Khuyến nghị chính sách cho mục tiêu tăng trưởng 8%

Ông Suan Teck Kin - Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB nói về khả năng tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024? Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Việt Nam đã có động lực tăng trưởng mạnh mẽ

Ngày 19/2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết nâng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 lên “ít nhất 8%” và đặt mục tiêu tăng trưởng “hai con số” cho giai đoạn 2026 - 2030, trong khi nhiều tổ chức quốc tế vẫn duy trì dự báo ở mức 6,5 - 7%.

Ngay sau đó, Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế đã được tổ chức để nhận diện rõ các mục tiêu tăng trưởng cũng như bàn giải pháp thực hiện được kế hoạch đề ra. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, trong năm 2025, chúng ta phải làm rất nhiều việc, trong đó phải tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8% để tạo đà, tạo thế, tạo lực cho những năm tới tăng trưởng 2 con số. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhưng cũng rất khó khăn, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước. Và muốn cả nước tăng trưởng trên 8% thì tất cả các bộ ngành, địa phương, các lĩnh vực phải tăng trưởng trên 8%, doanh nghiệp trong và ngoài nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… đều phải tăng trưởng trên 8%.

Nhận định về mục tiêu tăng trưởng của năm 2025, nhiều định chế tài chính quốc tế cho rằng cần nhận diện thị trường và thực hiện một số chính sách, giải pháp. Theo ông Suan Teck Kin - Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore), việc đạt mức tăng trưởng cao 8% hoặc thậm chí hai con số là hoàn toàn có thể, như kinh nghiệm của Singapore và Trung Quốc, đặc biệt khi Việt Nam đã có động lực tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024 với mức tăng trưởng trên 7%.

Tuy nhiên, vị chuyên gia cho rằng, để Việt Nam đạt mức tăng trưởng trên 7% và tiến tới 8% hoặc cao hơn vào năm 2025 sẽ là một thách thức, do các rủi ro từ chính sách thuế quan của Mỹ có thể ảnh hưởng đến một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam như thương mại quốc tế.

Bởi Việt Nam có mức độ phụ thuộc rất lớn vào thương mại, với tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 90% GDP - cao thứ hai trong ASEAN sau Singapore (174%) và vượt xa Malaysia (69%). Đặc biệt, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.

“Hiệu suất GDP mạnh mẽ của Việt Nam trong năm 2024 chủ yếu nhờ thương mại, khi xuất khẩu tăng 14% sau khi giảm trong năm 2023. Ngoài ra, dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng đạt kỷ lục mới với 25,4 tỷ USD vốn FDI thực hiện (so với 23,2 tỷ USD năm 2023). Tuy nhiên, chu kỳ bán dẫn có dấu hiệu suy giảm sau giai đoạn tăng trưởng mạnh trong năm 2024” - ông Suan Teck Kin nói.

Khuyến nghị chính sách cho mục tiêu tăng trưởng 8%
Ông Suan Teck Kin - Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore). Ảnh: Hoàng Yến

Theo ông Suan Teck Kin, năm 2025, Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro từ các chính sách thuế quan của Tổng tống Mỹ - Donald Trump, có thể tác động sẽ lan rộng đến cả ngành sản xuất và dịch vụ, làm giảm chi tiêu trong nước.

Còn về gián tiếp, nếu nhu cầu xuất khẩu giảm do hoạt động kinh tế chậm lại, điều này sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam. Ngoài ra, chu kỳ bán dẫn suy giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chỉ số PMI của Việt Nam đã giảm trong hai tháng liên tiếp (tháng 12/2024 và tháng 1/2025), cho thấy đơn hàng có thể đang chậm lại và các nhà sản xuất đang thu hẹp hoạt động.

Bên cạnh đó, dòng vốn FDI có thể chịu tác động từ chính sách thuế quan, khi các doanh nghiệp cân nhắc chuyển hướng đầu tư sang các địa điểm ít có khả năng bị áp thuế từ Mỹ. “Với môi trường còn nhiều bất ổn, chúng tôi cho rằng cần thận trọng với mục tiêu tăng trưởng năm 2025. Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 7% cho năm 2025” - đại diện Ngân hàng UOB nhận định.

Nhu cầu tăng cao về chip AI đang mang lại triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam. Ảnh minh họa: VnEconomy
Chu kỳ bán dẫn suy giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh: Ngọc An

Tăng mạnh đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng

Về khuyến nghị để Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP mới, theo ông Suan Teck Kin, có một số lĩnh vực mà Chính phủ có thể tập trung để tăng cơ hội đạt mức tăng trưởng cao 8% hoặc thậm chí hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cần ổn định để tránh tình trạng quá nóng và lãng phí nguồn lực.

Một trong những giải pháp quan trọng, mà vị chuyên gia đưa ra là, tăng mạnh đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng và giảm tác động từ sự suy giảm trong xuất khẩu và sản xuất. Hiện tại, Việt Nam vẫn thiếu hụt đáng kể về hạ tầng. Theo dữ liệu từ IMF, tỷ lệ chi tiêu cho hình thành vốn (capital formation expenditure) của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 30% GDP, thấp hơn nhiều so với mức 41% của Trung Quốc.

“Bên cạnh đó, chính sách tài khóa của Việt Nam dường như đang quá thận trọng ở giai đoạn phát triển hiện nay, khi Chính phủ đặt mục tiêu giảm tỷ lệ nợ công/GDP từ 35% hiện tại xuống 31% vào năm 2029. Để tăng đầu tư công, có thể cần phải chấp nhận tăng vay nợ và sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn” - ông Suan Teck Kin nói.

Một vấn đề quan trọng khác, ông Suan Teck Kin nhận định, đó là tốc độ giải ngân và thực hiện đầu tư công. Ngay cả khi ngân sách đã được phân bổ cho các dự án hạ tầng, quá trình triển khai cần được đẩy nhanh để vừa tạo động lực tăng trưởng ngắn hạn trong khi đầu tư được thực hiện, vừa nâng cao năng suất dài hạn sau khi dự án hoàn thành.

“Rất đáng khích lệ khi Quốc hội Việt Nam gần đây đã thông qua dự án đường sắt trị giá 8 tỷ USD kết nối Trung Quốc - Việt Nam, mở rộng đường cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành. Ngoài ra, Việt Nam vẫn cần đầu tư mạnh vào các lĩnh vực hạ tầng quan trọng khác, đặc biệt là AI/dữ liệu, năng lượng, nguồn nước,... để hỗ trợ tăng trưởng bền vững trong tương lai” - ông Suan Teck Kin khuyến nghị.

Theo dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tỷ lệ chi tiêu cho hình thành vốn (capital formation expenditure) tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 30% GDP, thấp hơn nhiều so với mức 41% của Trung Quốc.
Ngân Thương

Tin mới cập nhật

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việc 2 tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông xe kỹ thuật sẽ là bước đệm, cơ hội lớn để nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh bứt phá.
E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật 29 (E29) vừa có văn bản giải trình gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sau khi cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo...
Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á khi có 5.459 người giàu sở hữu tài sản ròng trên 10 triệu USD.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.708,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Các nút giao cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành những hạng mục chính, dự kiến đưa vào khai thác trước dịp 30/4-1/5.
HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) được kỳ vọng sẽ là đơn vị hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn 2025-2026.
Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) vào vụ năm 2025 có khoảng 15.000 tấn vải thiều sớm được định hướng mở rộng thị trường tiêu thụ trên nền tảng số.
Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Hệ thống camera giám sát giao thông tại TP Hà Nội trong tháng 3 phát hiện, ghi hình dữ liệu vi phạm của gần 600 phương tiện khi lưu thông trên đường phố Thủ đô.
Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Người trồng quế tỉnh Quảng Nam đang bước vào vụ thu hoạch quế chính. Năm nay, quế được mùa, giá thu mua ổn định.
Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp

Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp

Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang đã thống nhất thông qua nghị quyết về đồ án quy hoạch xây dựng 2 khu công nghiệp tại thị xã Việt Yên và huyện Tân Yên.

Tin khác

Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM

Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM

Do kiểm toán ngoại trừ 3 năm, từ ngày 4/4, cổ phiếu ICC của Công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp bị đưa vào vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM.
Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Trung tâm logistics Con Ong được đầu tư hiện đại bậc nhất miền Trung được kỳ vọng sẽ là một trong những dự án đặt nền tảng cho Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Theo dự báo đến năm 2030, nhu cầu về vật liệu xây dựng so với lượng cung sẽ thiếu 192 triệu m3 đất, thiếu 11 triệu m3 cát nhưng lại thừa 55 triệu m3 đá.
Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Trước sáp nhập tỉnh, Bà Rịa - Vũng Tàu được biết đến là thủ phủ dầu khí, sở hữu cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải và có nền công nghiệp phát triển.
Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa

Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa

Việt Nam đang nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số ô nhiễm không khí cao nhất châu Á. Theo đó, chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu với doanh nghiệp, nền kinh tế.
Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2025 đạt 35,65 tỷ USD.

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Nhờ lối đi riêng của mình, tỉnh Nghệ An trở thành “điểm sáng” của cả nước về thu hút đầu tư FDI vào các Khu kinh tế và các Khu công nghiệp.
Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Trong số 63 tỉnh, thành phố, địa phương nào có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước?
Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Petrovietnam đồng hành cùng Bà Rịa - Vũng Tàu trong quy hoạch, triển khai và đầu tư các dự án năng lượng chiến lược để trở thành trung tâm năng lượng quốc gia.
Ngành, nghề nào được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Ngành, nghề nào được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội đã quy định rõ những ngành, nghề ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hàng trăm vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý thông qua các cuộc gọi đến đường dây nóng.
Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Hơn 1,1 triệu thí sinh được tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 từ ngày 15/4 đến ngày 18/4 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Phiên bản di động