Ăn gạo lứt có giảm cân không?
Gạo lứt rang nấu nước uống có tác dụng gì? Có nên sử dụng gạo lứt thay hoàn toàn gạo trắng? Ăn gạo lứt: Điều gì nên và không nên? |
Gạo lứt được đánh giá là một trong thực phẩm được lựa chọn hàng đầu cho một chế độ ăn uống khoa học. So với loại gạo trắng truyền thống, gạo lứt do ít được xử lý và chỉ phá bỏ lớp vỏ cứng phía ngoài nên vẫn còn giữ lại mầm và lớp cám chứa nhiều dinh dưỡng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng gạo lứt để thay thế ngũ cốc được tinh chế bằng gạo trong chế độ ăn giúp kiểm soát cân nặng và chủ động giảm cân hiệu quả hơn.
Ngoài ra, gạo lứt có công dụng giảm cân bởi khi cơ thể hấp thu nhiều chất xơ sẽ mang đến cảm giác no lâu hơn, dẫn đến việc tiêu thụ calo giảm đi.
Đối với phụ nữ, việc dùng gạo lứt thay cho chế độ ăn hằng ngày giúp vùng mỡ bụng giảm kích thước. Mỗi ngày chỉ cần 150gr gạo lứt và thực hiện liên tiếp trong vòng 6 tuần sẽ giúp vòng eo và cơ thể giảm cân đáng kể.
![]() |
Gạo lứt được đánh giá là một trong thực phẩm được lựa chọn hàng đầu cho một chế độ ăn uống khoa học. Ảnh minh họa |
Gạo lứt giúp giảm cân và đầy đủ chất dinh dưỡng
So với gạo trắng thì gạo lứt có tác dụng giảm cân rất tốt, đồng thời đây cũng là loại thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Một cốc gạo lứt bao gồm các chất dinh dưỡng như: Carbs, chất xơ, chất béo, thiamin, magie, selen, sắt, kẽm, đạm,...
Gạo lứt không chỉ giúp bạn kiểm soát cân nặng mà còn bảo đảm cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, như: khoáng chất, vitamin. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn có chất chống oxy hóa, các hợp chất thực vật mạnh như flavonoid và phenol. Giúp giảm viêm cơ, bảo vệ cơ thể khỏi oxy hóa, căng thẳng và phòng ngừa bệnh tim, ung thư, bệnh mãn tính.
Trên thực tế, việc giảm cân bằng gạo lứt vẫn đảm bảo cơ thể được bổ sung đủ dinh dưỡng thiết yếu như: kali, canxi, riboflavin (B2), folate. Bên cạnh đó, trong gạo lứt có chứa hàm lượng cao mangan, mang đến nhiều công dụng hữu ích cho cơ thể. Chẳng hạn như giúp vết thương nhanh lành, điều hòa đường huyết, chuyển hóa co cơ, kích thích xương phát triển, hỗ trợ công năng của hệ thần kinh.
Cách chế biến gạo lứt giảm cân
Gạo lứt dễ sử dụng, dễ kiếm và cực kỳ dễ bảo quản. Loại thực phẩm này có thể kết hợp dễ dàng với các món ăn khác, dùng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày để hỗ trợ giảm cân nặng và bảo đảm năng lượng cũng như dưỡng chất cần thiết.
Bạn có thể chế biến gạo lứt các loại thực phẩm sau đây nếu muốn sử dụng gạo lứt giảm cân:
- Sử dụng gạo lứt nấu cháo để thay cho bột yến mạch để ăn sáng.
- Đối với món mặn vào buổi sáng, hãy kết hợp gạo lứt với trứng, bơ, salad
- Có thể chế biến gạo lứt, rau, ngũ cốc và các món ăn chứa protein để dùng vào bữa trưa.
- Ngoài ra, có thể ăn trưa bằng gạo lứt với bánh mì, đậu và thịt.
Để thường xuyên ăn gạo lứt giảm cân, khi chế biến các món ăn, bạn nên thay thế bằng gạo lứt trong toàn bộ các món ăn phụ và chính:
- Thực hiện món xào với thức ăn làm từ gạo lứt.
- Thay mì ống trắng bằng gạo lứt để nấu món súp.
- Kết hợp gạo lứt, rau tươi cùng với dầu oliu để chế biến thành một món ăn phụ.
- Tăng chất xơ cho cơ thể bằng cách dùng gạo lứt để cuộn sushi.
- Dùng mì gạo lứt thay cho mì trắng.
Một số lưu ý khi sử dụng gạo lứt giảm cân
Mặc dù gạo lứt có tác dụng giảm cân rất hiệu quả, tuy nhiên để thực sự phát huy tác dụng này của gạo lứt và để đảm bảo an toàn khi sử dụng gạo cần lưu ý các thông tin sau:
- Chọn gạo sạch và chất lượng được sản xuất bởi các đơn vị cụ thể, rõ ràng, thể hiện đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, thành phần dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng trên nhãn mác, bao bì.
- Lưu ý về thời gian sử dụng gạo, chọn loại gạo dẻo có thể ăn được trong thời gian dài.
- Người bị bệnh thận không nên sử dụng gạo lứt vì hàm lượng phốt pho trong gạo tương đối cao.
- Với người bị đau dạ dày hoặc các vấn đề về tiêu hóa, nếu cơm gạo lứt khô và cứng có thể không tốt đối với dạ dày và sức khỏe.
- Cần xây dựng chế độ ăn đa dạng kết hợp bữa ăn gạo lứt với một lượng vừa phải cùng nhiều loại thực phẩm khác như rau củ quả để giảm cân hiệu quả, chú ý tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
Tóm lại, gạo lứt vô cùng tốt trong việc hỗ trợ giảm cân bởi dồi dào chất xơ, giúp người ăn thấy no lâu. Bên cạnh đó, gạo lứt giảm cân còn giúp kiểm soát hiệu quả đường huyết và phòng ngừa nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư và tim mạch.
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
