Bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh bằng những biện pháp nào?
Những tác dụng tuyệt vời của dầu dừa với sức khỏe và sắc đẹp Quế - Gia vị quen thuộc với nhiều lợi ích cho sức khỏe Sống khỏe mỗi ngày nhờ tác dụng tuyệt vời từ quả khế |
Theo các chuyên gia, mùa đông là thời điểm chúng ta dễ mắc bệnh nhất trong năm bởi những tác động khắc nghiệt như gió rét, trời lạnh, thiếu năng lượng mặt trời. Đặc biệt vào thời điểm đầu mùa, sự sụt giảm đột ngột về nhiệt độ là tác nhân đe dọa trực tiếp đến sức đề kháng, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở người.
Theo nghiên cứu, trong thời tiết se lạnh, những virus gây cảm lạnh ở người sinh trưởng và phát triển tốt hơn, đồng thời cũng dễ lây lan hơn. Trong khi đó, hệ miễn dịch cơ thể trong mùa đông lại có xu hướng sản xuất ít hơn lượng bạch cầu bảo vệ sức khỏe. Đó chính là lý do khiến cơ thể thêm nhạy cảm và dễ nhiễm bệnh.
Cũng theo các bác sĩ, triệu chứng các bệnh mùa đông gây nên bởi virus thường khá giống nhau nên rất khó phân biệt. Những triệu chứng thường bị “mặc định” là cúm gồm ho, sốt, hắt hơi, đau họng, đau cơ, mệt mỏi,... Nguy hiểm hơn, chúng cũng rất dễ gây nhầm tưởng thành bệnh sốt xuất huyết đang hoành hành trong thời gian gần đây.
Biện pháp phòng bệnh mùa lạnh hiệu quả
Để chủ động bảo vệ sức khỏe trong mùa đông lạnh giá, giới chuyên gia khuyến cáo người dân nên lưu ý thực hiện một số biện pháp sau:
- Giữ ấm cơ thể thật tốt trong thời tiết chuyển lạnh, đặc biệt là các vùng cơ thể nhạy cảm như tai, cổ, ngực, tay chân, vùng bụng,... ; với trẻ em cần ủ ấm cẩn thận trước khi cho ra ngoài trời.
- Phòng tránh lây nhiễm chéo nơi công cộng bằng cách thường xuyên đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Tuyệt đối tránh tiếp xúc với những người có dấu hiệu mắc bệnh lây qua đường hô hấp như cúm, thủy đậu, ho gà, sởi, rubella,...
- Rèn luyện thói quen ăn chín, uống sôi. Xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ các nhóm dưỡng chất như tinh bột (cơm, gạo, lúa mì,...), chất đạm (trứng, hạnh nhân, ức gà,...), chất béo lành mạnh (bơ, phô mai, các loại hạt,...), vitamin (khoai lang, cà rốt, ớt chuông, gan động vật,...) và khoáng chất (rau xanh, thịt, trứng,...).
- Vệ sinh cá nhân đảm bảo, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối, khi tiếp xúc với người bệnh cần có dụng cụ bảo hộ.
- Tập thể dục thường xuyên và đều đặn. Khi tập nên bắt đầu từ các động tác nhẹ nhàng, sau đó mới từ từ tăng dần cường độ vận động. Lưu ý không đi chân đất và không nên thể dục ngoài trời vào mùa đông.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo độ ẩm cho da, hỗ trợ tiêu hóa và các cơ quan hoạt động hiệu quả.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo độ ẩm cho da. |
- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để khám sức khỏe định kỳ, tầm soát nguy cơ gây bệnh. Đặc biệt nếu có dấu hiệu nghi ngờ cần đi kiểm tra ngay để kịp thời điều trị.
- Chủ động tiêm vaccine phòng tránh các bệnh dễ mắc mùa lạnh như cúm, sởi, rubella, viêm phổi,...
Lưu ý chế độ ăn uống khi trời lạnh
Những ngày trời lạnh, cần duy trì trạng thái hydrat hóa tốt, uống đủ nước. Để giúp khởi động cả ngày, hãy uống đồ uống nóng (nước, sữa và trà) và thức ăn nóng (ví dụ như súp, cháo, phở). Ăn ít nhất một bữa ăn nóng mỗi ngày. Tránh đồ uống có cồn và cố gắng ăn trái cây và rau quả hàng ngày.
Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe nên ăn khi trời lạnh:
Một trong những điều tốt nhất để tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện tâm trạng là bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Đây là những thực phẩm như trái cây họ cam quýt, cam, xoài, chanh, kiwi, bông cải xanh, ớt chuông và dâu tây.
Những lựa chọn thực phẩm sau đây không chỉ tốt cho sức khỏe mùa đông mà còn có thể cải thiện tâm trạng:
- Rau củ: Các loại rau củ như cà rốt tăng cường beta-carotene hoặc luộc củ cải để cung cấp vitamin C và A.
- Bông cải xanh và súp lơ: Những loại rau họ cải này có thể là biện pháp bảo vệ hàng đầu giúp bạn chống lại bệnh tật mùa đông. Bông cải xanh và súp lơ đều chứa nhiều vitamin C, có liên quan đến việc tăng cường chức năng miễn dịch.
- Thực phẩm giàu vitamin D: Nên bổ sung vào thực đơn trong những tháng mùa đông. Nguồn vitamin D tuyệt vời là nấm hương, cá hồi, lòng đỏ trứng, ngũ cốc tăng cường, sữa và thịt đỏ.
- Cháo bột yến mạch: Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết trong mùa đông. Bột yến mạch có thể được thay đổi bằng cách thêm các loại gia vị ấm như quế, bạch đậu khấu và nhục đậu khấu mà không cần thêm calo, chất béo, đường hoặc muối. Bột yến mạch có nhiều kẽm (quan trọng đối với chức năng miễn dịch thích hợp) và chất xơ hòa tan (có liên quan đến sức khỏe tim mạch).
Súp là món ăn hoàn hảo của mùa đông. |
- Canh, súp: Súp là món ăn hoàn hảo của mùa đông, có thể nấu súp, canh từ nước luộc gà, nước luộc rau, thêm nhiều rau, đậu vào súp để bổ sung thêm protein không béo cũng như nhiều chất xơ cần thiết. Protein và chất xơ đều hạn chế sự thèm ăn bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu, điều này có thể giúp kiểm soát cơn đói và cải thiện tâm trạng.