Tài chính: Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết năm 2025

Infographic | Bộ Tài chính: Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết năm 2025

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 8288/BTC-QLCS về việc triển khai các quy định tại Luật Đất đai 2024 liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài sản công.

'Thấp thỏm' sống trong chung cư xuống cấp, chờ đợi 'làn gió mới' từ Luật Nhà ở

Trước tình trạng hàng loạt chung cư xuống cấp, nhiều người kỳ vọng, Luật Nhà ở 2023 và Nghị định 98 sẽ tạo đột phá trong cải tạo chung cư cũ.
Thêm chính sách cởi mở để người dân, doanh nghiệp tiếp cận gói vay 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

Thêm chính sách cởi mở để người dân, doanh nghiệp tiếp cận gói vay 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các ngân hàng cho vay hỗ trợ mua nhà ở xã hội, tạo điều kiện tối đa cho người mua nhà có thu nhập thấp.
Điểm mới Luật đất đai 2024: Tăng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp

Điểm mới Luật đất đai 2024: Tăng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp

Luật Đất đai năm 2024 gồm 16 chương, 260 điều và đã có nhiều điểm mới so với Luật Đất đai năm 2013.
Hàng loạt vi phạm xây dựng tại Khu nhà ở Minh Tâm, Long Biên: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại Khu nhà ở Minh Tâm, Long Biên: Ai chịu trách nhiệm?

Dự án Khu nhà ở để bán tại tổ 9 phường Long Biên, quận Long Biên, TP. Hà Nội có nhiều vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng đến nay chưa được xử lý dứt điểm.
Infographic | Mua bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai cần phải lưu ý điều gì?

Infographic | Mua bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai cần phải lưu ý điều gì?

Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ 1/8/2024, quy định những điều kiện để nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đưa vào kinh doanh.
Doanh nghiệp mong chờ giải pháp đột phá cho nhà ở xã hội

Doanh nghiệp mong chờ giải pháp đột phá cho nhà ở xã hội

Doanh nghiệp bất động sản hy vọng Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực sẽ tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư và người lao động thu nhập thấp có nhu cầu mua nhà ở xã hội.
Hà Nội: Loạt vi phạm tại khu đô thị Goldmark City

Hà Nội: Loạt vi phạm tại khu đô thị Goldmark City

Khu đô thị Goldmark City có vi phạm trong quản lý, sử dụng đúng mục đích, công năng trong tòa nhà; vệ sinh môi trường, xả thải và phòng cháy chữa cháy.
Động lực quan trọng mới giúp

Động lực quan trọng mới giúp ''hâm nóng'' thị trường bất động sản

Dấu hiệu khởi sắc của thị trường bất động sản giúp tâm lý của nhà đầu tư, đơn vị môi giới và khách hàng cũng được cải thiện theo chiều hướng tích cực.
Xem thêm

Đọc nhiều

Khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3: Lan toả mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng lòng

Khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3: Lan toả mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng lòng

Hoàn lưu bão số 3 đang gây ra những đợt lũ, sạt lở đất trên miền Bắc cũng là lúc cả hệ thống chính trị, người dân cả nước gồng sức giảm thiểu hậu quả bão lũ.
Siêu thị tập trung nguồn lực tiếp ứng hàng hoá cho hệ thống phân phối miền Bắc

Siêu thị tập trung nguồn lực tiếp ứng hàng hoá cho hệ thống phân phối miền Bắc

Để đảm bảo duy trì ổn định nguồn hàng của miền Bắc đến cuối tháng, các siêu thị đã đẩy mạnh nguồn cung để duy trì ổn định sản lượng cung cấp cho thị trường.
Doanh nghiệp thủy sản miền Bắc khôi phục thiệt hại nặng nề sau bão

Doanh nghiệp thủy sản miền Bắc khôi phục thiệt hại nặng nề sau bão

Cơn bão số 3 (Yagi) đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho miền Bắc, đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản.
Siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, truy quét gian lận thuế

Siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, truy quét gian lận thuế

Hàng ngàn doanh nghiệp đã bị đưa vào tầm ngắm sau khi Tổng cục Thuế nâng cấp hệ thống cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử.
Giá rau tại chợ tăng ‘đột biến’, siêu thị cam kết không tăng giá

Giá rau tại chợ tăng ‘đột biến’, siêu thị cam kết không tăng giá

Thiếu nguồn cung do ảnh hưởng của mưa lũ, giá rau tại chợ truyền thống tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi, song tại các siêu thị, giá vẫn bình ổn.
Hàng không chung tay vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ sau bão lũ

Hàng không chung tay vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ sau bão lũ

Các hãng hàng không chính thức tiếp nhận và vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ bà con miền Bắc từ ngày 11 - 26/9.
Cà phê Robusta vượt 5.000 USD/tấn, nông dân kỳ vọng giá còn tiếp tục đi lên?

Cà phê Robusta vượt 5.000 USD/tấn, nông dân kỳ vọng giá còn tiếp tục đi lên?

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh và lập đỉnh mới trong tháng 8.
Kinh nghiệm quốc tế trong việc 'đánh' thuế cao kiểm soát bất động sản

Kinh nghiệm quốc tế trong việc 'đánh' thuế cao kiểm soát bất động sản

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), thuế bất động sản đang là một công cụ hữu hiệu để làm dịu thị trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
Hàng dài những chuyến xe cứu trợ mang sẻ chia đến với đồng bào vùng lũ

Hàng dài những chuyến xe cứu trợ mang sẻ chia đến với đồng bào vùng lũ

Miền Bắc đang đối mặt với hậu quả nặng nề do mưa lũ, những tấm lòng nhân ái cả nước hướng về vùng lũ mang theo nhiều phần quà thiết thực, lời động viên ấm áp.
Giá dầu thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của bão Francine

Giá dầu thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của bão Francine

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 12/9.
Phiên bản di động