Bất động sản nghỉ dưỡng: Chờ cú hích hồi phục

Với đà phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch, cùng những quy định mới của Chính phủ dành cho bất động sản nghỉ dưỡng, được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích cho sự phục hồi
Bất động sản nghỉ dưỡng chờ đón cơ hội phục hồi trong năm 2023 Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn khó đủ đường

Còn nhiều khó khăn

Bước sang năm 2023 thị trường bất động sản (BĐS) tiếp tục gặp nhiều khó khăn liên quan đến các vấn đề nguồn tín dụng cho vay từ ngân hàng tiếp tục siết chặt điều kiện vay vốn, lãi suất vẫn duy trì ở mức cao, trong khi kênh huy động vốn đầu tư từ trái phiếu DN vẫn chưa khơi thông trở lại...

Theo số liệu khảo sát thị trường của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, từ đầu năm đến nay, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng có 20 dự án được chào bán ra thị trường với 826 sản phẩm, nguồn cung sụt giảm đến 80% so với cùng kỳ năm trước, thanh khoản cũng ở mức rất thấp, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 7%. Điều đó khiến các chủ đầu tư vẫn tiếp tục áp dụng những chính sách cam kết, chia sẻ lợi nhuận, hỗ trợ lãi suất… nhằm kích cầu thị trường, một số chủ đầu tư áp dụng chiết khấu lên đến 40% giá chào bán.

“Mặc dù nguồn cung, thanh khoản giảm nhưng thị trường sơ cấp lại ghi nhận có sự tăng giá so với cuối năm ngoái và cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, giá bán ở thị trường sơ cấp đã tăng thêm 12 – 15%, quay trở lại với mức chào bán của quý I và quý III/2022. Thời điểm này, diễn biến của phân khúc BĐS nghỉ dưỡng phụ thuộc vào pháp lý, dòng tiền và sự tăng trưởng của ngành du lịch” – Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho hay.
Khảo sát từ kênh thông tin bán hàng online của một số dự án, ghi nhận sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng hiện nay tương đối đa dạng, giá bán cũng được cơ cấu theo từng phân khúc khác nhau nhưng đều ở mức khá cao. Đơn cử, tại tỉnh Quảng Ninh: Dự án Grand Bay Hạ Long, nhà biệt thự du lịch (resort villa) có giá khoảng 118 triệu đồng/m2, nhà phố thương mại (shophouse) 120 triệu đồng/m2; dự án The Holiday Hạ Long, căn hộ du lịch (condotel) 36 triệu đồng/m2. Còn tại tỉnh Khánh Hòa, dự án Ocean Front Villas, sản phẩm resort villa: 107 triệu đồng/m2; dự án NovaWorld Nha Trang, sản phẩm shophouse: 83 triệu đồng/m2; dự án Vega City Nha Trang, sản phẩm resort villa: 137 triệu đồng/m2...

Các chuyên gia đều chung nhận định, sau thời gian dài bùng nổ, phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng đang bị bão hòa, cộng thêm những vấn đề pháp lý khiến tâm lý nhà đầu tư không thực sự hào hứng, chủ đầu tư cũng từ từ ra hàng. Nút thắt chủ yếu đối với BĐS nghỉ dưỡng thời gian qua là việc xác định khái niệm đầy đủ, rõ ràng và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho condotel, shophouse, biệt thự nghỉ dưỡng cũng như phân chia quyền sở hữu, xác định thời hạn sở hữu và quản lý, khai thác…

Một dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại tỉnh Phú Yên. Ảnh: Phạm Hùng
Một dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại tỉnh Phú Yên. Ảnh: Phạm Hùng

Cùng với đó là vấn đề huy động vốn của chủ đầu tư. Căn cứ vào Luật Kinh doanh BĐS năm 2014, việc này hoàn toàn hợp pháp nhưng câu chuyện nảy sinh ở đây là phân chia quyền sở hữu và lợi ích kinh doanh, trong khi quy định pháp lý lại chưa quy định rõ ràng quyền, lợi ích của nhà đầu tư thứ cấp, nên đã xảy ra những sự cố, tranh chấp, khiếu kiện.

“Vấn đề cần quan tâm hiện nay là chính sách pháp luật về BĐS nghỉ dưỡng cần khơi thông như thế nào? Chúng ta chưa thực sự đặt BĐS nghỉ dưỡng song song với các mô hình BĐS khác để phát triển nên hệ thống pháp luật giai đoạn 2015 chưa nêu rõ, cách hiểu, triển khai có sự khác nhau. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là chúng ta cần phải làm rõ chính sách phát triển BĐS nghỉ dưỡng là những chính sách gì” – Phó Cục trưởng Cục Phát triển nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Khởi nhìn nhận.

Kỳ vọng phục hồi

Trên quan hệ liên kết, tương hỗ, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng có liên quan chặt chẽ đến thị trường du lịch. Từ đầu năm đến nay, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành du lịch Việt Nam ghi nhận có sự phục hồi khởi sắc, tổng lượng khách trong quý I/2023 đạt trên 30 triệu lượt, riêng khách quốc tế gần 2,7 triệu lượt tăng xấp xỉ 30 lần so với cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý, lượng khách nội địa lưu trú qua đêm tại các địa bàn du lịch cũng chiếm tới 51% tổng lượng khách nội địa trong quý I vừa qua. Năm 2023 ngành du lịch đặt mục tiêu phấn đấu đón 110 triệu lượt khách, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, đây là tín hiệu hết sức khả quan dành cho phân khúc BĐS nghỉ dưỡng.

BĐS nghỉ dưỡng không chỉ mang sứ mệnh là sản phẩm BĐS thông thường, mà còn là sản phẩm cần thiết phục vụ cho phát triển hạ tầng du lịch. Sự liên kết chặt chẽ giữa 2 lĩnh vực này mang đến những tiềm năng lớn cho BĐS nghỉ dưỡng khi tận dụng đà tăng trưởng của nhu cầu du lịch sau dịch kể cả khách nội địa và quốc tế.

Trong ngắn hạn, cần thiết nghiên cứu ban hành những quy định bảo đảm quyền và lợi ích của nhà đầu tư thứ cấp khi tham gia góp vốn vào đầu tư dự án BĐS nghỉ dưỡng để tạo sự an tâm cho nhà đầu tư khi bỏ ra một nguồn tiền lớn. Việc kịp thời, chủ động hoàn thiện các căn cứ pháp lý điều chỉnh theo hướng có quy định cụ thể phù hợp với thực tiễn, góp phần quản lý, khai thác và phát triển tốt nhất loại hình BĐS nghỉ dưỡng sẽ tạo điều kiện khơi thông nguồn vốn đầu tư trong phân khúc này, góp phần trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chuyên gia kinh tế, PSG.TS Đinh Trọng Thịnh

Không phải khi nào pháp luật cũng có trước quan hệ xã hội, mà phải nhìn từ quan hệ xã hội để hình thành pháp luật. Vì vậy, phải hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ quy định giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS, Luật Du lịch về phương thức quản lý các BĐS nghỉ dưỡng đa công năng và hình thức sử dụng đất phù hợp với mỗi loại hình. Cần có khung pháp lý hoàn thiện về đầu tư, xây dựng, sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn và cơ chế hợp tác đối với loại BĐS đặc thù này.

Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư TP Hà Nội

Trong năm 2023 sẽ nhiều dự án BĐS nghỉ dưỡng cao cấp được hoàn thiện, đưa sản phẩm vào vận hành, như: Angsana & Dhawa Hồ Tràm, JW Marriott Cam Ranh, Hyatt Regency Nha Trang, La Festa Phú Quốc Curio Collection by Hilton, và Voco Ma Belle Hotel Đà Nẵng... Trong bối cảnh thị trường còn gặp nhiều thách thức, đây cũng là cơ hội để chủ đầu tư xem xét, đánh giá lại, từ đó tinh chỉnh mô hình kinh doanh một cách hiệu quả, bền vững hơn.

“Các nền tảng cho sự phát triển BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam rất tích cực và nhu cầu triển khai vốn rất cao. Các bên tham gia thị trường có nhiều vốn chủ sở hữu đã có những nước đi táo bạo kể từ lúc cao điểm dịch Covid-19 đến nay. Thời điểm này, các quỹ đầu tư đang tiếp tục gọi vốn vào những tài sản khách sạn, trước khi doanh thu hồi phục hoàn toàn thời gian tới. Du lịch nghỉ dưỡng, thường là nhóm cuối cùng hồi phục sau những đợt suy thoái, đang dẫn đầu đà hồi phục tại những thị trường đã mở cửa du lịch quốc tế và nội địa như Việt Nam” - Trưởng bộ phận Dịch vụ Du lịch - Khách sạn Colliers Việt Nam, Morgan Ulaganathan phân tích.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, với việc Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 10/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định 08/NĐ-CP về chào bán, giai dịch trái phiếu; hay các Quyết định của Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi suất cho vay... trong giai đoạn đầu năm 2023, kỳ vọng sẽ mang lại nhiều tín hiệu khởi sắc cho thị trường BĐS nói chung và phân khúc BĐS nghỉ dưỡng nói riêng.
“Vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách đã được khơi thông rất nhiều. Phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng có thể phát triển thời gian tới hay không còn phụ thuộc vào tầm nhìn của các chủ đầu tư trong việc đưa ra chiến lược, kế hoạch thu hút khách hàng, mô hình du lịch phải được thay đổi mới mẻ và kết hợp phát triển đa mục tiêu. Nhà đầu tư cũng phải có kinh nghiệm, để đầu tư vào những sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng phát triển theo đúng xu hướng, đem lại hiệu quả thực sự khi đưa vào sử dụng” – Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà nói.

kinhtedothi.vn

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ‘tan băng’, bước vào chu kỳ phát triển mới

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ‘tan băng’, bước vào chu kỳ phát triển mới

Các chuyên gia cho rằng ngành nghỉ dưỡng Việt Nam đang khôi phục mạnh mẽ, phần lớn các điểm đến ghi nhận sự cải thiện về nguồn cầu cũng như hoạt động kinh doanh
Thị trường bất động sản bán lẻ nhiều triển vọng từ nguồn cung mới

Thị trường bất động sản bán lẻ nhiều triển vọng từ nguồn cung mới

Trong thời gian tới, thị trường bất động sản bán lẻ hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển với nguồn cung mới ra thị trường.
Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 50%

Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 50%

Bộ Xây dựng đã công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo Quyết định 891/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ
Phát triển nhà ở, bất động sản theo hướng xanh, tiết kiệm năng lượng

Phát triển nhà ở, bất động sản theo hướng xanh, tiết kiệm năng lượng

Sáng 3/10, diễn ra Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024 với chủ đề 'Phát triển công trình xanh: Chuyển biến từ chính sách đến hành động'.
Kiểm soát

Kiểm soát 'chặt' thị trường bất động sản thông qua chính sách tín dụng

Tình trạng giá bất động sản tăng mạnh khiến Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đề xuất siết tín dụng để kiểm soát đầu cơ, đảm bảo ổn định thị trường.
Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

Dù sở hữu tổng tài sản gần 1.400 tỷ nhưng Filmore, chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng cuối năm 2023 chỉ có 1,5 tỷ. Tài sản liên quan dự án đã bị cầm cố.
TP.Hồ Chí Minh

TP.Hồ Chí Minh ''chốt'' sử dụng bảng giá đất cũ tính thuế cho 9.000 hồ sơ bị treo

UBND TP. Hồ Chí Minh đã chốt phương án chấp nhận tính thuế theo bảng giá đất cũ cho đến khi bảng giá đất mới (bảng giá điều chỉnh) được ban hành chính thức.
Hệ lụy tiềm ẩn từ việc đầu cơ, "ngáo" giá bất động sản tới nền kinh tế

Hệ lụy tiềm ẩn từ việc đầu cơ, "ngáo" giá bất động sản tới nền kinh tế

Theo chuyên gia, đầu cơ bất động sản đang tồn tại nhiều bất cập, có thể hình thành nguy cơ lạm phát, tác động xấu tới nền kinh tế.
Cấp bách cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ sau bão Yagi

Cấp bách cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ sau bão Yagi

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ để đảm bảo trong mùa mưa bão.
Thuế bất động sản: Công cụ hiệu quả để điều tiết thị trường

Thuế bất động sản: Công cụ hiệu quả để điều tiết thị trường

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, một trong những công cụ hiệu quả để bình ổn thị trường bất động sản là áp dụng chính sách thuế.

Tin khác

Lãi suất thả nổi tăng khiến người mua nhà lưỡng lự

Lãi suất thả nổi tăng khiến người mua nhà lưỡng lự

Lãi suất thả nổi ở mức cao vẫn là một rào cản đối với những người đang cân nhắc mua nhà, ngay cả khi lãi suất cho vay đã được điều chỉnh giảm.
Chuyên gia hiến kế giải pháp

Chuyên gia hiến kế giải pháp 'ghìm cương' giá bất động sản 'nhảy múa'

Trước tình trạng giá đất Hà Nội liên tục tăng cao bất thường, có dấu hiệu "sốt ảo", nhiều người lo ngại tình trạng "bong bóng" bất động sản tái diễn.
Thị trường bất động sản sắp "tan băng", dự đoán bắt sóng chu kỳ mới từ năm 2025?

Thị trường bất động sản sắp "tan băng", dự đoán bắt sóng chu kỳ mới từ năm 2025?

Theo chuyên gia, với sự trợ lực từ "hàng rào" pháp lý, thị trường bất động sản sẽ có sự phục hồi khởi sắc vào chu kỳ mới, bắt đầu từ năm 2025.
Hà Nội: Loạt dự án nghìn tỷ sắp bung hàng, “thiếu vắng” phân khúc giá dưới 50 triệu đồng/m2

Hà Nội: Loạt dự án nghìn tỷ sắp bung hàng, “thiếu vắng” phân khúc giá dưới 50 triệu đồng/m2

Dù nhiều dự án căn hộ nghìn tỷ sắp bung hàng ở Hà Nội nhưng phân khúc chung cư có mức giá dưới 50 triệu đồng/m2 ngày càng khan hiếm.
"Ông lớn" bất động sản Sông Đà - Thăng Long bị phạt 80 triệu đồng

"Ông lớn" bất động sản Sông Đà - Thăng Long bị phạt 80 triệu đồng

Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long, chủ đầu tư dự án tai tiếng Usilk City, bị UBND TP Hà Nội xử phạt 80 triệu đồng do vi phạm quy định phòng cháy, chữa cháy.
Bất động sản AZ bị phạt vì dính loạt vi phạm

Bất động sản AZ bị phạt vì dính loạt vi phạm

Ngày 17/8/2024, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Bất động sản AZ vì vi phạm hàng loạt quy định về phòng cháy, chữa cháy.
Công ty Ngân Thuận bị ngăn chặn tẩu tán tài sản: Được

Công ty Ngân Thuận bị ngăn chặn tẩu tán tài sản: Được 'mượn' Stella Mega City để cầm cố

Trước khi bị ngăn chặn tẩu tán tài sản, Công ty Ngân Thuận đã vay vốn tại VPBank bằng tài sản cầm cố là dự án Stella Mega City của Kita Invest.
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm vi phạm xây dựng tại Khu nhà ở Minh Tâm

Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm vi phạm xây dựng tại Khu nhà ở Minh Tâm

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu UBND quận Long Biên khẩn trương xử lý dứt điểm vi phạm xây dựng tại Khu nhà ở Minh Tâm.
Đất nền ven đô: Cơn sốt ảo hay “bẫy” đầu tư?

Đất nền ven đô: Cơn sốt ảo hay “bẫy” đầu tư?

Chuyên gia chỉ ra, giá đất tăng cao ở các dự án đấu giá đất mới chỉ có hạ tầng cơ bản là không bình thường, vì không đúng giá trị thực và phá vỡ mặt bằng chung.
Kiểm tra hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư dự án chung cư Lumi Hà Nội

Kiểm tra hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư dự án chung cư Lumi Hà Nội

Sở Xây dựng Hà Nội chỉ đạo Thanh tra Sở kiểm tra hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư dự án chung cư Lumi Hà Nội, trường hợp có vi phạm sẽ xử lý theo quy định.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động