Giá tôm sụt giảm, doanh nghiệp tận dụng ưu thế về chế biến sâu

Kể từ cuối năm 2017, cung cầu tôm thế giới có sự chênh lệch đáng kể, do sản lượng tôm ở nhiều nước như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Việt Nam... đều tăng mạnh trong khi lượng tồn kho của các nước nhập khẩu vẫn còn khá nhiều. Điều này đã khiến giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu có xu hướng sụt giảm mạnh.
gia tom sut giam doanh nghiep tan dung uu the ve che bien sau
Chế biến tôm xuất khẩu. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Ngành tôm Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Xuất khẩu tôm bắt đầu suy giảm từ đầu năm 2018 và hiện vẫn còn khó khăn. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đã và đang phải tận dụng ưu thế cạnh tranh về chế biến sâu để duy trì hiệu quả kinh doanh cũng như nâng cao giá trị sản phẩm tôm xuất khẩu trên thị trường.

Lợi thế về chế biến sâu

Theo ông Hồ Quốc Lực - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta, để cạnh tranh với sản phẩm tôm của các nước, doanh nghiệp Việt Nam đang phải tận dụng ưu thế về chế biến, nhằm nâng giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Ngành công nghiệp chế biến tôm Việt Nam đã được hình thành từ nhiều năm nay với nhiều kinh nghiệm, lợi thế. Hiện, Việt Nam có gần 100 nhà máy chế biến tôm với công suất trung bình khoảng 500.000-700.000 tấn/năm và có thể mở rộng quy mô gấp đôi trong thời gian ngắn. Đồng thời, Việt Nam có nhiều nhà máy chế biến quy mô lớn đáp ứng nhu cầu các hệ thống phân phối lớn như Minh Phú, Vĩnh Hoàn, Hùng Vương… với trình độ chế biến hàng tinh chế thuộc ngưỡng cao trên thế giới.

Đề cập về vấn đề này, ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước nhận xét nhờ có ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh nên nhiều khách hàng đã đổ vào mua hàng giá trị gia tăng của Việt Nam, thay vì thực phẩm một số nước đang gặp tai tiếng về vấn đề chất lượng. Mặt khác, sản phẩm tôm chế biến nhập khẩu vào một số thị trường hiện có mức thuế khá cao, trong khi Việt Nam lại đang được hưởng ưu đãi về thuế.

Đặc biệt, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và đang ký kết, nhất là FTA với EU, khi có hiệu lực thì thuế suất của mặt hàng này sẽ càng giảm thấp. Điều này đã góp phần thúc đẩy các đối tác “đổ xô” vào mua tôm giá trị gia tăng của Việt Nam.

Mặc dù tôm Việt Nam chưa có thương hiệu riêng trên thị trường nhưng thông qua các chuỗi liên kết, một số nhà máy chế biến Việt Nam đang là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi phân phối toàn cầu. Việt Nam đã có những nhà máy hầu như không xuất hàng thô mà chỉ làm hàng giá trị gia tăng và họ đang bán với giá rất cao.

Do vậy, tuy doanh số xuất khẩu có sụt giảm theo cung cầu trong những tháng qua, song quan trọng là hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn khá tốt, ông Lĩnh cho hay. Số liệu của VASEP cũng cho thấy tính đến hết tháng 9/2018, tổng xuất khẩu tôm của cả nước đạt trên 2,7 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dù xuất khẩu giảm, song mặt hàng tôm chân trắng vẫn đang giữ mức tăng trưởng nhẹ, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này nhờ vào dòng sản phẩm chế biến mã HS16, tăng trên 10%. Hiện tôm chân trắng vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu các sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam, chiếm trên 68%.

Trong năm 2017, xuất khẩu mặt hàng tôm chân trắng đạt 2,5 tỷ USD, gấp 3 lần tôm sú; trong đó, khoảng 50% tôm chân trắng xuất khẩu là mặt hàng giá trị gia tăng. Không chỉ mang lại giá bán tốt, lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp, rõ ràng hàm lượng gia tăng giá trị từ nguyên liệu, sản phẩm tôm còn đánh dấu khả năng cạnh tranh của sản phẩm ở cấp độ quốc gia.

Đặc biệt, điều này cũng giải quyết được bài toán lợi ích của các bên trong chuỗi cung cấp một cách dễ dàng hơn, làm cơ sở để tiếp tục tái đầu tư, hoàn thiện công nghệ và phát triển mặt hàng mới.

Đầu tư công nghệ cao trong sản xuất

Mặc dù ngành công nghiệp chế biến đang mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp tôm, tuy nhiên do giá nguyên liệu ở Việt Nam đang cao hơn giá thế giới từ 1-2 USD/kg nên phần lợi nhuận này cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Nhiều doanh nghiệp cho rằng nếu Việt Nam có giá thành tôm rẻ như các nước Ấn Độ, Ecuador, Indonesia... thì ngành công nghiệp chế biến tôm sẽ còn phát triển tốt hơn nữa so với thực tế hiện nay.

Câu chuyện giá thành sản xuất tôm ở Việt Nam cao hơn đáng kể so với các nguồn cung khác đã được đề cập nhiều năm nay. Trong những năm gần đây, những tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong ngành nuôi trồng và chế biến tôm đã khiến giá thành tôm ngày càng hạ.

Trong khi đó, do giá con giống, thức ăn chăn nuôi, chi phí lao động... cao nên giá thành sản xuất tôm Việt Nam vẫn đang ở mức cao hơn nhiều so với các nguồn cung khác.

Đây là điểm yếu của ngành đang được các “mắt xích” trong chuỗi giá trị tìm cách khắc phục. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành đang phải “mạnh tay” đầu tư thiết bị, công nghệ mới trong nuôi trồng, chế biến nhằm hạ giá thành.

Đơn cử tại Công ty Thuận Phước, do yêu cầu của sản xuất và chi phí lao động ngày càng cao, công ty buộc phải đầu tư vào công nghệ, đưa một phần robot, máy móc tự động vào trong quá trình chế biến để thay thế lượng lao động thiết hụt. Nhiều phân đoạn trước đây được thực hiện bằng tay thì nay chuyển sang hoàn toàn bằng máy móc tự động.

gia tom sut giam doanh nghiep tan dung uu the ve che bien sau
Chế biến tôm xuất khẩu. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú chia sẻ để giải quyết bài toán thiếu hụt lao động, trong năm 2017, công ty này đã bắt đầu đầu tư thiết bị tự động hóa và robot hóa vào tất cả các khâu chế biến của nhà máy.

Dù chưa thống kê hết song việc ứng dụng các công nghệ này có thể giảm được trên 50% lao động và sản lượng chế biến đã tăng trên 20% so với năm trước đó. Ở khâu nuôi trồng, nhiều doanh nghiệp, trại nuôi cũng đã ứng dụng một số giải pháp công nghệ mới để quản lý ao nuôi.

Điển hình là phần mềm ứng dụng nền tảng điện toán đám mây, thông qua các thiết bị di động, bộ cảm biến và thiết bị cho ăn tự động để ghi lại dữ liệu về kích cỡ con tôm, chất lượng nước, hình thái cho ăn, các điều kiện về sức khỏe và thời tiết vào quản lý các ao nuôi.

Từ đó, người nuôi cắt giảm chi phí nhân công, dễ dàng quản lý dịch bệnh trên tôm, giảm lượng thuốc kháng sinh và hóa chất sử dụng tại ao nuôi. Theo các chuyên gia, cách thức sản xuất giảm giá thành, giảm chi phí trong từng khâu nuôi, chế biến sẽ giúp ngành tôm Việt Nam có lợi thế hơn trong cạnh tranh và vẫn bảo toàn lợi nhuận dù giá bán ra giảm hơn so với trước.

Tuy nhiên, để tạo hiệu ứng sâu rộng, việc giảm giá thành sản xuất cần triển khai đồng bộ hơn, nhất là tại các ao nuôi nhỏ lẻ.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có giải pháp hỗ trợ ngành trong khâu quy hoạch vùng nuôi, đầu tư hạ tầng, có chương trình gia hóa tôm bố mẹ cấp quốc gia, kiểm soát chặt việc buôn bán hóa chất, kháng sinh trên thị trường... để ngành tôm phát triển bền vững hơn trong thời gian tới./.

Tin mới cập nhật

Xuất khẩu thức ăn gia súc 11 tháng năm 2024 đạt 941,93 triệu USD, giảm hơn 15%

Xuất khẩu thức ăn gia súc 11 tháng năm 2024 đạt 941,93 triệu USD, giảm hơn 15%

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thức ăn gia súc đã thu về hơn 941,93 triệu USD, giảm 15,2% so với 11 tháng năm 2023.
Giá tăng cao, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,3 tỷ USD

Giá tăng cao, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,3 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu đạt 242.000 tấn trong lúc giá tăng cao đã giúp Việt Nam thu về gần 1,3 tỷ USD trong năm 2024.
Xuất khẩu cao su vượt mốc 3 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ‘vàng trắng’ Việt Nam

Xuất khẩu cao su vượt mốc 3 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ‘vàng trắng’ Việt Nam

Áp lực từ nguồn cung thế giới thiếu hụt, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2024 thu về hơn 3 tỷ USD.
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Bồ Đào Nha tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Bồ Đào Nha tăng trưởng mạnh

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cá ngừ các loại của Việt Nam sang thị trường Bồ Đào Nha tăng 607,4% về lượng và tăng 438,4% về trị giá.
Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt hơn 102 tỷ USD

Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt hơn 102 tỷ USD

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/12, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 102,25 tỷ USD.
Việt Nam xuất khẩu 8.116 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam xuất khẩu 8.116 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ

11 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 12.299 tấn hoa hồi, tổng kim ngạch đạt 57,6 triệu USD, trong đó Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 8.116 tấn.
Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt hơn 3,1 tỷ USD

Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt hơn 3,1 tỷ USD

Năm 2024, ngành xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt mốc kỷ lục hơn 3,1 tỷ USD, chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trên cả nước.
Xuất khẩu chả cá, bột cá của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đạt gần 270 triệu USD

Xuất khẩu chả cá, bột cá của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đạt gần 270 triệu USD

11 tháng, giá trị xuất khẩu chả cá, bột cá của Việt Nam giảm 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD do có sự cạnh tranh từ Nga với sản phẩm surimi cá nước lạnh.
Trung Quốc giảm nhập, xuất khẩu sắn hạ nhiệt

Trung Quốc giảm nhập, xuất khẩu sắn hạ nhiệt

11 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt 2,32 triệu tấn, trị giá 1,04 tỷ USD, giảm 12,8% về lượng và giảm 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường giảm 2 con số

Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường giảm 2 con số

Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang Pakistan giảm 25% về lượng và 23,9% về trị giá; Trung Quốc giảm 15,3% về lượng và 25,4% về trị giá;... so với tháng trước đó.

Tin khác

Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD

Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD

Tính đến ngày 15/12, xuất khẩu hồ tiêu đạt 242.364 tấn, kim ngạch thu về 1,26 tỷ USD, giảm 5,2% về lượng nhưng tăng 45,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 gần 6 tỷ USD

Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 gần 6 tỷ USD

Ngành Công Thương Bà Rịa – Vũng Tàu kỳ vọng, năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí đạt gần 6 tỷ USD, tăng 5,81% so với năm 2024.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

11 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 349,9% về lượng, tăng 312,6% về kim ngạch nhưng giảm 8,3% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Nhập khẩu ngô các loại trong 11 tháng năm 2024 đạt trên 11,11 triệu tấn, trị giá gần 2,7 tỷ USD tăng 32,9% về lượng, tăng 7% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Với sự tăng trưởng ở các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số, VASEP dự báo xuất khẩu tôm cả năm 2024 sẽ đem về 3,7 - 3,8 tỷ USD.
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024. Giá trị xuất khẩu sản phẩm này giảm 8% so cùng kỳ.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngành thủy sản năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kỷ lục khoảng 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
11 tháng , xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng mạnh 138%

11 tháng , xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng mạnh 138%

11 tháng, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Đức đạt hơn 15.000 tấn, trị giá hơn 85 triệu USD, tăng 76% về lượng và tăng mạnh 138% về trị giá so với cùng kỳ.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Trong phiên giao dịch 25/12, cổ phiếu ngân hàng đang trở thành điểm sáng của thị trường chứng khoán khi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thị trường.
Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp phục hồi để tái cơ cấu danh mục, cân nhắc mua vào ngành thủy sản, bất động sản, ngân hàng.
Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Giá hồ tiêu trong nước thời gian qua giảm mạnh bởi nhiều yếu tố cung cầu và nhu cầu thế giới vô cùng ảm đạm.
Nhận định chứng khoán 27/12: Thị trường xuất hiện nhịp rung lắc nhẹ

Nhận định chứng khoán 27/12: Thị trường xuất hiện nhịp rung lắc nhẹ

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, dao động rung lắc vẫn sẽ là xu hướng chính trong thời gian tới cho đến khi các tín hiệu vĩ mô rõ ràng hơn.
Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Các chuyên gia nhận định, thị trường chứng khoán đang dần hồi phục khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới ngày 23/12 với diễn biến có phần tích cực.
Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?

Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?

Từ ngày 1/1/2025, cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử có thể tra cứu nghĩa vụ thuế qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Giá ca cao lập đỉnh mới ảnh hưởng thế nào đến ngành sản xuất chocolate?

Giá ca cao lập đỉnh mới ảnh hưởng thế nào đến ngành sản xuất chocolate?

Trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông sản giảm giá, ca cao lại bất ngờ tăng mạnh, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới với mức tăng gần 7%.
Công cụ khai thuế mới cho hộ kinh doanh trên nền tảng số

Công cụ khai thuế mới cho hộ kinh doanh trên nền tảng số

Cổng thông tin điện tử dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số vừa được ra mắt.
Chứng khoán tuần 16-20/12: Tuần giao dịch kém tích cực của thị trường

Chứng khoán tuần 16-20/12: Tuần giao dịch kém tích cực của thị trường

Các chuyên gia nhận định, VN-INDEX đã có một tuần kém tích cực khi giao dịch trong sắc đỏ cùng thanh khoản giảm sút.
Phiên bản di động