FPT lãi hơn 25 tỷ đồng mỗi ngày, cổ phiếu tăng 45% so với đầu năm
10 tháng đầu năm, FPT mang về hơn 40.000 tỷ đồng doanh thu Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 13/12: DGC, FPT và TNH Sau thương vụ M&A, FPT lập doanh nghiệp phần mềm ô tô tại Mỹ |
Theo thông tin từ Công ty Cổ phần FPT (HOSE: FPT), sau 11 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp ghi nhận tổng cộng doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 47.200 tỷ đồng và 8.545 tỷ đồng, tăng 20% và 19% so với cùng kỳ năm trước. Tính ra, mỗi ngày tập đoàn công nghệ này có lãi 25,5 tỷ đồng.
Trong đó, lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ và EPS lần lượt đạt 6.027 tỷ đồng và 4.757 đồng/cổ phiếu, tăng khoảng 19% cùng kỳ.
![]() |
FPT là một trong những mã cổ phiếu được lòng giới phân tích. Trong báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng 2 trụ cột chính: công nghệ thông tin - giáo dục của FPT sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận cho toàn tập đoàn, với tốc độ phát triển nhanh, biên lãi ròng cao |
Như vậy, so với kế hoạch đã đề ra, FPT đã hoàn thành 90% kế hoạch doanh thu và 94,4% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2023. Ước tính riêng trong tháng 11/2023, FPT ghi nhận doanh thu đạt hơn 4.700 đồng và lợi nhuận trước thuế gần 860 tỷ đồng.
Về cơ cấu hoạt động của FPT, trong 11 tháng đầu năm qua, khối công nghệ (bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 59% doanh thu và 46% lợi nhuận trước thuế toàn tập đoàn.
c![]() |
Cả doanh thu lẫn lợi nhuận sau 11 tháng đầu năm của FPT đều tăng trưởng tốt |
Cụ thể, doanh thu đạt 27.980 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 3.956 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 23% và 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin tại nước ngoài đạt 22.075 tỷ đồng, lãi trước thuế 3.655 tỷ đồng, đồng loạt tăng khoảng 29% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường Nhật Bản dẫn đầu sức tăng với 46%, cùng với đó là APAC với đà tăng 30,2%. Theo FPT, thị trường Nhật Bản chứng kiến mức tăng trưởng doanh thu theo đồng Yên đạt 54%, thúc đẩy bởi nhu cầu chi tiêu cho công nghệ thông tin lớn tại thị trường này, đặc biệt là chi tiêu cho chuyển đổi số.
FPT cũng ghi nhận nhiều đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài với doanh thu đạt mức 24.836 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng gần 21%
Tiếp nối, mảng dịch vụ công nghệ thông tin trong nước ghi nhận doanh thu 5.905 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 5,5%. FPT tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với khối chính phủ, bộ ban ngành và các doanh nghiệp nước ngoài để duy trì mức tăng trưởng.
![]() |
Mảng công nghệ thông tin vẫn giữ vai trò chủ đạo, đóng góp 59% doanh thu cho toàn tập đoàn |
Khối dịch vụ viễn thông của FPT ghi nhận doanh thu 11 tháng đạt 14.379 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế tăng gần 11% lên 2.854 tỷ đồng.
Về khối giáo dục, đầu tư, khác, doanh thu 11 tháng đầu năm đạt 4.842 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi trước thuế đạt 1.735 tỷ đồng, tăng trưởng 31%.
FPT là một trong những mã cổ phiếu được lòng giới phân tích. Trong báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng 2 trụ cột chính: công nghệ thông tin - giáo dục của FPT sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận cho toàn tập đoàn, với tốc độ phát triển nhanh, biên lãi ròng cao.
Cụ thể, số lượng sinh viên hệ chính quy của FPT đã đạt 100.000 sinh viên, tăng gấp 5 lần chỉ sau 5 năm. FPT đã tăng cường đầu tư vào việc xây dựng và mở rộng các cơ sở giáo dục, lợi nhuận trước thuế mảng giáo dục sẽ tăng với tốc độ CAGR 45,6% trong 5 năm tới, chiếm 42% tổng doanh thu vào năm 2027.
Ngoài ra, lợi thế về chi phí của FPT là điểm nhấn chính. Thống kê cho thấy, giá vốn hàng bán (COGS) trên mỗi nhân viên của FPT là 25.000 USD, thấp hơn đáng kể so với mức trung vị ngành là 32.000 USD.
Tỷ lệ doanh thu và COGS trên mỗi nhân viên tương đối thấp của công ty chứng tỏ đây là nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin có chi phí thấp hơn so với mặt bằng chung.
![]() |
Tốc độ tăng của cổ phiếu FPT cao vượt trội so với chỉ số VN-Index |
Trên thị trường, cổ phiếu FPT đang giao dịch trong vùng 96.000 đồng/cp, cao hơn 45% so với hồi đầu năm. Trong khi đó, chỉ số VN-Index cùng khung thời gian tăng khoảng 9,4% từ 1.007 điểm lên 1.102 điểm, thấp hơn đáng kể so với FPT.
Chưa dừng lại ở đó, Chứng khoán Yuanta Việt Nam tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư có thể mua FPT với giá mục tiêu là 120.740 đồng/cổ phiếu thông qua kết hợp mô hình định giá FCFF (50%) và so sánh P/E (50%), tương ứng tỷ suất sinh lợi kỳ vọng 25%.
Tin mới cập nhật

SSI Research: Doanh nghiệp tư nhân bứt phá, dẫn sóng thị trường chứng khoán

Hơn 194.023 tài khoản chứng khoán mới, cao nhất trong 8 tháng

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc cấp phép sàn Forex?

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng
Tin khác

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
