Gia Lai: Thúc đẩy giao thương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Năm 2023, Gia Lai dành trên 5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Gia Lai: Triển khai một số hoạt động trọng tâm thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Gia Lai: Phát triển thương hiệu cà phê đặc sản

Đây là nguồn vốn của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Nguồn vốn này sẽ góp phần thúc đẩy giao thương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo sự phát triển đồng đều giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Từ đó, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển, nâng cao mặt bằng dân trí, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 tại xã Ia Kênh, TP. Pleiku (Ảnh: V.T)
Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 tại xã Ia Kênh, TP. Pleiku (Ảnh: V.T)

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có 102 chợ (1 chợ hạng I, 13 chợ hạng II, 73 chợ hạng III và 15 chợ tạm); 18 siêu thị (9 siêu thị tổng hợp và 9 siêu thị chuyên doanh); 170 cửa hàng tiện lợi. Hệ thống hạ tầng thương mại cơ bản đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân. Hoạt động thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa chủ yếu tập trung ở các chợ truyền thống. Đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và là nơi phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của một vùng dân cư.

Tuy nhiên, theo Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, hiện đang có sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh. Nhiều huyện đất rộng người thưa, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở hạ tầng thương mại quy mô nhỏ nên hoạt động giao lưu hàng hóa tại các xã vùng sâu, vùng xa chưa sôi động. Ngoài ra, công tác thu hút doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại cho các xã vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn... Vì vậy, nhiều huyện miền núi, cơ sở hạ tầng thương mại, mạng lưới chợ còn nhiều hạn chế.

Đơn cử như huyện Phú Thiện có 10 xã, thị trấn nhưng trên địa bàn chỉ có 1 chợ hạng III và 3 chợ tạm. Bên cạnh đó, các loại hình thương mại khác như cửa hàng tiện lợi, siêu thị cũng chưa có. Vì vậy, đa phần hoạt động mua bán là ở các chợ. Tại đây, hàng nông sản của người dân bày bán nhiều, song vì chưa biết cách quảng bá, sản phẩm không có bao bì, nhãn mác, chưa xây dựng nhãn hiệu nên lợi nhuận từ bán sản phẩm chưa cao.

Để hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại, huyện Phú Thiện đã đăng ký hỗ trợ đầu tư xây dựng mới chợ xã Ia Yeng với tổng kinh phí 3,5 tỷ đồng, quy mô chợ hạng III theo Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đối với 3 chợ tạm xã Ia Peng, Ia Sol, Ayun Hạ hiện có, Phòng Kinh tế - Hạ tầng tham mưu UBND huyện Phú Thiện tiếp tục bố trí các nguồn vốn và huy động nguồn xã hội hóa từ các nhà đầu tư, người dân, các tiểu thương để đầu tư nâng cấp, mở rộng đáp ứng các tiêu chí về chợ theo quy định.

Nhiều sản phẩm nông sản, đặc sản của tỉnh Gia Lai đã vào được siêu thị (Ảnh: T.H)
Nhiều sản phẩm nông sản, đặc sản của tỉnh Gia Lai đã vào được siêu thị (Ảnh: T.H)

Ngoài ra, trên cơ sở định hướng của kế hoạch triển khai Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, ngành Công Thương Gia Lai đang triển khai các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng các mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng, lợi thế của tỉnh như: Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết lập mô hình mua bán, phân phối hàng hóa để kết nối cung cầu, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với quy mô thị trường của từng địa bàn. Phối hợp với UBND các huyện, các sở, ngành liên quan, doanh nghiệp xây dựng các điểm bán hàng OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng. Các sản phẩm trưng bày sẽ là các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng của 9 huyện (Krông Pa, Kbang, Kông Chro, Chư Prông, Đak Đoa, Đức Cơ, Mang Yang, Chư Sê và Ia Grai) có thế mạnh về xuất khẩu.

Bên cạnh đó, tăng cường kết nối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thông qua các hoạt động kết nối cung cầu sản phẩm vùng miền, chương trình kết nối giao thương giữa Gia Lai với các tỉnh, thành trên cả nước. Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, địa phương đưa sản phẩm đặc sản, đặc trưng tham gia các chuỗi cung ứng thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử lớn nhằm tăng khả năng tiếp cận các thị trường trong và ngoài nước. Hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển hệ thống cung ứng các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập. Hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản của địa phương vào tiêu thụ tại các siêu thị…

Nhờ đa dạng hóa các chương trình, dự án, một số loại hình hạ tầng thương mại đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân. Qua đó, góp phần tiêu thụ nông sản, hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nơi đây.

Gia Lai là tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía bắc Tây Nguyên có 44 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 46,23% dân số toàn tỉnh. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong năm 2023, tỉnh Gia Lai tiếp tục được phân bổ hơn 1.000 tỷ đồng. Đây là nguồn lực lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở địa phương.

Hương Giang

Tin mới cập nhật

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin khác

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
An Giang: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang xác định, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao đời sống của bà con.
Sơn La: Khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế vùng đồng bào dân tộc

Sơn La: Khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế vùng đồng bào dân tộc

Là tỉnh miền núi, Sơn La đang nỗ lực khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế của các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay  9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 9/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 9/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 12/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 12/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 8/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 8/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ, dầu trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ, dầu trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024, giá dầu thế giới tăng nhẹ sau khi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm, với dầu WTI tăng 0,22%, dầu Brent tăng 0,51%
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 7/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 7/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  11/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 102.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 11/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 102.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 11/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 11/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều giảm trước tín hiệu về nguồn cung của FED

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều giảm trước tín hiệu về nguồn cung của FED

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024, giá dầu thế giới đảo chiều giảm nhẹ khi bớt lo ngại về nguồn cung, theo đó, dầu WTI giảm 0,13%, dầu Brent giảm 0,35%.
Giá tiêu hôm nay 10/5/2024: Đồng loạt giảm mạnh 2.000 đồng/kg, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu tụt xuống 102.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 10/5/2024: Đồng loạt giảm mạnh 2.000 đồng/kg, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu tụt xuống 102.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 10/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 10/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 10/5/2024: Dầu thế giới tăng lên mức cao nhất tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 10/5/2024: Dầu thế giới tăng lên mức cao nhất tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 10/5/2024, giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong một tuần với dầu WTI ở mốc 79,57 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 84,14 USD/thùng.
Từ vụ hai cô gái trẻ lộ clip nhạy cảm: Làm gì khi bị phát tán clip ''nóng'' trên mạng xã hội?

Từ vụ hai cô gái trẻ lộ clip nhạy cảm: Làm gì khi bị phát tán clip ''nóng'' trên mạng xã hội?

Luật sư và chuyên gia tâm lý đưa ra không ít lời khuyên bổ ích dành cho nhiều người xoay quanh câu chuyện lộ clip hay ảnh "nóng" đang rầm rộ gần đây.
Phiên bản di động