Gia Lai: Nhân rộng vùng chuyên canh mía quy mô lớn
Gia Lai: Hướng đi mới cho thổ cẩm truyền thống Bahnar Gia Lai: Bảo tồn di sản thuyền độc mộc và không gian văn hóa cồng chiêng của người Gia Rai |
Gia Lai là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về sản xuất mía đường nhờ vùng nguyên liệu mía rộng lớn. Việc xây dựng cánh đồng mía mẫu lớn đã được tỉnh triển khai 4 - 5 năm qua. Trong đó, huyện Đak Pơ đã xây dựng đề án nhân rộng mô hình cánh đồng mía mẫu lớn tại các xã Tân An, Phú An, Hà Tam.
![]() |
Đồng bào dân tộc thu hoạch mía (Ảnh: Ngọc Minh) |
Thực hiện đề án trên, huyện đã vận động nhân dân dồn điền, đổi thửa gắn với cơ chế hỗ trợ cụ thể. Theo đó, huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/ha mía thu hoạch vụ 1; hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đối với diện tích mía đã thu hoạch vụ 2 khi dồn điền, đổi thửa để xây dựng cánh đồng mía mẫu lớn. Đồng thời, yêu cầu người dân viết cam kết không được rút khỏi quy trình xây dựng cánh đồng mía mẫu lớn vì chu kỳ cây mía dài, nếu 1 người rút lui sẽ phá vỡ quy trình thực hiện mô hình cánh đồng mía mẫu lớn.
Tác nhân lợi nhuận tăng là trồng mía cánh đồng mẫu lớn được Nhà máy Đường An Khê cho vay 100% vốn đầu tư giống, phân bón, đến vụ thu hoạch mới thu hồi lại vốn; cho không bã bùn với định suất 6-7 khối/1.000 m2. Đặc biệt, tham gia cánh đồng mía mẫu lớn được áp dụng cơ giới hóa từ khâu trồng, chăm sóc nên giảm 1/2 chi phí nhân công trồng mía; được hỗ trợ cước vận chuyển; không phải lo phiếu đốn vì nhà máy thu mía dứt điểm từng cánh đồng.
Để khởi động lộ trình này, Nhà máy Đường An Khê đã trang bị máy móc nhằm cơ giới hóa khâu trồng - chăm sóc - thu hoạch mía; thử nghiệm, chuyển giao giống mía mới năng suất cao; vận động nhân dân dồn điền, đổi thửa hình thành cánh đồng mía mẫu lớn gắn với chính sách ưu đãi. Cụ thể, ưu tiên thu mua dứt điểm sản lượng mía; tạm ứng trước nguồn vốn, cho không bã bùn để bà con chủ động đầu tư cho cây mía; mở rộng diện tích trồng mía bằng cơ giới để giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận cho nông dân...
Đúc kết hiệu quả thực tế từ các cánh đồng mía mẫu lớn cho thấy, năng suất bình quân của ruộng mía cánh đồng mẫu lớn đạt 110 tấn/ha, tốc độ tăng năng suất cao hơn 40%; chi phí sản xuất giảm trên 30% so với sản xuất đại trà.
![]() |
Thu hoạch mía bằng máy cắt hiện đại tại cánh đồng mía xã Pờ Tó, huyện Ia Pa (Ảnh: T.H) |
Không chỉ Đak Pơ, huyện Krông Pa cũng đã hình thành vùng chuyên canh mía quy mô lớn, thâm canh cao, năng suất có nơi lên tới 140 tấn/ha, cao gấp đôi các địa phương khác. Cách đây 5 - 6 năm, xã Ia Mlah, huyện Krông Pa đã tiên phong triển khai thí điểm mô hình cánh đồng mía lớn. Thế mạnh của xã là có diện tích đất sản xuất lớn và được hưởng lợi từ công trình thủy lợi Ia Mlah nên nguồn nước luôn được đảm bảo. Nhờ đó, việc áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, xuống giống, chăm sóc cho đến khi thu hoạch rất thuận lợi, năng suất vượt trội so với phương thức sản xuất trước đây. Được doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư cây giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm khi thu hoạch, hiện người dân xã Ia Mlah đã mở rộng diện tích trồng mía.
Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn huyện Krông Pa có trên 2.000 ha mía. Dự kiến, hàng năm diện tích trồng mía sẽ tiếp tục tăng từ 500 - 1.000 ha. Cây mía cho năng suất, thu nhập cao hơn nhiều so với trồng khoai mì, từ đó, đời sống của người dân được cải thiện. Tuy nhiên, để phát triển cây mía bền vững, rất cần sự chung tay của các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ đầu tư, định hướng thị trường, phát triển vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị. Về phía địa phương sẽ hỗ trợ người dân về nguồn nước tưới và phát triển hạ tầng giao thông để thuận lợi trong thu hoạch, vận chuyển.
Để chuẩn bị cho niên vụ ép năm 2023 - 2024, Nhà máy Đường An Khê đã ban hành chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và thu hoạch mía bằng máy liên hợp như những năm trước đây. Nhà máy sẽ đầu tư diện tích mía trồng tơ 3 giống mới với đơn giá đầu tư từ 6 - 12 triệu đồng/ha. Về phân bón, nhà máy sẽ đầu tư cả diện tích trồng tơ và mía lưu gốc từ 800 - 1.000 kg/ha. Về đầu tư làm đất, trồng, chăm sóc mía, đối với diện tích người dân tự làm đất, nhà máy sẽ đầu tư 2 triệu đồng/ha.
Riêng những diện tích mía được hưởng các chính sách khuyến khích cánh đồng lớn được áp dụng cơ giới hóa của nhà máy, người trồng mía phải đảm bảo các điều kiện sau: Diện tích mỗi điểm sản xuất phải trên 5 ha và diện tích mỗi thửa phải trên 2 ha; ruộng mía phải tập trung, liền thửa, không có đá, gốc cây, tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 7%.
Bên cạnh đó, hộ trồng mía trong cánh đồng lớn phải thực hiện đầy đủ quy trình canh tác cơ giới hóa của Nhà máy Đường An Khê trong sản xuất từ khâu cày đến trồng và chăm sóc; phải thực hiện ít nhất 1 lần chăm sóc, bón phân bằng máy cơ giới của nhà máy. Trường hợp ruộng mía không đạt được các điều kiện nêu trên thì không được hưởng các chính sách khuyến khích cánh đồng lớn.
Trên cánh đồng lớn, điểm sản xuất có diện tích từ 5 - 10 ha sẽ được Nhà máy Đường An Khê giảm 10% chi phí cơ giới theo đơn giá thi công; điểm sản xuất có diện tích từ 10 - 15 ha sẽ được giảm 15%; diện tích trên 15 ha sẽ được giảm 20% chi phí theo đơn giá thi công.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm đã mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho các loại cây trồng, góp phần đảm bảo đời sống cho đồng bào dân tộc. Thông qua mô hình làm cánh đồng mía mẫu lớn, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai từng bước chuyển mình trong tư duy sản xuất; qua đó, nâng cao dân trí, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế địa phương. |
Tin mới cập nhật

Mường Khương phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Tỏi Lý Sơn: Lần đầu tiên có mô hình liên kết bao tiêu dài hạn

Bắc Giang: Triển khai nhiều chương trình tập huấn hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc

Quảng Ngãi: Tiềm năng phát triển vùng chuyên canh cây dược liệu

Bình Định: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào tiêu thụ sản phẩm

Thái Nguyên: Phát triển thương hiệu “Gà đồi Phú Bình”

Quảng Ngãi triển khai 43 công trình phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Vị ngọt đường thốt nốt An Giang

Khẩn trương khắc phục khó khăn, vướng mắc của Dự án 3

Lai Châu: Mở rộng diện tích trồng chanh leo tại các huyện vùng cao
Tin khác

Quảng Nam: Khởi sắc ở huyện miền núi Nam Giang

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc

Gia Lai: Thúc đẩy giao thương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nghệ An: Bảo tồn giống lúa nếp bản địa của đồng bào dân tộc Thái

Điện Biên: Hỗ trợ huyện vùng cao phát triển các dự án sản xuất cộng đồng

Vĩnh Phúc: Tập trung phát triển thương mại, dịch vụ miền núi

Khoai sọ nương Trạm Tấu: Từ đặc sản của đồng bào vùng cao thành sản phẩm hàng hóa

Nghệ An: Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Lào Cai: Tăng tốc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Tuyên Quang: Các huyện miền núi phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết
Đọc nhiều

Phản ánh mua hàng chưa đảm bảo chất lượng: EVN Hải Dương và cơ quan chức năng nói gì?

Thất vọng sau đêm diễn của sao Việt

Ăn gạo lứt: Điều gì nên và không nên?

Tài xế sử dụng ma tuý, rượu bia khi tham gia thông: SOS!

Giá xăng dầu hôm nay ngày 29/11/2023: Giá dầu thế giới tăng vọt

Nhịp cầu Công Thương ngày 5/12: Phản ánh liên quan đến Viện Thẩm mỹ Ella Academy, Đại học Mỏ - Địa chất

Hoa đu đủ đực ngâm mật ong: Lợi ích, cách dùng và lưu ý

Giá xăng dầu hôm nay ngày 30/11/2023: Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 1/12/2023: Dầu giảm giá
