Hành muối ngày Tết có lợi gì cho sức khỏe?
Thực phẩm ngừa đột quỵ hiệu quả bạn nên biết Bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh bằng những biện pháp nào? Loại hạt quen thuộc ngày Tết mang lại dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe |
Trong những ngày Tết, ăn dưa hành muối không những giúp bạn chống ngán mà còn rmang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn dưa hành muối và việc ăn quá nhiều dưa hành muối cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
Lợi ích của hành muối với sức khỏe
Hỗ trợ tiêu hóa: Trong quá trình lên men khi muối hành, vi khuẩn có lợi và những nấm lên men probiotics có ích có nhiều trong hành muối sẽ giúp cải thiện đường ruột và hỗ trợ cho hệ tiêu hoá.
Hơn nữa, món ăn này rất nhiều các enzyme sống. Hệ tiêu hoá nhiều enzym giúp hoạt động khoẻ mạnh hơn, giảm cảm giác khó chịu sau khi ăn.
Hành muối là món ăn ngon miệng không thể thiếu trong ngày Tết. |
Bởi thế, món ăn này rất tốt cho những người mắc hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hoá hoặc muốn cải thiện khả năng hoạt động cho đường ruột. Chúng cũng thực sự tốt cho những người hay bị táo bón ăn hàng ngày.
Tăng cường miễn dịch cho cơ thể: Vào dịp Tết, bạn thường ăn uống và ngủ nghỉ không khoa học nên dễ dàng bị ốm và bị bệnh tật tấn công. Nhưng nếu ăn hành muối, bạn sẽ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Điều này giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống trọi với bệnh tật.
Ngăn ngừa ung thư: Trong món hành muối có rất nhiều vi khuẩn có ích trong quá trình lên men. Từ đó, chúng kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có ích trong đường ruột và giảm đáng kể nguy cơ sự phát triển các khối u ở ruột kết.
Là thực phẩm lợi tiểu, tăng lưu thông máu, chống cảm cúm: Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gout. Chúng đặc biệt cũng giúp lưu thông máu tốt hơn đến các chi, tăng cường tiết mồ hôi, tránh cảm sốt, cảm cúm hiệu quả.
Giúp chống oxy hoá: Hành muối còn có tác dụng chống lại các gốc tự do, ngăn chặn các chất chống oxy hoá. Tác dụng này có khả năng bảo vệ các tế bào trong cơ thể.
Do hành muối là thực phẩm lên men và có rất nhiều muối nên cần tránh ăn trong những trường hợp dưới đây:
Người bị viêm loét dạ dày: Hành muối được lên men nên chứa nhiều axit, vì vậy, những người bị viêm loét dạ dày và mắc các chứng rối loạn tiêu hóa không nên ăn. Vì kh bị những bệnh này mà ăn hành muối, dạ dày tiết dịch vị nhiều khiến cho bệnh càng thêm nặng.
Người có bệnh suy thận: Hành muối chứa rất nhiều muối nên những người có bệnh suy thận không nên ăn. Nếu trót ăn loại thực phẩm này sẽ làm muối đọng lại trong cơ thể gây phù, cao huyết áp cho người bệnh.
Không ăn khi chưa chín: Hành muối thường mất nhiều thời gian để muối. Khi củ hành còn xanh, hàm lượng nitrit rất cao, gây hại cho sức khoẻ và có thể gây ung thư. Do đó, bạn nên ăn hành chua giòn, khi thấy hành còn sống cần tiếp tục chờ đợi.
Ăn hành muối như thế nào để an toàn cho sức khỏe trong ngày Tết?
Để giảm bớt lượng muối bạn có thể bóc bỏ vài lớp vỏ bên ngoài rồi lấy phần dưa trắng bên trong ngâm với nước trước khi ăn.
- Hãy ăn điều độ: Ăn một lượng vừa phải dưa muối được dùng như một món ăn bổ trợ trong bữa ăn, giúp bạn có cảm giác ngon miệng hơn và hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn.
- Chỉ ăn khi dưa đã chua có màu vàng, vị thơm ngon: Không ăn dưa hành muối xổi, dưa bị khú vì những loại này chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư.
- Trước khi ăn nên rửa nhiều lần sẽ giúp giảm độ mặn và độ chua của dưa hành muối. Dưa muối ăn thừa không cho lại vào lọ vì dễ làm hỏng dưa có sẵn trong lọ. Dùng muỗng, đũa sạch để gắp dưa hành, đậy kín lọ và nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
- Nên ăn dưa hành tự muối: Tự muối dưa hành của riêng nhà bạn, có thể giúp bạn điều chỉnh được lượng muối thêm vào và đảm bảo được thực phẩm sạch, không chất phụ gia, không chất bảo quản, dụng cụ muối sạch (lọ thủy tinh, lọ sứ, gốm, lọ inox chuyên dụng)... sẽ bảo vệ các sản phẩm an toàn. Khi dưa hành chua nên bảo quản trong tủ lạnh sẽ giữ nguyên được hương vị.
Tuyệt đối không được ăn dưa hành muối khi thấy dưa có váng mốc hoặc bị mốc đen bởi vì mốc chính là những loại nấm chứa các loại độc tố có thể gây ung thư gan, tổn thương hệ thần kinh, tim, phổi...