Giấm chuối, công thức “vàng mười” cho sức khỏe
Nên uống bột sắn dây sống hay chín để có lợi cho sức khỏe? Ăn trái cây "tính nóng" dễ nổi mụn: Thực hư thế nào? Thực phẩm nào nên và không nên ăn khi có vấn đề tuyến giáp? |
Giấm chuối là một loại giấm hoa quả, được tạo nên từ những quả chuối chín. Khác với các loại giấm tinh luyện giấm chuối có mùi hương tự nhiên và vị chua nhẹ không gắt. Đặc biệt còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe con người khi sử dụng.
Vì được hình thành từ quá trình lên men của rượu etylic nên thành phần chính của giấm là axit axetic. Giấm chuối thường được dùng để nêm nếm, ướp thức ăn, làm nước chấm, tăng sự hấp dẫn cho các món ăn. Vị chua sẽ kích thích vị giác, giúp các món ăn dễ tiêu hóa và ngon miệng hơn.
Giấm chuối không chỉ tăng hương vị cho món ăn mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ hay làm đẹp. Ảnh: Lorca |
Tác dụng của giấm chuối
Tác dụng giảm cân: Axit axetic có trong giấm là một hợp chất tuyệt vời có khả năng cải thiện quá trình trao đổi chất. Không chỉ làm sạch dạ dày mà còn làm trì hoãn quá trình tiêu hóa thức ăn, tạo cảm giác no lâu và ăn ít khiến bạn không cần nạp năng lượng vào cơ thể trong nhiều giờ.
Đã có một số nghiên cứu thực nghiệm trên động vật và con người chỉ ra rằng axit trong giấm ngừa sự tích tụ mỡ. Do đó nếu sử dụng 1-2 thìa giấm mỗi ngày sẽ có công dụng giảm cân hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên bạn không lạm dụng quá nhiều, mà bạn cũng nên trang bị cho mình những công thức giảm cân có khoa học.
Cải thiện giấc ngủ: Theo Đông y, ngâm chân trong nước nóng pha giấm chuối hoặc một loại giấm hoa quả nào đó sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm cho cơ thể vừa thư giãn vừa thoải mái hơn.
Vì thế mà mọi người thường bị mất ngủ do căng thẳng, ăn không ngon có thể thực hiện theo công thức hòa 2 lít nước ấm với 100ml giấm chuối, sau đó ngâm chân vào hỗn hợp này trong vòng 30 phút trước khi đi ngủ. Sử dụng giấm chuối nói riêng và giấm hoa quả nói chung để cải thiện giấc ngủ là phương pháp được nhiều người áp dụng.
Tốt cho hệ tim mạch: Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong thành phần dinh dưỡng của loại giấm này có chứa một hàm lượng kali vừa đủ, để cho tim mạch của bạn hoạt động hiệu quả, khỏe mạnh. Ngoài ra trong thành phần giấm chuối cũng có chứa các chất chống oxy hoá, flavonoid khả năng ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Tốt cho mắt: Sử dụng giấm chuối thường xuyên đều đặn với liều lượng vừa đủ cũng là một phương pháp để bảo vệ cho đôi mắt của bạn. Giấm chuối sẽ giúp làm giảm tình trạng mỏi mắt, đau mắt. Với hàm lượng vitamin A, vitamin C cao cùng các chất chống oxy hóa tự nhiên có trong chuối sẽ giúp hỗ trợ bạn có một đôi mắt sáng, ngăn chặn các bệnh thoái hóa điểm vàng hay lão hóa thị lực.
Tốt cho hệ tiêu hóa: Giấm chuối có chứa nhiều axit amin và các enzym nên rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Không chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại thường gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng mà còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh chóng. Vì thế mà sử dụng các món ăn cùng kết hợp với giấm chuối sẽ giúp dễ tiêu hóa, chuyển hóa năng lượng và hỗ trợ dạ dày, tuyến tiêu hóa hoạt động hiệu quả nhờ hàm lượng pectin, chất xơ có sẵn trong chuối.
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Giấm chuối có khả năng phòng chống và ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư hiệu quả. Nếu bạn muốn có một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư, ngoài việc xây dựng cho mình một lối sống khoa học, tập thể dục thường xuyên, bạn cần bổ sung thêm chuối trong bữa ăn của mình hoặc các chế phẩm từ chuối đặc biệt là giấm chuối.
Như vậy với những tác dụng của giấm chuối nêu trên, bạn nên sở hữu ngay 1 hũ trong nhà để giúp tăng cường sức khỏe. Cách làm giấm chuối cũng rất đơn giản, bạn hãy tìm hiểu và sử dụng nó ngay để có được những hiệu quả tích cực với sức khoẻ nhé.
Cách làm giấm chuối đơn giản tại nhà Chuẩn bị nguyên liệu 3 quả chuối tiêu chín ½ chén rượu gạo 30 đến 35 độ 2 muỗng đường 1 lọ thủy tinh, 1 miếng vải xô 1 lít nước sôi để nguội 1 trái dừa Chuối tiêu chín đem bóc vỏ, rồi thái thành miếng dày khoảng 0,5cm. Bình thủy tinh đem rửa sạch và tráng qua nước nóng, dừa chặt ra lấy phần nước. Bỏ đường vào chén con sau đó đổ 1 lít nước sôi để nguội vào dùng muỗng hòa tan đường. Đổ rượu gạo vào bình thủy tinh, tiếp tục chắt phần nước vừa hòa tan vào trong bình, đổ phần nước dừa vào. Cuối cùng bỏ thêm chuối đã thái vào rồi dùng miếng vải xô đậy kín bình để từ 3-5 ngày. Sau thời gian ủ khoảng 5 ngày bạn sẽ mở nắp ra kiểm tra, bạn sẽ thấy bình giấm lên men, có lớp màng mỏng ở bên trên đó là con giấm còn phần nước giấm ở dưới sẽ rất trong. Tiếp tục đậy nắp vải xô lại ủ thêm 1 tuần nữa là nước giấm sẽ vừa chua và bạn đã có giấm để dùng. Bạn mở nắp bình giấm ra dùng muỗng gạt bỏ lớp màng phía trên và múc giấm ra một chiếc chén khác, lấy phần giấm này để nấu ăn. Trường hợp nếu như bạn muốn gây thêm giấm thì bạn múc bớt giấm ra ngoài lưu ý giữ lại phần xác chuối, giữ lại con giấm trong hũ. Sau đó hòa thêm nước giấm với tỷ lệ 1 cốc rượu trắng, 2 muỗng đường, 2 cốc nước hòa tan chúng với nhau rồi đổ thêm vào bình giấm và đậy nắp bằng vải xô lại, chỉ trong 1 tuần là bạn lại có một hũ giấm đầy, thơm ngon. |