Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử đứng trước cơ hội “vàng”

Nhiều tập đoàn công nghệ lớn chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam, điều này mở ra cơ hội “vàng” cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Kỳ vọng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội sẽ "nắm tay" cùng vươn xa Lối ra cho công nghiệp hỗ trợ ôtô Công nghiệp hỗ trợ - đón “làn sóng” chuyển dịch đầu tư mới

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt

Chia sẻ tại một sự kiện liên quan đến chuỗi cung ứng mới đây, TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: Trong xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam trở thành một trong những điểm đến sản xuất của nhiều tập đoàn toàn cầu, việc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất là cần thiết với doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử đứng trước cơ hội “vàng”
Nhiều tập đoàn công nghệ lớn quan tâm và đang chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam (Ảnh: NH)

Cũng theo TS. Nguyễn Quốc Việt, từ cuối năm 2023 đến nay, nhiều tập đoàn công nghệ lớn quan tâm và đang chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Những tháng đầu năm 2024, Việt Nam đứng thứ 2 ở khu vực về thu hút đầu tư, điều này không chỉ khẳng định môi trường kinh doanh có nhiều điểm tương đối hấp dẫn mà Việt Nam được lựa chọn trở thành địa chỉ mới trong chiến lược đa dạng hoá chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của các quốc gia, các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

“Bên cạnh đó, một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn tuy chưa đầu tư trực tiếp nhưng đã hướng đến khu vực sản xuất của Việt Nam để đặt hàng cung ứng nguyên liệu, thiết bị đầu vào cho sản xuất, bao gồm các doanh nghiệp công nghệ cao có uy tín toàn cầu như Apple, Amazon...” – TS. Nguyễn Quốc Việt thông tin.

Cũng chia sẻ về những cơ hội để Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Hà Gia Kế - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây (thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam) cho biết: Việt Nam đã thu hút được các tập đoàn điện tử nằm trong Top 500 của thế giới đến đầu tư, những tập đoàn trong Top 500 này rất cần những sản phẩm linh, phụ kiện để đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm điện tử. Và các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư sang Việt Nam để tìm cơ hội đáp ứng yêu cầu này, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam.

Còn theo bà Đỗ Thị Thuý Hương – Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA): Việt nam đã thành công trong thu hút FDI và hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu bởi 4 yếu tố, bao gồm: Khung pháp lý và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển ngành công nghiệp điện tử; nguồn lao động và tiền lương; tác động của các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới; xu hướng mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động của dịch Covid-19.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử đứng trước cơ hội “vàng”
Để tham gia được vào chuỗi cung ứng của những tập đoàn lớn, doanh nghiệp phải yêu cầu về thời gian giao hàng, về công nghệ... (Ảnh: KL)

Chính sách hỗ trợ cần “ra tấm, ra món”

TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng, việc tham gia vào chuỗi cung ứng là cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng, mở rộng và phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu và khai thác tốt hơn lợi thế từ các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. Hợp tác liên kết trong chuỗi cung ứng theo hướng nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ tiên tiến góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng hiệu quả, mở rộng thị trường xuất khẩu và khai thác tốt lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Mặc dù có nhiều cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng các chuyên gia kinh tế cũng thẳng thắn cho rằng, trong “cuộc đua” này, doanh nghiệp FDI có nhiều ưu thế hơn. Bởi so với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nội hạn chế về nhiều yếu tố như vốn, kinh nghiệm và cả mối quan hệ với những tập đoàn toàn cầu. Trong khi đó, để tham gia được vào chuỗi cung ứng của những tập đoàn lớn, yêu cầu về thời gian giao hàng, về công nghệ...

Liên quan đến vấn đề này, TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng, dù có nhiều cơ hội, nhưng doanh nghiệp còn gặp không ít thách thức. Chúng ta có lợi thế về nguồn nhân lực nhưng chủ yếu bị hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chưa kể, cơ sở vật chất của các doanh nghiệp nội địa cần được nâng cấp để đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn điện tử toàn cầu, bao gồm nhà xưởng, kho hàng, thiết bị máy móc, công nghệ cao và phương tiện vận chuyển. Một số doanh nghiệp nội địa gặp khó khăn với các tiêu chuẩn về xử lý chất thải môi trường, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô nhỏ không thể đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải hiện đại.

Theo đó, để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, theo TS. Nguyễn Quốc Việt: Việt Nam cần đổi mới để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi hiệu quả hơn; nguồn lực cần đủ “ra tấm ra món” để doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghiệp, đáp ứng các điều kiện của nhà sản xuất lớn thì mới có thể tham gia chuỗi cung ứng…

Bà Đỗ Thị Thuý Hương cũng đưa ra một số lưu ý cho doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam để có thể bứt phá trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, cần bắt kịp xu thế chuyển đổi số; chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn từ đòi hỏi của người tiêu dùng và cam kết quốc tế cũng như những chính sách của nhiều nước phát triển về chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, ESG, dịch chuyển chuỗi cung ứng. Cùng với đó, doanh nghiệp cần vượt khó bằng cách cắt giảm chi phí; chuyển đổi mô hình kinh doanh; chuyển đổi sản phẩm; linh hoạt với thị trường, đối tác; đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp và tận dụng mọi chính sách hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức hiệp hội, ngành hành.

Nguyễn Hòa

Tin mới cập nhật

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Năm 2024, tăng trưởng GRDP của Bắc Ninh ước đạt 6,03%. Cùng với khu vực dịch vụ, lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao, ước đạt đạt 6,2%.
Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, bài toán nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt không bị lép vế trong chuỗi cung ứng mới ngay tại "sân nhà” và trên thị trường toàn cầu thì vẫn còn nhiều việc phải làm.
Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp cuối năm, nhu cầu việc làm tại các tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu lại tăng cao.
Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Ngành da giày đặt mục tiêu phát triển tỷ lệ cung cấp trong nước nguyên vật liệu và phụ liệu đạt từ 75 - 80%.
Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử cần xác định sản phẩm cốt lõi có sức đột phá để phát triển.
Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hóa có định hướng ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.
Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Những năm gần đây, với các chính sách thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, Ninh Bình đang là điểm đến hấp dẫn cho các dự án công nghiệp hỗ trợ.
Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Đến năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng...
Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi mục tiêu phát triển trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Tin khác

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Ngành cơ khí được đánh giá là ngành công nghiệp then chốt, tuy nhiên cần thêm nguồn lực để gia tăng thị phần và tham gia vào chuỗi cung ứng cho sản phẩm cơ khí.
Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Tỉnh Lâm Đồng xác định 8 mục tiêu tái cơ cấu ngành công nghiệp với tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 7,5-9%/năm.
Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Theo số liệu báo cáo được Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng năm 2024 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội.
Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Đổi mới hoàn toàn hay giữ lại phần nào nét truyền thống để tạo sự khác biệt là vấn đề cần cân nhắc trong cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vàng để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Sản xuất và tiêu dùng mang tính phát triển bền vững là tiêu chí được TP. Hà Nội tập trung định hướng chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP.
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024 sẽ giúp quảng bá sản phẩm tới đông đảo khách tiêu dùng Thủ đô.
Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Chuyển đổi điện hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần chú trọng lộ trình phát triển các dòng xe ô tô điện hóa phù hợp với lộ trình chuyển đổi năng lượng.
Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh xây dựng đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm liên kết ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Bộ Tài chính đã đề xuất quy định mới về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với những cá nhân và tổ chức còn nợ thuế.
Phiên bản di động