Điều gì xảy ra cho cơ thể khi ăn gạo lứt thường xuyên?
Ăn gạo lứt: Điều gì nên và không nên? Ăn gạo lứt có giảm cân không? Thực hư tác dụng thần kỳ của gạo lứt nảy mầm? |
Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt
Gạo lứt là loại ngũ cốc nguyên hạt. Thành phần ban đầu của gạo lứt bao gồm: cám, mầm và nội nhũ vẫn còn nguyên vẹn. Cám là lớp vỏ ngoài của hạt gạo. Mầm là phôi của gạo, khả năng nảy mầm thành một cây mới. Nội nhũ là nguồn cung cấp thức ăn tinh bột của mầm.
Vì gạo lứt giữ được tất cả các thành phần ban đầu nên cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn so với gạo trắng. Theo cơ sở dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một chén gạo lứt hạt dài đã nấu chín chứa 248 calo, 5,5 gam protein, 52 gam carbohydrate, 3 gam chất xơ và gần 2 gam chất béo. Gạo lứt rất giàu vitamin và khoáng chất như mangan, collagen, magiê, selen, đồng, phốt pho và một số vitamin B, các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
![]() |
Gạo lứt có chứa nhiều chất xơ và một số loại hợp chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. |
Lợi ích tuyệt vời của gạo lứt
Gạo lứt rất tốt cho sức khỏe tim mạch: Gạo lứt có chứa nhiều chất xơ và một số loại hợp chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Chất xơ sẽ giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, bệnh về đường hô hấp.
Hợp chất lignans trong gạo lứt cũng mang đến tác dụng giảm huyết áp, giảm cholesterol và đồng thời giảm xơ vữa động mạch. Từ đó có thể ngăn chặn hiệu quả nguy cơ gây bệnh tim mạch.
Hơn nữa, loại gạo này cũng có chứa nhiều magie, rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ suy tim.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Sử dụng gạo lứt cũng là một thói quen giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì loại gạo này có lợi ích kiểm soát tốt lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên bệnh nhân tiểu đường nên chú ý nhiều đến chế độ ăn của mình để đảm bảo một bữa ăn cân bằng dưỡng chất. Tốt nhất hãy kết hợp gạo lứt với những thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất khác như các loại rau củ quả, chất béo lành mạnh, đồng thời hạn chế những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và thực phẩm chế biến sẵn.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Nếu bạn hỏi “gạo lứt có tốt không” và muốn bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn kiêng nhằm thực hiện mục tiêu giảm cân thì câu trả lời là “có”. Thay vì ăn gạo trắng mỗi ngày, bạn có thể bổ sung ăn gạo lứt để giảm cân hiệu quả hơn.
Trong gạo lứt có chứa nhiều chất xơ, trung bình khoảng 158 gram gạo lứt thì có chứa 3,5 gram chất xơ. Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn, đồng thời giảm cơn thèm ăn vặt và hạn chế nạp thêm calo cho cơ thể. Vì thế, nếu có ý định giảm cân, bạn có thể thêm loại thực phẩm này trong chế độ ăn.
Tăng cường sức khỏe xương: Trong gạo lứt có chứa nhiều magie - rất tốt cho xương, giúp xương luôn chắc khỏe. Hơn nữa, khi ăn gạo lứt thì quá trình hoạt hóa vitamin D trong cơ thể cũng diễn ra thuận lợi hơn và từ đó giúp hấp thụ canxi tốt hơn, ngăn ngừa những bệnh về xương khớp.
Không chứa gluten: Đây là một loại protein có thể tìm thấy trong lúa mạch, lúa mì. Thời gian gần đây, nhiều người đã thực hiện chế độ ăn không chứa gluten, vì chất này có thể gây ra những vấn đề như sau:
+ Một số trường hợp không dung nạp được gluten và khi tiêu thụ chất này có thể gây ra một số phản ứng dị ứng, gây đầy hơi, đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy,…
+ Hơn nữa, gluten cũng không tốt cho những người mắc bệnh tự miễn.
Theo các bác sĩ, chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu. Gạo lứt tuy là một thực phẩm tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này. Sai lầm khi ăn gạo lứt của nhiều người chính là quan điểm ai cũng có thể sử dụng gạo lứt. Những đối tượng không nên sử dụng gạo lứt bao gồm: người già, trẻ em, người thể trạng yếu, gầy gò, người đang hồi phục sau khi ốm, hay phụ nữ sau sinh,… do nhóm đối tượng này có thể trạng không tốt, đồng thời hệ tiêu hóa cũng không ổn định nên rất khó để hấp thu hết chất dinh dưỡng từ gạo lứt. |
Tin mới cập nhật

Một số điều cơ bản cần biết khi xảy ra động đất

Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa

Lào Cai: Cảnh báo xảy ra băng giá và sương muối

Những lưu ý khi đi đường trơn trượt mưa tuyết đóng băng

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Cỏ lau nở trắng trời ở Đà Nẵng, giới trẻ thích thú đến chụp ảnh

‘Bác sĩ’ của động vật quý hiếm ở Vườn quốc gia Vũ Quang

Cảnh báo ngập sâu nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội trong ngày 22/9

Siêu bão Yagi đổ bộ: Người dân cần làm gì để đảm bảo an toàn?

Quận Hoàng Mai (Hà Nội): Xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạm môi trường
Tin khác

Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ, khói cuồn cuộn giữa khu dân cư

Đêm nay (28/7) Việt Nam đón mưa sao băng Delta Aquarids cực đại

Hà Nội: Hình ảnh mây đen vẫn vũ trên bầu trời trước cơn dông như phim viễn tưởng

Hà Nội vẫn “khát” bãi đỗ xe ô tô: Chuyên gia nói gì?

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 1/6/2024: Hà Nội giảm nhiệt, chiều tối mưa rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 31/5/2024: Hà Nội nắng nóng, chiều tối mưa rải rác

Ngắm diện mạo Cung thiếu nhi hơn 1.300 tỷ tại Hà Nội

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 30/5/2024: Hà Nội tăng nhiệt, trời nắng nóng

Cảnh sát đồng loạt xử lý các bến tập kết vật liệu xây dựng không phép trên tuyến sông Hồng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 29/5/2024: Hà Nội tăng nhiệt, nắng nóng cục bộ
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
