Chiến lược đột phá giúp du lịch Ninh Bình tăng trưởng mạnh
10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 4: Sứ mệnh mới Du lịch Ninh Bình hút khách trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ninh Bình đón hơn 700 nghìn lượt khách du lịch dịp Tết |
Chiến lược đột phá
Trong khoảng thời gian 2020-2025, trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là đại dịch Covid-19 kéo dài gần 2 năm, xung đột, ở nhiều nơi trên thế giới và sự sụt giảm kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng.
Tuy nhiên, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực đầu tư, kinh doanh phát triển du lịch của các nhà đầu tư, đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt sự đồng hành, ủng hộ tích cực của nhân dân trong tỉnh, ngành du lịch Ninh Bình đã vượt qua những khó khăn và có bước phát triển vượt bậc trong nhiệm kỳ qua.
![]() |
Tam Cốc với vẻ đẹp tuyệt sắc luôn là điểm đến hàng đầu khi du khách đến du lịch Ninh Bình. Ảnh: Sở Du lịch Ninh Bình |
Các giá trị di sản văn hóa lịch sử độc đáo, riêng có được bảo tồn tốt, tiềm năng và lợi thế nổi trội về du lịch văn hóa lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh đã được nghiên cứu, nhận diện, phát huy hiệu quả tạo nền tảng để du lịch Ninh Bình dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình chia sẻ: Một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong giai đoạn 2020 – 2025 của ngành du lịch Ninh Bình là ảnh hưởng dịch Covid-19.
“Đại dịch này đã làm tê liệt gần như toàn bộ ngành du lịch; nhiều doanh nghiệp, cơ sở gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết các cơ sở dịch vụ du lịch phải đóng cửa, dừng hoạt động thậm chí đã bị phá sản, phải chuyển hướng kinh doanh. Thế nhưng với nỗ lực của địa phương, tỉnh Ninh Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đột phá để phục hồi, phát triển du lịch sau đại dịch Covid-19. Trong đó, Ninh Bình đã xác định phương án mở cửa đón khách du lịch ngay từ giữa tháng 02/2022 và Ninh Bình trở thành địa phương đầu tiên cả nước mở cửa đón khách du lịch”, ông Mạnh cho biết.
![]() |
Vẻ đẹp như trong tranh tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Ảnh: Sở Du lịch Ninh Bình |
Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình chia sẻ thêm: Sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch Ninh Bình luôn quan tâm sát sao đến việc chỉ đạo triển khai xây dựng và làm mới lại sản phẩm du lịch, xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh; xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp và sự thân thiện, hiếu khách của người dân địa phương.
Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Bình cũng trú trọng trong đổi mới công tác nghiên cứu phát triển thị trường, xúc tiến, quảng bá du lịch; kịp thời xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, các giá trị di tích lịch sử văn hóa và tri thức bản địa.
Nhờ đó, ngành du lịch đã có sự phục hồi mạnh mẽ, bứt phá cả về số lượt khách và doanh thu du lịch, đóng góp không nhỏ trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh, tạo được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng khối dịch vụ, đồng thời tạo động lực thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác phát triển.
Mặt khác, du lịch phát triển đã góp phần chuyển đổi nhận thức các cấp, các ngành, nhân dân về lợi ích phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, môi trường và các giá trị di sản văn hóa lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đưa Ninh Bình trở thành điểm đến du lịch không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch của vùng và cả nước.
Bên cạnh đó, xác định phát triển hạ tầng du lịch là một trong những khâu đột phá chiến lược, do đó tỉnh Ninh Bình đã huy động, tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho các công trình dự án du lịch trọng điểm để dẫn hướng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vụ khách du lịch.
Đặc biệt, tỉnh Ninh Bình đã triển khai các giải pháp để xây dựng và khẳng định thương hiệu, hình ảnh du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch thế giới.
![]() |
Du lịch kết hợp tâm linh là một định hướng mới, đúng đắn của Ninh Bình. Ảnh: Sở Du lịch Ninh Bình |
Với những chiến lược mang tính đột phá của tỉnh Ninh Bình, ngành du lịch địa phương này đã mang về những thành quả đáng ghi nhận. Các chỉ tiêu về khách du lịch, doanh thu, nộp ngân sách tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể như số lượng khách du lịch đến các điểm tham quan tăng nhanh, bình quân mỗi năm đạt 5,8 triệu lượt khách, tăng 28,2%/năm; riêng năm 2024 đón 8,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 8,9 nghìn tỷ đồng.
Doanh thu từ hoạt động du lịch cũng tăng trưởng cao, trong giai đoạn 2020-2025, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 29.598 tỷ đồng, bình quân mỗi năm đạt 5.919,6 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 44,6%/năm. Kế hoạch năm 2025, Ninh Bình phấn đấu đạt trên 9,1 triệu lượt khách, gấp 3,5 lần năm 2020; doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 10.000 tỷ đồng, gấp 6,3 lần năm 2020, vượt mục tiêu đề ra.
Khai thác hiệu quả, bền vững các giá trị di sản
Bước sang giai đoạn 2026-2030, ngành du lịch nói chung sẽ phải đối phó với rất nhiều khó khăn, thử thách. Đặc biệt tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đến ngành du lịch sẽ mạnh mẽ hơn, xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong du lịch; cạnh tranh ngày càng cao giữa các điểm đến địa phương trong phạm vi vùng, phạm vi quốc gia và khu vực để thu hút khách du lịch.
Nắm bắt được vấn đề trên, tỉnh Ninh Bình đã đưa ra nhiều giải pháp, chiến lược để khai thác hiệu quả, bền vững các giá trị di sản, văn hóa truyền thống, tri thức bản địa của vùng đất cố đô Hoa Lư để tạo nên các sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng, đẳng cấp, khác biệt, mang chiều sâu văn hóa, giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh chiến lược phát triển du lịch từ chiều rộng, sang chiều sâu, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp trong hoạt động dịch vụ du lịch.
![]() |
Ninh Bình xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp và sự thân thiện, hiếu khách. Ảnh: Sở Du lịch Ninh Bình |
Ninh Bình phấn đấu giai đoạn 2026-2030 sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu Việt Nam và khu vực. Du lịch từng bước là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho sự phát triển của các ngành liên quan; tạo bước đột phá toàn diện cả về phạm vi, quy mô và chất lượng dịch vụ.
Phấn đấu đến năm 2030, tổng lượng khách tham quan, du lịch Ninh Bình ước đạt 12 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 2,5-3 triệu lượt. Tổng thu du lịch ước đạt trên 18.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 43.000 lao động.
Ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cho biết, để hoàn thành thắng lợi mục tiêu trên, đơn vị sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch, đảm bảo an toàn, văn hóa, văn minh du lịch; quản lý, khai thác hiệu quả cảnh quan, tài nguyên du lịch để phát triển du lịch.
Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ để huy động nguồn lực tối đa cho phát triển du lịch, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng dân cư phát triển du lịch.
![]() |
Vẻ đẹp tuyệt sắc tại Tam Cốc - Bích Động. Ảnh: Sở Du lịch Ninh Bình |
Đồng thời huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí, phố đi bộ, chợ đêm tại các địa bàn du lịch trọng điểm.
Phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch: du lịch văn hóa, tâm linh, thể thao, nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, du lịch nông nghiệp, du lịch có trách nhiệm và các sản phẩm du lịch về đêm.
“Một trong những định hướng trọng tâm của ngành du lịch Ninh Bình là đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Bình “Tuyệt sắc miền cố đô”, là điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách. Chú trọng xây dựng hình ảnh thương hiệu điểm đến du lịch bằng chính chất lượng, tính chuyên nghiệp và sự thân thiện, hiếu khách của người dân địa phương. Qua đó sẽ đưa thương hiệu du lịch Ninh Bình nằm trong top 10 điểm đến hấp dẫn và điểm đến không thể bỏ qua của quốc gia”, ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình nhấn mạnh.
Thông qua những chiến lược đột phá và định hướng phát triển bền vững, du lịch Ninh Bình đã và đang khẳng định vị thế là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Việc tận dụng hiệu quả giá trị di sản, đổi mới sáng tạo trong sản phẩm du lịch, cùng với xúc tiến đầu tư, cải thiện hạ tầng và chuyển đổi số sẽ giúp Ninh Bình không chỉ phục hồi sau những khó khăn mà còn vươn tầm trở thành điểm đến hàng đầu của du lịch Việt Nam và khu vực. Với mục tiêu đến năm 2030 thu hút 12 triệu lượt khách, ngành du lịch Ninh Bình hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển bền vững, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và khẳng định thương hiệu du lịch “Tuyệt sắc miền cố đô” trên bản đồ du lịch thế giới. |
Tin mới cập nhật

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn
Tin khác

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Thủ tướng: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Lần đầu tiên đào tạo trợ lý an ninh phi truyền thống

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh

Hiệu quả từ các nhà máy thủy điện miền núi Thanh Hóa

Năm 2030 sản lượng chè hữu cơ Việt Nam ước đạt 70.000 tấn
Đọc nhiều

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
